Các Dấu Hiệu Của Tội Lừa đảo Thông Qua Hình Thức Kinh Doanh đa Cấp
Có thể bạn quan tâm
Các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thể hiện như thế nào? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, khi hiện nay hình thức kinh doanh đa cấp xuất hiện rộng rãi, được gắn với mác là lừa đảo. Tuy nhiên, có phải mọi hình thức kinh doanh đa cấp đều là lừa đảo và cách tố cáo khi bị lừa đảo qua hình thức này? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Dấu hiệu của tội lừa đảo
Mục Lục
- 1 Kinh doanh đa cấp có phải là hình thức lừa đảo?
- 2 Nhận diện các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
- 2.1 Hình thức
- 2.2 Đặc điểm
- 3 Mức phạt của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
- 4 Cách xử lý khi bị lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
- 4.1 Thực hiện quyền tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- 4.2 Hồ sơ cần chuẩn bị
- 4.3 Nội dung đơn tố cáo
- 4.4 Nội dung đơn tố cáo, gồm các nội dung sau đây:
Kinh doanh đa cấp có phải là hình thức lừa đảo?
Khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, theo đó đây là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phương thức kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã làm biến tướng hình thức này để thực hiện hành vi lừa đảo của mình.
Nhận diện các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
Hình thức
Khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông thường, tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thực hiện thông qua “Mô hình kim tự tháp”, người ở trên đỉnh tháp sẽ nắm giữ tất cả số tiền của các thành viên mới đóng vào hệ thống sau khi chi trả các khoản phí thù lao cho nhánh dưới theo cam kết, phí vận hành mạng lưới.
Đặc điểm
Lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp thể hiện ở nhiều hành vi khác nhau, nhưng có chung vài đặc điểm sau đây:
- Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền
- Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống
- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn
- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: theo khoản 1 Điều 47 nghị định 40/2018/NĐ-CP người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
- Không có giấy phép bán hàng đa cấp
Có thể truy cập website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để kiểm tra.
Mức phạt của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
Mức phạt của hình thức kinh doanh đa cấp mang dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
>> Xem thêm: Các Khung Hình Phạt Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Hiện Nay
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Theo đó, mức phạt cao nhất của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp là 07 năm tù.
Mức phạt của tội lừa đảo
Cách xử lý khi bị lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
Thực hiện quyền tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 4, Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì có thể gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố cáo về hành vi lừa đảo này.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để tố cáo hành vi lừa đảo hình thức kinh doanh đa cấp, cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Đơn trình báo công an;
- Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
>> Xem thêm: Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo, Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản
Tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nội dung đơn tố cáo
Nội dung đơn tố cáo, gồm các nội dung sau đây:
- Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
- Lý do viết đơn: trình bày, tố cáo về hành lừa đảo:
- Trình bày diễn biến vụ việc: hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thực hiện như thế nào, diễn biến ra sao, hậu quả gây ra là gì… nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết;
- Cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp này như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ…;
- Giải trình cụ thể về hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp của người bị tố cáo: thời gian (ngày, giờ…), hành vi,..;
- Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại;
- Đưa ra các yêu cầu cụ thể: mong muốn cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc…
- Lời cam đoan của người làm đơn;
- Chữ ký xác thực của người làm đơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ nhanh nhất.
Từ khóa » Các Công Ty Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp
-
“Điểm Mặt” Những Thủ đoạn Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp - Công An
-
Cảnh Giác Với Chiêu Trò Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp - VTC News
-
Sau Gần 100 Năm Khai Sinh, Kinh Doanh đa Cấp Vẫn đi Liền định Kiến ...
-
Hiểm Họa Bán Hàng đa Cấp Lừa đảo - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Bán Hàng đa Cấp Là Gì? Các Hình Thức Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp?
-
Công Ty đa Cấp Là Gì? Phân Biệt Công Ty đa Cấp Thật Và Lừa đảo?
-
Các Chiêu Trò Lửa đảo Của Công Ty đa Cấp, Tuyên Truyền
-
Đa Cấp Là Gì ? Cách Nhận Biết Công Ty đa Cấp【Lừa Đảo】
-
Cảnh Báo Lừa đảo Bán Hàng đa Cấp Gia Tăng Sau Dịch Bệnh | VTV24
-
LỪA ĐẢO KINH DOANH ĐA CẤP: Bên Trong Buổi Hội Thảo Lừa Hàng ...
-
Bắt Giám đốc Công Ty Thiết Kế Kinh Doanh đa Cấp Lừa đảo
-
Nhận Diện Các Thủ đoạn Bán Hàng đa Cấp Biến Tướng
-
SERIES 'LỪA ĐẢO KINH DOANH ĐA CẤP' | An Toàn Sống | ANTV
-
Hãy Cảnh Giác Với Bán Hàng đa Cấp Lừa đảo