Các Dấu Hiệu Máy Tính Window Bị Nhiễm Virus Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết những người sử dụng máy tính hiện nay chắc hẳn đã được nghe nhiều về khái niệm virus nhưng không phải ai cũng biết hết những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Xem ngay các sản phẩm phần mềm đang giảm giá SỐC
Câu hỏi được đặt ra là “liệu máy tính của bạn có thật sự an toàn hay không?”. Sau đây là một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết máy tính Window của bạn có đang nhiễm Virus hay không.
1. Các Pop-up quảng cáo (adware) và điều hướng của trình duyệt
Có thể không ít lần khi bạn vào một link nào đó trên trình duyệt thì bỗng dưng xuất hiện một vài hoặc hàng loạt các bảng quảng cáo như thế này. Đây là những pop-up của trình duyệt thường dùng để đăng quảng cáo. Tuy vậy, không phải các quảng cáo nào cũng có khả năng lây nhiễm những phần mềm độc hại nhưng vẫn tồn tại đâu đó những đường dẫn “dụ dỗ” bạn đến những trang web xấu và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm Virus khá cao.
2. Malware, Trojan đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân
Lẫn trốn đâu đó trong chiếc máy tính của bạn có thể là một con Trojan tưởng chừng như vô hại nhưng có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Ví dụ: bạn vào một trang web thanh toán bằng thẻ ngân hàng, khi đó Trojan đang “nằm vùng” hoạt động và điều hướng trang web của bạn đến một trang web “giả danh” tương tự, nếu bạn nhập vào thông tin tài khoản và thông tin cá nhân tại đó thì thiệt hại của bạn sẽ là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của kẻ tấn công mà Malware sẽ thực thi công việc như: đánh cắp những dữ liệu quan trọng, hình ảnh, mật khẩu v.v…
3. Những bài viết lạ, những tin nhắn tự động trên các mạng xã hội
Hiện nay rất nhiều người sử dụng mạng xã hội nên đây là một môi trường khá tốt để phát tán Virus. Khi bị nhiễm loại Virus này nó sẽ tự động post status hoặc gửi tin nhắn cho những người bạn bằng danh tín của chính người bị nhiễm. Nếu vô tình click vào những link này thì bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo. Ngoài ra, chúng có thể tự động gửi những email spam cho bạn bè của bạn mà bạn không hề hay biết.
4. Bất ngờ đưa ra những cảnh báo đáng sợ và yêu cầu bạn trả tiền
Bỗng dưng bạn nhận được thông báo giả danh rằng “máy tính của bạn đã bị khóa” và yêu cầu bạn trả phí để mở khóa. Đây là một chiêu trò khá táo bạo của hacker buộc bạn phải chi tiền, nhưng cho dù bạn chi tiền cho chúng thì chưa chắc máy tính của bạn có thể hoạt động lại được bình thường.
5. Xuất hiện những thông báo bất thường
Khi vô tình xuất hiện những thông báo hệ thống bất thường thì bạn có thể nghi ngờ máy tính của mình đã nhiễm Virus. Những loại Virus này có thể ngăn chặn bạn như không cho phép vào Task Manager hay Registry và nhờ vậy bạn sẽ không tìm thấy chúng để xóa chúng đi. Nhưng bạn có thể vào Safe Mode của Window để loại bỏ chúng một cách dễ dàng.
6. Các file tự động sinh ra khi kết nối USB
Nếu thường xuyên phải sử dụng USB thì hẳn các bạn đã từng gặp phải những loại Virus như: Recycle, Shortcut v.v… Chúng luôn phá hoại dữ liệu và gây ra không ít phiền phức cho bạn bằng cách như: Ẩn dữ liệu của bạn, tạo ra các Shortcut trống rỗng khiến bạn không thể copy và không biết lấy lại dữ liệu bằng cách nào.
7. Các dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu thường gặp trên còn có những dấu hiệu khác như:
- Máy hoạt động chậm một cách bất thường, tốc độ truy xuất, mở các tập tin chậm một cách đột ngột.
- Xuất hiện các file ẩn có đuôi mở rộng .exe ví dụ như: music.exe, virus.exe v.v…
Cách khắc phục
Virus và các phần mềm độc hại mang lại không ít phiền toái và khó khăn cho người sử dụng. Nếu phát hiện được dấu hiệu của chúng thì ta cần tìm những cách khắc phục tốt nhất để bảo vệ dữ liệu cũng như tài sản của mình.
a. Sử dụng các phần mềm diệt Virus
Hiện nay có rất nhiều phần mềm antivirus có khả năng phát hiện và tiêu diệt các malware. Do đó, bạn nên lựa chọn, cài đặt cho mình một phần mềm antivirus và cập nhật thường xuyên để có thể tự bảo vệ máy tính khỏi những xâm nhập bất hợp pháp gây thiệt hại nghiêm trọng.
b. Không truy cập hay click vào những link “khả nghi”
Không nên click vào những đường dẫn hay những pop-up quảng cáo không đáng tin cậy cũng như không nên truy cập vào những trang web có khả năng lây nhiễm malware cao. Tuy đây là cách khá cơ bản nhưng cũng được xem là một cách hiệu quả để bạn bảo vệ chính mình.
c. Sử dụng chế độ Safe Mode của Window
Safe mode là chế độ an toàn của Window. Tại đây bạn có thể tìm và diệt tận gốc một số Malware độc hại một cách nhanh chóng.
d. Sao lưu dữ liệu và Window
Để bảo vệ những dữ liệu quan trọng bạn có thể sao lưu dữ liệu vào các bộ nhớ lưu trữ khác như đĩa ROM, ổ cứng di động v.v… Ngày nay có rất nhiều bộ nhớ lưu trữ trực tuyến như: Google Drive, Dropbox v.v… có thể giúp bạn bảo vệ dữ liệu một cách khá tốt. Đồng thời, để bảo vệ chính hệ điều hành Window của mình bạn nên tạo bản Ghost cho Window, khi gặp những vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết được thì bạn có thể backup lại mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành.
Từ khóa » Virus Máy Tính Xuất Hiện Khi Nào
-
Virus (máy Tính) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Virus Máy Tính Là Gì? Xuất Hiện Vào Thời Gian Nào Câu Hỏi 66605
-
Virus Máy Tính, Một Lịch Sử 20 Năm - Báo Tuổi Trẻ
-
Virus Máy Tính Là Gì? Cách Chống, Các Loại Virus, Phương Thức Tấn Công
-
Virus Máy Tính Là Gì? Cách Bảo Vệ Máy Tính Tránh Khỏi Virus Xâm Nhập
-
Virus Máy Tính Xuất Hiện Vào Năm Nào - Học Tốt
-
Virus Máy Tính Xuất Hiện Năm Nào Thế Kỳ Bao Nhiêu - Thả Rông
-
Các Loại Virus Máy Tính Nào Thường Gặp Phải Hiện Nay? Và Tác Hại ...
-
Cách Nhận Biết Máy Tính Bị Lây Nhiễm Virus Với 10 Dấu Hiệu đặc Trưng
-
Virus Máy Tính Là Gì? Lây Lan Như Thế Nào? Cách Phòng Chống?
-
Lịch Sử Virus Máy Tính - Tin Tức Nổi Bật - Bkav Corporation
-
Virus Máy Tính Là Gì? Top 6 Loại Virus Máy Tính Nguy Hiểm Nhất ...
-
Virus Máy Tính Là Gì? Cách Phòng Chống Virus Máy Tính Hiệu Quả
-
Virus Máy Tính: 20 Năm Nhìn Lại