Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Bị Tiêu Chảy - Thầy Thuốc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết đứa trẻ nào cũng từng bị mắc tiêu chảy ít nhất một lần. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng nhận biết bé bị tiêu chảy sớm để kịp thời điều trị. Nếu để bé bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy kéo dài mới xử lý có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Nội dung bài viết
- Triệu chứng cho thấy bé bị tiêu chảy
- Biểu hiện trên đường tiêu hóa
- Tiêu chảy
- Nôn
- Biếng ăn
- Chướng bụng
- Đau bụng đi ngoài
- Biểu hiện khi mất nước
- Toàn trạng
- Khát nước
- Mắt trũng, khô
- Miệng, lưỡi khô
- Nếp véo da
- Chân tay lạnh, tím
- Sụt cân
- Các biểu hiện khác
- Sốt
- Suy dinh dưỡng
- Biểu hiện trên đường tiêu hóa
- Biểu hiện tiêu chảy cụ thể ở trẻ giúp xác định nguyên nhân
- Tiêu chảy do Rota virus
- Tiêu chảy do trực khuẩn lỵ
Triệu chứng cho thấy bé bị tiêu chảy
Biểu hiện trên đường tiêu hóa
Tiêu chảy
Trẻ đột ngột đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, trung bình 10-15 lần. Đối với trẻ nhỏ có thể đi ngoài ra nước vàng tới 20 lần trong ngày. Tính chất phân lỏng toàn nước, lầy nhầy, có mùi chua, có bọt hoặc có máu.
Lượng phân mỗi lần trẻ đi ngoài có thể nhiều hay ít. Một số trẻ “ị đùn” ra quần do phân chảy ra một cách khó kiểm soát, trẻ không kịp gọi cha mẹ.
Nôn
Nôn ở bé bị tiêu chảy (Ảnh internet)Đi kèm với tiêu chảy, một số trẻ có thể kèm nôn hoặc buồn nôn. Hay gặp trong tiêu chảy do virus Rota, nôn là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nôn nhiều lần trong ngày làm trẻ mệt mỏi, ăn kém và mất nước.
Biếng ăn
Tình trạng biếng ăn có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước. Đảm bảo dinh dưỡng trong và sau tiêu chảy là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục cơ thể.
Chướng bụng
Một số trẻ than phiền về việc bụng ậm ạch, đầy hơi, khó chịu. Hoặc cha mẹ quan sát thấy bụng trẻ có vẻ chướng lên. Đây cũng là một dấu hiệu ở bé bị rối loạn tiêu hóa.
Đau bụng đi ngoài
Bé bị đau bụng đi ngoài (Ảnh internet)Trước khi buồn đi ngoài, trẻ có thể thấy đau quặn bụng rồi đi ngoài phân lỏng. Thông thường đau bụng tiêu chảy do trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu không hợp vệ sinh. Sau khi ăn thức ăn này một vài giờ, trẻ hay gặp phản ứng đau bụng đi ngoài.
Biểu hiện khi mất nước
Mất nước là một dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể gặp nguy hiểm do không bù đủ lượng nước mất đi khi đi ngoài nhiều lần. Tốt nhất khi thấy bé bị tiêu chảy, cha mẹ cần cho trẻ uống thêm nước hoặc các dung dịch bù nước để tránh tình trạng này. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước của trẻ để xử trí kịp thời.
Toàn trạng
Trẻ tỉnh táo bình thường khi không có mất nước. Ngược lại, trẻ thường vật vã, kích thích, quấy khóc khi có biểu hiện mất nước. Nếu mất nước mức độ nặng, trẻ mệt lả, li bì, thậm chí hôn mê do sốc giảm khối lượng tuần hoàn.
Khát nước
Cha mẹ cho trẻ uống nước bằng cốc hoặc thìa và quan sát trẻ. Nếu thấy trẻ uống nhưng không thích lắm, hoặc từ chối uống nước là trẻ chưa có biểu hiện mất nước.
Khát nước là biểu hiện trẻ có mất nước (Ảnh internet)Các trẻ uống nước một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc để uống. Hoặc khi mẹ bỏ cốc thìa ra thì trẻ khóc lóc đòi uống lại. Đó là những trẻ đang khát nước do có tình trạng mất nước mức độ vừa.
Để tránh mất nước, cha mẹ cần bổ sung nước bằng cách bù nước cho trẻ, cho trẻ uống Oresol.
Nguy hiểm hơn nếu trẻ không uống được, hay uống kém vì li bì hôn mê. Nếu gặp phải trường hợp này cần đưa trẻ tới viện ngay để xử trí. Vì trẻ đang gặp nguy kịch do mất nước nặng gây ra.
Mắt trũng, khô
Khi cha mẹ thấy mắt trẻ trũng hơn bình thường, mắt có vẻ khô và khi khóc to trẻ không có nước mắt. Đó là các biểu hiện mất nước ở trẻ do tiêu chảy gây nên.
Miệng, lưỡi khô
Một cách đơn giản cha mẹ cho ngón tay sạch vào miệng trẻ, khi rút ngón tay ra thấy khô là trẻ đang mất nước.
Nếp véo da
Cha mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và cái véo da thành nếp ở vùng bụng và đùi trẻ. Bình thường khi thả tay ra nếp véo da biến mất ngay. Ở những trẻ có mất nước, nếp véo da sẽ tồn tại lâu, thậm chí trên 2 giây.
Chân tay lạnh, tím
Bàn chân, bàn tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng. Khi trẻ mất nước nặng và bị sốc, bàn tay bàn chân trẻ lạnh, móng tay màu tím, da nổi vân tím. Dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đang ở trong tình huống nguy hiểm tới tính mạng.
Sụt cân
Tiêu chảy làm bé bị sụt cân. Tùy mức độ sụt cân nhiều hay ít mà biết bé bị tiêu chảy mất nước mức độ nào và cần bù dịch sao cho hợp lý.
Các biểu hiện khác
Sốt
Sốt tiêu chảy thường là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn (Ảnh internet)Không phải trẻ nào cũng bị sốt tiêu chảy. Sốt thường chỉ ra một tình trạng có nhiễm trùng ở trẻ. Hay gặp trong các nguyên nhân tiêu chảy như do trực khuẩn lỵ gây nên.
Đôi khi, mất nước quá nặng cũng gây ra sốt cao ở trẻ.
Suy dinh dưỡng
Những trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ bị mắc tiêu chảy cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường không bị suy dinh dưỡng.
Cha mẹ cần phải bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cả trong quá trình trẻ bị bệnh và sau khi hồi phục.
Biểu hiện tiêu chảy cụ thể ở trẻ giúp xác định nguyên nhân
Tiêu chảy do Rota virus
Rota virus là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu ở trẻ nhỏ (Ảnh internet)Rota virus là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Các biểu hiện nhiễm Rota virus bao gồm:
- Nôn: Thường đây là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị nhiễm Rota virus. Trẻ nôn nhiều vào những ngày đầu và giảm bớt sau khi bắt đầu đi tiêu chảy.
- Tiêu chảy: Xuất hiện sau khi nôn khoảng 6h-12h, đi ngoài phân lỏng toàn nước, hoặc “vàng hoa cà hoa cải” nhưng không có máu.
- Sốt: Thường kéo dài từ 1-3 ngày, có thể sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao kèm theo co giật.
- Một số trẻ có thể có đau bụng kèm theo.
Cho trẻ tiêm phòng vắc-xin Rota virus là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.
Tiêu chảy do trực khuẩn lỵ
Trực khuẩn lỵ gây tiêu chảy ở trẻ (Ảnh internet)Khi mắc lỵ trực khuẩn thường diễn biến cấp tính. Thời kỳ ủ bệnh ngắn từ 1 đến 7 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, không có triệu chứng báo trước với 2 hội chứng sau:
- Hội chứng lỵ: Bao gồm 3 triệu chứng đó là trẻ đau bụng quặn, mót rặn và phân có nhầy máu.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Trẻ sốt cao 39-40 độ C, có thể co giật. Thể trạng suy sụp nhanh chóng, mệt mỏi hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn.
Nếu xác định được tác nhân gây tiêu chảy là lỵ trực khuẩn, trẻ cần được uống kháng sinh để trị bệnh.
Khi phát hiện bé bị tiêu chảy, quan trọng cha mẹ cần lưu ý bù đủ nước cho trẻ để phòng tránh biến chứng mất nước. Tùy từng tác nhân gây bệnh tiêu chảy mà có phương pháp điều trị tiêu chảy thích hợp.
BS Huyền Hương
Từ khóa » Phân Biệt Trẻ Bị đi Tướt Và Tiêu Chảy
-
Trẻ Tiêu Chảy Do Mọc Răng – Khi Nào Cần Can Thiệp? - Tràng Phục Linh
-
Trẻ đi Tướt, Mọc Răng – Có Nên Lo Lắng?
-
Cách Phân Biệt Trẻ Mọc Răng Bị Sốt Và đi Ngoài
-
Tình Trạng Trẻ Sốt đi Tướt Mọc Răng, Cha Mẹ Có Nên Lo Lắng?
-
Trẻ Tiêu Chảy Do Mọc Răng Nguy Hiểm Không? Trị đúng Cách, Bé Mau ...
-
Ở Trẻ Bị Sốt Do Mọc Răng, Trẻ Thường đi Ngoài Nhiều Lần - Facebook
-
Dấu Hiệu Trẻ đi Tướt Mọc Răng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Các Mẹ Giúp E Phân Biệt đi Tướt Và Tiêu Chảy - Webtretho
-
Đề Phòng Tiêu Chảy Cấp Do Rotavirus
-
Phân Biệt Trẻ đi Tướt Do Mọc Răng & Trẻ Bị Tiêu Chảy Khác Nhau Như ...
-
Trẻ Bị Sốt Và Tiêu Chảy Khi Mọc Răng, Mẹ Cần Làm Gì?
-
Tiêu Chảy ở Trẻ Em - Bố Mẹ Cần đặc Biệt Lưu ý 3 điều Sau
-
Nguyên Nhân Gây Sốt đi Ngoài ở Trẻ Nhỏ Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Xử Lý Khi Trẻ Mọc Răng đi Tướt - Nhà Thuốc Long Châu