Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trĩ ở Trẻ Em Và Cách điều Trị Phù Hợp
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng thành. Vậy, bạn có thắc mắc vì sao căn bệnh này lại có thể xuất hiện ở trẻ em và làm thế nào để nhận biết cũng như khắc phục nó?
Bệnh trĩ ở trẻ em và cách nhận biết
Nhận biết sớm sẽ giúp cho cha mẹ giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm từ bệnh trĩ.
1. Bệnh trĩ ở trẻ là gì?
Trĩ là một bệnh lý được hình thành do sự phình dãn quá mức các đám nối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Điều này dẫn đến việc các tĩnh mạch ở hậu môn hoạt động kém hơn, máu không thể lưu thông một cách bình thường được, ứ động và khiến tĩnh mạch bị phình ra. Trĩ được phân thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Cả ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, cơ chế hình thành trĩ không có sự khác biệt. Bệnh nhân bị trĩ sẽ không chỉ phải chịu cảm giác đau đớn mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cũng như chất lượng cuộc sống.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bệnh trĩ, tuy không phải là tất cả nhưng đó là các nguyên nhân phổ biến đã được thống kê bởi giới chuyên môn:
Ngồi lâu: Trẻ phải ngồi trên bề mặt cứng trong thời gian dài. Cụ thể, nếu thời gian ngồi yên của trẻ thường xuyên kéo dài hơn 15 phút thì nguy cơ bị ứ đọng máu ở vùng xương chậu gây trĩ sẽ cao hơn nhiều so với trẻ hay vận động.
Ngồi bô lâu: Không chỉ ngồi trên vật cứng, nếu bạn để bé ngồi bô quá 10 phút thì bé sẽ phải nín thở, áp lực vùng bụng tăng cao, kéo theo việc trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
Cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo, đồng thời xương cùng và trực tràng vẫn còn nằm trên cùng đường thẳng. Đặc điểm cấu tạo này khiến trẻ rất dễ bị bệnh trĩ.
Đại tiện (không đúng cách): Mỗi lần đi đại tiện, bé dùng khá nhiều sức để rặn. Hành động rặn kéo dài sẽ khiến cho hậu môn của bé phải chịu một áp lực nhất định. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra trĩ ở trẻ em.
Ăn uống: Chế độ ăn uống của bé không được tuân thủ theo các quy tắc về sức khỏe. Bé không được ăn đủ chất, uống ít nước và ăn ít trái cây, chất xơ dẫn đến táo bón lâu ngày. Táo bón là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh trĩ sau này.
Quấy khóc: Nhiều trẻ rất hay quấy khóc, chúng ta vẫn thường nghĩ điều này không gây hại gì cho trẻ. Nhưng sự thật là trong một số trường hợp đặc biệt, những cơn giận dữ thường xuyên sẽ khiến cho bé bị căng thẳng và máu dồn lên vùng xương chậu, lâu dần dẫn đến hình thành búi trĩ.
Di truyền: Trẻ có ba hoặc mẹ đang hoặc có tiền sử bị bệnh trĩ sẽ có khả năng bị trĩ cao hơn so với các trẻ khác. Đây gọi là tình trạng trĩ bẩm sinh, biểu hiện bằng những nốt sùi thò ra khi bé khóc hoặc đại tiện dễ nhìn thấy trong tuần đầu tiên.
Bệnh lý khác: Một số bệnh lý sẽ khiến cho con bạn bị trĩ, thường gặp nhất là bệnh ruột kết và viêm đại tràng.
3. Dấu hiệu nhận biết trĩ ở trẻ em
Cũng như tất cả các bệnh về đường tiêu hóa khác, bệnh trĩ ở trẻ em cần được nhận biết sớm để quá trình điều trị được rút gọn hơn, cụ thể như sau:
- Trẻ sẽ biểu hiện bệnh giai đoạn khởi phát qua những đốm máu rơi lại mỗi khi đi đại tiện xong. Máu tươi rơi ra là do các mạch máu ở khu vực hậu môn bị vỡ ra. Bạn không được xem thường dấu hiệu này, vì rất có khả năng trẻ không chỉ bị trĩ mà còn bị một số bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm khác.
- Thường xuyên có cảm giác ngứa hậu môn, rát hậu môn, đặc biệt là sau khi đại tiện xong. Bé sẽ bị ngứa rát nhiều hơn khi bệnh chuyển biến nặng.
- Sự hiện diện của búi trĩ khiến cho hậu môn luôn phải tiết ra một chất nhầy để ổn định lại, điều này làm cho khu vực đó của trẻ luôn phải chịu một cảm giác ẩm ướt rất khó chịu.
- Bé sẽ cảm thấy rất đau khi đại tiện, mỗi lần đi là mỗi lần trẻ quấy khóc và thậm chí trẻ sợ đi đại tiện.
- Đối với trĩ ngoại, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn rất rõ. Đây cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất.
Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ đến vừa và biếng ăn khi bị trĩ.
Cách điều trị phù hợp đối với bệnh trĩ ở trẻ em
Khả năng chịu đau của trẻ em vốn không tốt như người lớn, chính vì vậy mà việc bị trĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ. Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ em cần được tiến hành đúng và càng sớm càng tốt.
1. Chẩn đoán bệnh trĩ ở trẻ em
Sau khi đã nhận biết trẻ bị bệnh trĩ bằng các dấu hiệu nhận biết, các bác sĩ sẽ có một số kỹ thuật để có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh, bao gồm:
- Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát hậu môn, trực tràng và tìm kiếm các mạch máu đã bị sưng lên. Qua các bước kiểm tra, tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cũng được xác định.
- Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): Kỹ thuật này sẽ được thực hiện khi bác sĩ đưa ngón tay đeo găng bôi trơn vào trực tràng, sau đó kiểm tra những bất thường.
- Nội soi đại tràng sigma: Đây là một kỹ thuật chẩn đoán rất phổ biến, có thể nhanh chóng xác định được vị trí búi trĩ cũng như tình trạng của bệnh bằng cách đưa ống nội soi có gắn đầu thu chiếu vào hậu môn của trẻ.
Sau khi đã xác định được vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành điều trị cho trẻ.
2. Cách điều trị khi trẻ bị trĩ
Điều trị bệnh trĩ cho trẻ em nhất định phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian vì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Đến gặp bác sĩ
Việc khắc phục bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành dựa trên các tiêu chí như: tuổi của trẻ, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh, điều kiện của gia đình, khả năng chịu đau của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ bằng cách cho trẻ uống thuốc đúng liều và tái khám đúng giờ.
Trong một số trường hợp nặng thì bé sẽ phải phẫu thuật trĩ, lúc này sẽ có một số kỹ thuật giúp loại bỏ búi trĩ (nội và ngoại) như sau đây:
- Thắt búi trĩ: Bác sĩ sẽ dùng một dây cao su chuyên dụng để đặt xung quanh búi trĩ, nhằm mục đích cắt đứt lưu thông máu đến búi trĩ. Theo thời gian (ngắn), các búi trĩ sẽ co dần lại và khô đi.
- Điều trị xơ cứng: Đây là một giải pháp hóa học, dùng kim tiêm xung quanh mạch máu để thu nhỏ búi trĩ hết mức có thể.
- Đông máu điện hoặc laser, hồng ngoại: Kỹ thuật này sử dụng các thiết bị đặc biệt để đốt cháy mô trĩ một cách nhanh chóng. Phương pháp này hiện đang trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
- Phẫu thuật cắt trĩ: Một ca phẫu thuật nhỏ giúp loại bỏ vĩnh viễn búi trĩ ra khỏi cơ thể bé rất nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau và cần có thời gian hồi phục khá lâu.
Chăm sóc tại nhà
Trường hợp trĩ không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho thuốc và yêu cầu bạn phải thực hiện các bước chăm sóc bé tại nhà cẩn thận. Cụ thể, phụ huynh làm theo những lưu ý sau đây:
- Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống tốt cho hệ tiêu hóa, bằng cách tăng hàm lượng chất xơ hòa tan, rau củ, trái cây. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.
- Hình thành cho trẻ thói quen đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, để trẻ không phải dùng sức nhiều và không bị táo bón.
- Giữ vệ sinh hậu môn của bệnh nhi thật cẩn thận, rửa bằng nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ. Hoặc ba mẹ có thể xông hậu môn của con bằng lá kinh giới để cải thiện tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị trĩ.
- Nếu thấy trẻ vẫn bị táo bón, bạn hãy dùng tay xoa bóp bụng giúp trẻ được nhuận tràng. Cụ thể, bạn đặt trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng cổ tay áp sát vào cơ bụng, xoa đẩy nhẹ nhàng. Lưu ý không dùng lực quá mạnh, mỗi lần xoa chỉ xoa 10 phút.
Nhiều trẻ bị sa trực tràng nhưng lại có những biểu hiện khá giống bệnh trĩ. Vì vậy, bạn cần đưa bé đến gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đối với từng loại bệnh khác nhau.
3. Ngăn ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em được hình thành phần lớn do trẻ bị táo bón lâu ngày. Chính vì vậy, cách ngăn ngừa trĩ cũng là ngừa táo bón xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó với những biện pháp sau đây:
- Tập cho trẻ thói quen đại tiện mỗi ngày, tốt hơn nữa là đi vào một khung giờ nhất định trong ngày. Trẻ có phản xạ sau vài tuần và ngăn được tình trạng táo bón.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho tiêu hóa như chuối, cam…và bổ sung lợi khuẩn.
- Một ít nước ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì nó giúp cho ruột của bé được sạch sẽ hơn. Trong ngày, hãy cho bé uống từ 8-10 ly nước, ngay cả khi bé không khát.
- Khuyến khích bé hoạt động thể thao ngoài trời, hoặc đơn giản là đi bộ mỗi ngày thay vì để bé ngồi trong nhà suốt cả ngày. Ít vận động cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ở trẻ em và cả người lớn.
Như vậy, bệnh trĩ ở trẻ em nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu bạn có những thắc mắc liên quan về bệnh khác, vui lòng liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa
- 10 loại thuốc trị táo bón cho trẻ tốt nhất, dễ sử dụng
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bệnh Trĩ ở Trẻ Em
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Coi Chừng Trẻ Em Cũng Có Thể Mắc Bệnh Trĩ | Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trĩ ở Trẻ Em | Sở Y Tế Nam Định
-
2. Hình ảnh Bệnh Trĩ ở Trẻ Em - Foros - Tema
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em: Bố Mẹ Không Nên Chủ Quan
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em: Những Thông Tin Bố Mẹ Cần Biết - Hello Bacsi
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Trẻ Em Cũng Có Thể Mắc Bệnh Trĩ - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ... - VHEA Việt Nam
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Bệnh Cho Bé
-
Bệnh Trĩ ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị - Eva
-
Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị