Các Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Có Thể Bị ốm
Có thể bạn quan tâm
Các dấu hiệu nhận biết chó có thể bị ốm I. Cún cưng bị ốm? Không phải con cún nào cũng la thét, giãy giụa lúc bị đau, ốm. Nguyên nhân có thể là do thương tích, tai nạn, bệnh ung thư và nhiều lí do khác như stress, môi trường sống, cách chăm sóc, ăn uống… Vì không nói được như người nên phần lớn các bé thường tự chịu đựng/giấu bệnh, cho tới lúc bệnh biến chứng và trở nặng.
Các dấu hiệu nhận biết chó có thể bị ốm
- Cún cưng bị ốm?
- Không phải con cún nào cũng la thét, giãy giụa lúc bị đau, ốm.
- Nguyên nhân có thể là do thương tích, tai nạn, bệnh ung thư và nhiều lí do khác như stress, môi trường sống, cách chăm sóc, ăn uống… Vì không nói được như người nên phần lớn các bé thường tự chịu đựng/giấu bệnh, cho tới lúc bệnh biến chứng và trở nặng.
- Biểu hiện cảm giác của cún rất quan trọng trong việc xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị đúng nhất. Vì vậy, để chăm sóc chúng đúng cách, bạn phải yêu thương và quan tâm đến chúng như với một đứa trẻ chưa biết nói.
- Dưới đây là một số các dấu hiệu bất thường của cún cưng mà bạn nên theo dõi để có cách xử lý kịp thời.
- Dấu hiệu nhận biết cún cưng có thể bị ốm
- Dấu hiệu chủ dễ dàng theo dõi và quan sát
- Nếu những âm thanh thường ngày bỗng làm cún của bạn khó chịu, gắt gỏng, đó cũng là dấu hiệu cún bị bệnh/bị đau.
- Cún phản ứng mạnh với việc bị tiếp cận/ tiếp xúc? Nó cũng đồng nghĩa với việc cún đang cố gắng che dấu vết thương chứ không đơn thuần là cáu gắt, bực bội.
- Tư thế và mức độ cẩn thận khi cún cưng nằm: Nếu cún khỏe mạnh bình thường, chúng sẽ không quan tâm nhiều về tư thế của bản thân.
- Còn những chú cún đã già, ốm hay bị bệnh về khớp (ví dụ viêm khớp) sẽ rất cẩn trọng và nhẹ nhàng trượt hai chân trước xuống.
- Ngoài ra, giấu chân (co chân vào sát người..) cũng có thể là bằng chứng của cơn đau. Đau đớn hay bệnh tật đều khiến chúng uể oải khi thay đổi tư thế.
- Xem cách cún phản ứng khi được vuốt ve: Đau ốm thì thường ít quan tâm, tỏ thái độ khó chịu với việc vuốt ve. Đột nhiên quá quan tâm tới việc được vỗ về… Hãy nhớ so mức năng động của bé mỗi ngày để biết nhé.
- Cún sẽ khó chịu nếu bị chạm vào vết thương/ chỗ bị đau. Để chắc ăn, thử chạm và xem xét nhiều vị trí khác nhau trên người cún. Nếu cún nhắm nghiền mắt là biểu hiện bé đang bị đau đấy.
- Nhìn xa xăm: như lúc bị đụng vào vết thương trên người bạn thì bạn sẽ cố nhìn ra xa để tránh cảm giác bị đau hơn.. hoặc nhìn hoài vào một vị trí nào đó trên người.
- Một số dấu hiệu nhận biết khác:
- Thay đổi trong hoạt động thường ngày:
- Đi khập khễnh, run rẩy.
- Liếm/gãi/cắn hoài một khu vực nhất định trên cơ thể.
- Chạy theo vòng tròn ngay cả sau khi đi vệ sinh.
- Thở hổn hển không rõ lí do
- Uể oải, ít vận động hơn so với bình thường/ngủ nhiều hơn.
- Thay đổi thói quen ăn uống/chán ăn.
- Tỏ ra bảo vệ/ giữ gìn một bộ phân nào đó trên cơ thể.
- Nằm nghiêng nhiều về một phía.
- Thay đổi trong cử chỉ, thái độ:
- Cáu gắt, rên rỉ, gào thét, bồn chồn (đứng lên hoặc ngồi xuống nhiều lần).
- Cắn người/ đồng loại/ tự cắn bản thân, tỏ vẻ thù địch một cách bất thường.
- Thay đổi vẻ ngoài:
- Lông bớt bóng mượt, xơ xác, nhem nhuốc, tai rũ xuống, có những vùng lông dựng đứng, rụng lông,…
- Dấu hiệu nhận biết cún cưng đang bị ốm cần được đưa đến phòng khám để chữa trị kịp thời:
- Khi chó bị sốt: Sốt là dấu hiệu bệnh chó thường gặp, nó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng, vì thế không thể xem nhẹ. Nhiệt độ cơ thể của chó thường cao hơn người, khoảng 38.5 độ, thú cưng mới sinh có nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút nữa.
- Khi cún bị cảm: Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, nhất là trong những ngày se lạnh hay mùa đông giá buốt, những chú chó cưng, đặc biệt là giống nhập khẩu không quen với thời tiết thất thường của Việt Nam rất dễ bị cảm. Đôi khi chỉ do chúng nằm ngủ ngoài sân hay hiên nhà hoặc nằm trong chuồng ẩm thấp, tắm nước lạnh cũng là những nguyên nhân chính khiến cún mắc bệnh. Biểu hiện là cơ thể cún run rẩy, niêm mạc miệng và da tái, nôn, tiêu chảy, bỏ ăn, thân nhiệt hạ.
- Khi chó bị run rẩy hoặc co giật: Nguyên nhân chó bị bệnh run rẩy là do vấn đề của hệ thống thần kinh, có khả năng là viêm não, chó bị sốt tạo thành, vì thế nếu chủ nhân phát hiện trạng thái bệnh là run rẩy, không cần chần chừ, nhanh chóng mang nó đến bệnh viện khám.
- Khi chó bị trầm cảm: Tinh thần chó ủ rũ, thích trốn ở những nơi tối tăm, đuôi không vẫy, không muốn hoặc thỉnh thoảng mới tiếp xúc với người.
- Khi chó chán ăn: Nếu thức ăn không có vấn đề gì, nhưng lượng thức ăn chó ăn giảm xuống rõ rệt, vậy chó có khả năng đã bị bệnh. Rất nhiều bệnh khiến hứng thú ăn uống của chó giảm xuống đến khi mất đi, giống như bệnh đường ruột và những bệnh truyền nhiễm mãn tính.
- Khi đường hô hấp chó khác thường: Nếu chó hô hấp rõ ràng nhanh hơn hoặc thở sâu, có thể chó đã mắc những bệnh về đường hô hấp, như viêm khí quản, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, các vấn đề về tim,…, không thể coi nhẹ.
- Khi chó bị táo bón: Nếu chó của bạn bị rối loạn quy luật hoặc đi vệ sinh không dễ, nhất định phải kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống của chúng, nếu không có thể dẫn đến những bệnh tật nghiêm trọng về đường tiêu hóa, nếu tạo thành cản trở đi đại tiện sẽ càng rắc rối hơn.
- Khi chó bị tiêu chảy: Tiêu chảy đơn giản có thể là do ăn uống quá nhiều khiến khó tiêu hóa, đối phó với tình huống này là không cho chúng ăn trong một ngày, nhưng nếu là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc những bệnh truyền nhiễm khác dẫn đến thì không còn đơn giản nữa, vì thế không thể coi nhẹ việc chó bị tiêu chảy.
- Khi chó bị nôn mửa: Chó ăn phải đồ lạ có thể sẽ nôn mửa, say xe cũng sẽ nôn mử, đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu nôn mửa nghiêm trọng hơn, không chỉ thức ăn, còn có dịch dạ dày hoặc nước, vậy có thể là do mắc bệnh viêm dạ dày hoặc viêm ruột, nếu nôn hết sạch, không đại tiện, vậy càng nguy hiểm hơn, phải nhanh chóng đưa chúng đến bệnh viện cứu chữa.
- Khi chó đi tiểu khác thường: Nếu chó không dễ đi tiểu, nhỏ giọt, hoặc có máu đỏ, ít nước tiểu, nhiều nước tiểu, không có nước tiểu đều là tình huống khác thường.
- Khi chó bị ngứa: Dị ứng hoặc bị bệnh về da, vấn đề phần tai, đều sẽ dẫn đến việc chó dùng chân gãi, triệu chứng ngứa, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán hóa nghiệm.
- Nếu cún cưng có bất cứ biểu hiện nào thì chủ nuôi nên đưa cún đi khám ngay để điều trị cho cún kịp thời nhé!
Tài liệu tham khảo:
http://www.songmoi.vn/nhung-dau-hieu-cho-biet-cun-cung-bi-om-53341.html
http://cunyeu.2018vn.com/nhung-dau-hieu-nhan-biet-cho-dang-bi-benh.html
http://www.thegioithunuoi.com/nhung-dau-hieu-nhan-biet-cun-cung-cua-ban-bi-om/
https://www.vietpet.vn/ads/dau-hieu-nhan-biet-cho-bi-om/
Từ khóa » Sờ Chó đúng Cách
-
Bí Quyết Mát Xa Cho Chó Cưng Khiến Chúng Sướng Như Lên Tận Mây ...
-
Cách để Mát Xa Cho Chó Cưng Của Bạn - WikiHow
-
Cách để Âu Yếm Chó (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Tuyển Tập Phương Pháp "vuốt Ve" Khiến Thú Cưng Sung Sướng Tít Mắt
-
9 Bước Huấn Luyện Cách Dạy Chó Nghe Lời Chủ Răm Rắp | Pet Mart
-
6 Lý Do Bạn Không Bao Giờ được Túm Gáy Chó Mèo | Pet Mart
-
Chó Thích được Vuốt Ve ở đâu? - Mi Dog Guide
-
8 Sai Lầm Khi Nuôi Chó, Mèo Rất Nhiều Người Mắc Phải
-
7 điều Cún Cưng Ghét Nhất Chủ Thường Không Hay Biết - PetCare
-
1001 Thắc Mắc: Tại Sao Chó Thích được Xoa Bụng? - Tiền Phong
-
Các Nguyên Nhân Tử Vong (chết Yểu) Của Chó Sơ Sinh
-
Cách Chăm Sóc Chó Mới Đẻ: 3 Điều Cơ Bản Nhưng Ít Người Nhớ
-
Các Căn Bệnh Từ Thú Cưng | Vinmec
-
Đo Nhiệt độ Cho Chó đúng Cách Như Thế Nào?
-
Tuyến Mồ Hôi Của Chó Là Gì? Tập Trung ở đâu Và Cách Lấy Tuyến Mồ Hôi
-
Cẩm Nang Cách Nuôi Chó Poodle Hiệu Quả, Mau Lớn Dành Cho Người ...
-
[PDF] Hướng Dẫn đánh Giá Dinh Dưỡng - WSAVA
-
KoKo Pet Vương Quốc Thú Cưng
-
Cách Xử Lý Khi Chó Bị đau Bụng đi Ngoài Ra Máu - Lifepet