Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chẩn đoán Bệnh Sán Chó
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tại sao lại bị bệnh sán chó?
- Dấu hiệu bị bệnh sán chó là gì?
- Các thể bệnh sán chó
- Điều trị và dự phòng bệnh sán chó
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo) nguyên nhân do người bị nhiễm phải ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Tuy nhiên đây là một bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Thậm chí là không có triệu chứng ở một số bệnh nhân. Vậy đâu là các dấu hiệu bị sán chó để chúng ta có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời?
Tại sao lại bị bệnh sán chó?
Nguyên nhân gây ra bệnh rất đơn giản là do con người nuốt phải trứng giun Toxocara (bao gồm Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) thông qua việc tiếp xúc với chó mèo nhiễm bệnh hoặc ăn phải thực phẩm bẩn có chứa trứng giun, thịt chó mèo nhiễm bệnh chưa được nấu chín.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở trẻ em do các thói quen tiếp xúc với chó mèo và nghịch đất cát,…
Dấu hiệu bị bệnh sán chó là gì?
Khi vào cơ thể người, trứng Toxocara nở ra trong ruột non. Sau đó ấu trùng có thể di chuyển trong máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Bao gồm gan, tim, phổi, não, cơ hoặc mắt.
Do các triệu chứng của bệnh sán chó là do ấu trùng di cư gây ra nên hầu như bệnh không có các triệu chứng đặc hiệu. Khi một bệnh nhân nhiễm bệnh có thể biểu hiện các dấu hiệu bị sán chó như:
- Ngứa, nổi mẩn
- Đau đầu, đau bụng, khó tiêu
- Đau nhức mỏi, tê bì
- Sốt, thở khò khè
- Có thể kèm theo một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, giảm thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.
Trong những trường hợp nhiễm mạn tính thì các triệu chứng có thể kéo dài rất lâu và có thể đưa đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các thể bệnh sán chó
Người bệnh sán chó có thể không có triệu chứng hoặc có những tổn thương cơ quan nghiêm trọng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Khi ấu trùng giun di chuyển trong máu đến các cơ quan sẽ gây ra tình trạng viêm. Từ đó gây ra các tổn thương cho các cơ quan chúng đi qua. Có hai thể bệnh chính của bệnh sán chó hay giun đũa chó mèo bao gồm: ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM) và ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM). Thể bệnh khác nhau sẽ biểu hiện những dấu hiệu bị bệnh sán chó khác nhau.
Ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM)
VLM xảy ra phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người lớn. Ấu trùng thường nhất khu trú trong gan với các biểu hiện là viêm gan, gan to hay tổn thương dạng nốt ở gan. Ấu trùng di chuyển ở phổi có thể gây khó thở, khò khè và ho khan kéo dài trên hầu hết bệnh nhân.
Ấu trùng cũng có thể di chuyển qua hệ tuần hoàn đến cơ, tim hoặc hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như:
- Tim: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc,…
- Hệ thần kinh trung ương: tổn thương choán chỗ, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, viêm TK ngoại biên,…
Đây là những biến chứng hiếm gặp tuy nhiên rất cần phải chú ý do vô cùng nguy hiểm cho người bệnh có thể đe dọa đến tính mạng gây tử vong.
Ấu trùng di chuyển ở mắt (OLM)
Ấu trùng di chuyển ở mắt thì thường gặp ở trẻ lớn và thanh thiếu niên mắc bệnh, các triệu chứng của OLM bao gồm:
- Giảm thị lực
- Viêm màng bồ đào (thường là viêm màng bồ đào giữa và sau)
- Viêm nội nhãn
- Viêm củng mạc
- Viêm nội nhãn mãn tính
Hậu quả nghiêm trọng nhất của ấu trùng di chuyển ở mắt là xâm lấn vào võng mạc gây bong võng mạc và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Các biểu hiện khác
Nhiễm Toxocara cũng có thể có các biểu hiện khác như:
- Nhiễm nhẹ có thể chỉ có hiện tượng tăng bạch cầu ái toan
- Nhiễm dưới da: ngứa da, mề đay mãn, nốt dưới da, chàm, viêm mô tế bào….
- ….
Điều trị và dự phòng bệnh sán chó
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh sán chó có triệu chứng từ trung bình đến nặng thì cần được điều trị với các thuốc điều trị đặc hiệu diệt ký sinh trùng như albendazole hay mebendazole, và có thể kèm theo các thuốc khác giúp điều trị triệu chứng như kháng Histamin, Corticosteroid,….
Tuy nhiên nếu mắc bệnh sán chó thì cũng không cần phải quá lo lắng. Do đây là một bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể tự khỏi nếu cắt đứt được nguồn lây bệnh. Các biện pháp giúp dự phòng mắc bệnh bao gồm :
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu
- Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội…
- Rau sống cần rửa sạch sẽ đúng quy trình trước khi ăn
- Đối với trẻ em: không cho trẻ nghịch đất, mút tay.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo. Rửa tay bé sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
- Không thả rông chó mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo.
- Xử lý chất thải chó mèo đúng cách
- Rửa tay thật kỹ sau khi xử lý chất thải chó mèo
Bệnh sán chó là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Bệnh có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Chính vì vậy nếu các bạn quan sát thấy mình có các dấu hiệu bị sán chó và nghi ngờ mình mắc bệnh thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời do bệnh sán chó nếu phát hiện muộn sẽ rất nguy hiểm.
Từ khóa » Các Dấu Hiệu Bị Sán Chó
-
Các Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó | Vinmec
-
Sán Chó Là Gì Và Biểu Hiện Của Bệnh điển Hình Nhất?
-
Chỉ điểm Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Rất Dễ Nhận Diện | Medlatec
-
Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Là Gì? Top 10 Dấu Hiệu Sán ... - Hello Bacsi
-
Bệnh Nhiễm Sán Chó Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân ...
-
Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
-
Sán Chó Là Gì: Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Bệnh Sán Chó
-
Cách Triệu Chứng Gợi ý Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó ở Người
-
Bệnh Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Triệu Chứng Sán Chó: Dấu Hiệu Nào Thường Gặp Nhất
-
Bệnh Sán Chó Là Gì? Nguyên Nhân Nào Gây Nên Bệnh Sán Chó
-
Thông Tin Kĩ Thuật - DẤU HIỆU CHÓ BỊ SÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Bệnh Sán Chó Có Lây Không – Người Sang Người & Chó Sang Người?
-
Bệnh Sán Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Bệnh