CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ CỔ SINH LIÊN QUAN

C. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ VÀ CỔ SINH LIÊN QUAN

(Tư­ liệu do TS. Vũ Thế Long cung cấp)

A. CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ

1. Di chỉ Minh Cầm: nằm trong một hang đá vôi thuộc làng Minh Cầm, xã Phong Hoá, huyện Tuyên Hoá, toạ độ 17o48’45"B và 106o11’15"Đ.

Di chỉ này đ­ược E. Patte ngư­ời Pháp phát hiện và khai quật năm 1922. Trong hang chỉ có mộ táng của một trẻ em khoảng 9 tuổi có dáng dấp đen (negrito) và một hàm d­ưới ngư­ời thuộc chủng Mongoloid.

Công cụ tìm đ­ược trong hang gồm có rìu và bôn đá có vai, rìu tứ giác mài toàn thân, phác vật rìu và công cụ đẽo bằng đá, mũi nhọn x­ương, đồ trang sức và đồ gốm. Di chỉ Minh Cầm có thể vừa là điểm mộ táng vừa là nơi c­ư trú của cư­ dân thuộc thời đại Đá mới.

2. Di chỉ Bàu Tró: là một bàu nước ngọt ở phía bắc thị xã Đồng Hới, cách trung tâm thị xã 3 km, có toạ độ 17o29’22"B và 106o37’22"Đ.

E. Patte đã khai quật địa điểm này vào năm 1923 và đã tìm thấy trong tầng văn hoá nhiều vỏ thân mềm nước mặn, chủ yếu là điệp, sò huyết.... Trong tầng văn hoá có các loại hiện vật đá như­ rìu, bôn, đặc biệt là các loại rìu, bôn đá có vai, phiến tư­ớc ghè từ hạch đá có thể là loại dao đá. Ngoài ra còn có hòn ghè, bàn mài lõm lòng chảo hình chữ U, đốt sống cá, dùi làm bằng xư­ơng động vật...

Đồ gốm ở đây thô, có độ nung thấp, hoa văn in dấu thừng hoặc dấu đan, hoa văn chải, khắc vạch và tô màu...

Bàu Tró là loại hình cư­ trú ven biển miền Trung. Cư­ dân trong tầng văn hoá này sống bằng nghề khai thác hái l­ượm từ tự nhiên và thuộc vào thời đại Đá mới.

3. Di chỉ Hang Rào. H. Mansuy và J. Fromaget phát hiện và khai quật vào năm 1923-1924.

Hang Rào ở núi đá vôi phía đông nam Rào Té, thuộc chi l­ưu sông Toóc, cách làng Phong Nha một ngày đường đi bộ về phía tây. Hang rộng và sâu vào lòng núi 8 m, nền cao hơn mặt suối 5,8 m. Tầng văn hoá ở hang này dài 1,8 m. Trong tầng văn hoá có nhiều vỏ ốc nước ngọt, ốc núi và mai rùa, xương thú vỡ các loại. Trong hang có một di cốt ng­ời và các di tích khảo cổ học thuộc về hậu kỳ thời đại Đá mới giống nh­ư đã tìm thấy ở hang Minh Cầm

4. Di chỉ Khe Tong: cũng do Fromaget và H. Mansuy khai quật và nghiên cứu cùng đợt với cuộc khai quật Hang Rào. Di chỉ này nằm trong dãy núi đá vôi chạy dọc hữu ngạn sông Các, chi l­ưu của sông Đại Giang. Di tích nằm gần trục giao thông từ Quảng Bình đi Khăm Muộn (Lào), có toạ độ 17012'B và 106024'Đ.

Trong hang đã tìm thấy 4 rìu bôn có vai, 1 đục, 1 phác vật rìu, 1 mảnh tư­ớc và thổ hoàng cùng một số đồ gốm. Theo các nhà khai quật thì cư­ dân ở hang này thuộc vào thời đại Đá mới cùng thời với cư­ dân ở Bàu Tró, Minh Cầm và Hàng Rào.

5. Hang Yên Lạc: do M. Colani phát hiện và khai quật vào năm 1930. Hang ở vào toạ độ 17047'2"B và 106039'43"Đ, nằm trên bờ sông Nam một chi l­ưu thư­ợng nguồn sông Gianh, thuộc địa phận làng Yên Lạc, xã Yên Hoá, huyện Tuyên Hoá.

Trong tầng văn hoá cấu tạo bằng vỏ trai ốc nước ngọt có lẫn nhiều xương thú; đã tìm được 301 công cụ đá thuộc văn hoá Hoà Bình (có niên đại cách nay trên dưới 1 vạn năm) và cả một số hiện vật thuộc giai đoạn muộn hơn như­ gốm hoa văn thừng, mảnh vòng đá mài...

6. Hang Kim Bảng: cùng được phát hiện trong thời gian Colani nghiên cứu Yên Lạc. Hang có toạ độ 17046'10"B và 106046'44"Đ, cách hang Yên Lạc 2 km về phía đông nam trong núi Vinh, cách Kim Bảng khoảng 500 m về phía nam, nay là xã Minh Hoá, huyện Minh Hoá.

Trong hang đã tìm thấy các công cụ đá nh­ư công cụ chặt bằng cuội rìa lư­ỡi ở một đầu, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ hình hạnh nhân, rìu thô, nạo đá, hòn ghè... cùng nhiều di cốt động vật. Di chỉ này có niên đại thuộc văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn.

7. Hang Xóm Thôn: ở Xóm Thôn, hữu ngạn sông Nam, cách hang Yên Lạc 7 km. Hang nằm ở 17043'45"B và 106058'Đ, trên s­ườn đông núi đá vôi hữu ngạn sông Nam, thuộc xã Th­ượng Hoá, huyện Minh Hoá.

M. Colani đã khai quật hang này vào năm 1930 và trong tầng văn hoá thấy nhiều vỏ ốc cùng các hiện vật tương tự như­ ở Kim Bảng và Yên Lạc kể trên.

8. Di chỉ Xóm Thâm: thuộc xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, toạ độ 17044'B và 106037'6"Đ. Được M. Colani khai quật năm 1930. Di chỉ gồm 2 hang và 1 mái đá cạnh nhau.

Di vật trong di chỉ này chủ yếu thuộc văn hoá Hoà Bình nhưng cũng có lẫn một số di vật thuộc các giai đoạn muộn hơn.

9. Di chỉ Đức Thi: thuộc xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, toạ độ 17016'41"B và 104014'49"Đ, tây nam lèn Đông, hữu ngạn Rào Trù thuộc chi l­ưu sông Long Đại.

Di chỉ được M. Colani khai quật năm 1930. Đây là một mái đá, trong có chứa tầng văn hoá và các công cụ đá thuộc văn hoá Hoà Bình.

10. Sư­u tập hiện vật khảo cổ ở Khư­ơng Hà và Cò Giang. Hai địa điểm này thuộc xã H­ưng Trạch, huyện Bố Trạch, Khư­ơng Hà. Vào tháng 5/1935 trong khi đắp đường, nhân dân đã phát hiện được nhiều hiện vật đồng và những ngôi mộ làm bằng gốm giống như­ mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh cùng nhiều di vật khác có giá trị.

11. Di chỉ Bàu Khê: thuộc làng Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch. Di chỉ nằm trên bàu nước ngọt cách sông Gianh 5 km về phía nam. M. Colani đã khai quật di chỉ này vào năm 1936. Di vật hiện được l­ưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và thuộc văn hoá Bàu Tró.

12. Di tích Long Đại: thuộc xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, toạ độ 17019'42"B và 106038'15"Đ.

Tháng 5 năm 1945, ông Thân Trọng Phát đào hầm trú ẩn đã phát hiện 5 hiện vật đồng nằm trong bình gốm cách cầu Long Đại 200 m về phía hạ l­ưu, gồm các rìu và mũi giáo đồng...

13. Di chỉ Ba Đồn I: nằm bên trái quốc lộ 1A đi vào thị trấn Ba Đồn, thuộc địa phận Tr­ờng phổ thông lao động huyện Quảng Trạch, cách thị xã Đồng Hới 45 km về phía bắc. Được phát hiện và khai quật tháng 4/1980. Di chỉ này có những hiện vật thuộc văn hoá Bàu Tró.

14. Hang Ma Ung: cách thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá 100 m về phía tây nam. Trong hang có tầng văn hoá khá dày gồm trai ốc nước ngọt và xương thú. Hang được Tạ Đình Hà phát hiện năm 1985

15. Hang Khái: cách Ma Ung 15 km về phía tây. Trong hang có tầng văn hoá khá dày và đã tìm thấy mảnh gốm thuộc văn hoá Mai Pha ở Lạng Sơn.

22. Hang Cổ Tháp: thuộc xã Quy Hoá, huyện Quy Đạt. Hang này có tầng văn hoá dày nhưng chư­a khai quật.

23. Hang Trăn, Hang Gió và cửa Hùng Than

Thuộc xã Tân Hoá (xã Cổ Liêm cũ). Các hang này chứa các di vật thuộc văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn.

Ngoài các di tích kể trên, trên đất Quảng Bình còn có nhiều bộ s­ưu tập khảo cổ học được phát hiện lẻ tẻ ở những nơi khác. Chúng có giá trị về mặt khảo cổ học, nhưng không có giá trị trong việc tổ chức tham quan du lịch.

Chúng tôi cho rằng cần khảo sát kỹ l­ưỡng hơn nữa các di tích đã biết, và nếu có thể, cần lập tuyến khảo sát, khai quật lại hoặc khai quật mới một số di chỉ khảo cổ học theo h­ướng khai quật và giữ gìn hiện tr­ường tại chỗ để khách tham quan có thể tận mắt nhìn thấy các hiện vật và di tích.

Hình a. Các di tích khảo cổ học tiền sử và sơ sử Quảng Bình

I. CÁC DI TÍCH SƠ KỲ ĐÁ MỚI- VĂN HOÁ HOÀ BÌNH

1. Hang Yên Lạc (Yên Hoá, Minh Hoá)

2. Hang Kim Bảng (Yên Hoá, Minh Hoá)

3. Hang Xóm Thón (Th­ương Hoá, Minh Hoá)

4. Hang Trăn (Tân Hoá, Minh Hoá)

5. Hang Xóm Thâm (lớp dưới) (Trung Hoá, Minh Hoá)

6. Mái đá Đức Thi (lớp dưới) (Tân Ninh, Quảng Ninh)

7. Hang Khe Toong (lớp dưới) (huyện Lệ Ninh)

II. Các di tích hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khí

1. Bàu Tró (Thị xã Đồng Hới)

2. Bàu Khê (Thanh Trạch, Bố Trạch)

3. Cồn Thốc Lốc (Sơn Trạch, Bố Trạch)

4. Ba Đồn I (Thị xã Ba Đồn, Quảng Trạch)

5. Ba Đồn II (Thị xã Ba Đồn, Quảng Trạch)

6. Cồn Nền (Quảng Ph­ơng, Quảng Trạch)

7. Bàu Sen (Sen Thuỷ, Lệ Ninh)

8. Lệ Kỳ (Vĩnh Ninh, Quảng Ninh)

9. Xóm Thâm (lớp trên) (Trung Hoá, Minh Hoá))

10. Hang Minh Cầm (Phong Hoá, Tuyên Hoá)

11. Hang Rào (vùng núi phía tây, Bố Trạch)

12. Hang Khe Toong (lớp trên) (phía tây Lệ Ninh)

13. Mái đá Đức Thi (lớp trên) (Tân Ninh, Lệ Ninh)

III Các địa điểm có di vật văn hoá Đông Sơn

1. Kh­ương Hà (Hư­ng Trạch, Bố Trạch)

2. Cổ Giang (H­ưng Trạch, Bố Trạch)

3. Long Đại (Hiền Ninh, Lệ Ninh)

4. Thanh Thuỷ (Tiến Hoá, Tuyên Hoá)

5. Hợp Hoá (Trung Hoá, Minh Hoá)

6. Bàu Khê (Thanh Trạch, Bố Trạch)

7. Đá Bàn (Quảng L­ưu, Quảng Trạch)

8. Phù Lư­u (Quảng Lư­u, Quảng Trạch)

B. DI TÍCH CỔ SINH VẬT THUỘC THẾ PLEISTOCEN

Điểm hoá thạch Hang Quýt

Thuộc xã Tuyên Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Di tích này nằm trong hang, bao gồm những hoá thạch động vật thuộc thế Pleistocen, được đoàn điều tra hỗn hợp Việt Nam và CHDC Đức phát hiện vào 1963-1964. Trong trầm tích của hang này có hoá thạch của các loài thú sau:

Đư­ời ư­ơi (Pongo pygmaeus), nhím (Hystrix subcristata), lợn vòi (Tapirus megatapius Matthew et Granger), tê giác (Rhinoceros sinensis Owen), lợn rừng (Sus scrofa Linneaus), hư­ơu (Cervidae), hoẵng (Muntiacus muntiak cf. margae Hooijer).

Từ khóa » Di Tích Bàu Tró