Các địa điểm Du Lịch ở Đà Lạt (Cập Nhật 08/2022) - Cùng Phượt

🏠︎Lâm ĐồngĐà LạtCác địa điểm du lịch ở Đà Lạt Các địa điểm du lịch ở Đà Lạt (Cập nhật 12/2024) | Chơi gì ở Đà Lạt ✉︎ CPI - ⏱︎ Cập nhật lần cuối: 14 tháng 12 năm 2024

Cùng Phượt – Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Đến với Đà Lạt, du khách không chỉ bị mê hồn bởi những cảnh quan thiên nhiên, mà còn say sưa trong những huyền thoại tình yêu gắn liền với những cảnh quan ấy. Người dân Đà Lạt vẫn kể về những huyền thoại, như những thác nước vẫn ngày đêm chảy và không bao giờ cạn. Các địa điểm du lịch ở Đà Lạt dưới đây sẽ là một thông tin tham khảo để các bạn thuận tiện trong việc lên lịch trình cho chuyến đi của mình.

  • Check-in quán cà phê container view 360 độ giữa đồi chè Cầu Đất
  • Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt
  • Hoa Sơn Điền Trang, miền sơn cước như phim kiếm hiệp ở Đà Lạt
  • Bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng thông ở Đà Lạt
  • Phát hiện 3 homestay tuyệt đẹp ở Đà Lạt
  • Các homestay siêu đẹp ở Đà Lạt
  • Những vườn dâu tây nổi tiếng Đà Lạt

Mai Anh Đào, Đà Lạt (Ảnh – _.4499871)

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả _.4499871pminhtrung, Lê Thanh Sơn, Pham Van Huong, ThanhNguyenColory, hoquocbao, Phan Nguyen, vidongan, Kevin Pham, thien87us, vinhali, Marvin Nguyen, break_away,  bố su su, Triệu Vân, Brij Dogra, Trần Phan Thanh, Diem Pham, Nhox Trần, ti_bim, Cao Tin Thach, nghiatn1508, Huy Yo, Tuan Pham, Vu Linh, phambaongoc75, Đào Hữu Độ, zdongtay,  Khánh Vũ Bùi, Quan Minh Hớn, Trần Minh Hoài, Eric Viet Thang, namdao1971, Dzung Viet Le, Lư Quyền, iammy_nguyen, Hiên Ngô Hoàng Anh, NQA – OngBom, Tuấn Anh Đặng, ducnam, Bach Huong, Zing, Facebook Weasel Coffee, Tiến Đà Lạt, dpt1996, jump_photos và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Hệ thống các hồ đẹp ở Đà Lạt

Mục lục

  • 1 Hệ thống các hồ đẹp ở Đà Lạt
    • 1.1 Hồ Xuân Hương
    • 1.2 Hồ Than Thở
    • 1.3 Hồ Suối Vàng
    • 1.4 Hồ Tuyền Lâm
  • 2 Hệ thống các thác nước đẹp
    • 2.1 Thác Cam Ly
    • 2.2 Thác Hang Cọp
    • 2.3 Thác Prenn
    • 2.4 Thác Voi
    • 2.5 Thác Đambri
    • 2.6 Thác Pongour
    • 2.7 Thác Datanla
  • 3 Các nhà thờ đẹp ở Đà Lạt
    • 3.1 Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà)
    • 3.2 Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh)
    • 3.3 Nhà thờ Cam Ly
  • 4 Các ngôi chùa ở Đà Lạt
    • 4.1 Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt
    • 4.2 Thiền Viện Vạn Hạnh
    • 4.3 Chùa Linh Ẩn
    • 4.4 Chùa Tàu – Thiên Vương Cổ Sát
    • 4.5 Chùa Linh Phong
    • 4.6 Chùa Linh Quang
    • 4.7 Chùa Linh Sơn
    • 4.8 Chùa Linh Phước (Chùa Ve Chai)
    • 4.9 Chùa Linh Quy Pháp Ấn
    • 4.10 Chùa Quan Âm
  • 5 Chợ Đà Lạt và chợ Âm phủ
  • 6 Quảng trường Lâm Viên
  • 7 Dinh I, II và III
    • 7.1 Dinh I
    • 7.2 Dinh II
    • 7.3 Dinh III (Dinh Bảo Đại)
  • 8 Vườn hoa Đà Lạt
  • 9 Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
  • 10 Ga Đà Lạt
  • 11 Ga Trại Mát
  • 12 Núi Langbiang
    • 12.1 Đồi Thiên Phúc Đức
  • 13 Làng Cù Lần
  • 14 Ma rừng lữ quán
  • 15 Đồi chè Cầu Đất
  • 16 Thung lũng Tình Yêu
  • 17 Thung lũng Vàng
  • 18 Vườn dâu tây
  • 19 Biệt điện Trần Lệ Xuân
  • 20 Biệt thự Hằng Nga
  • 21 Đường hầm đất sét
  • 22 Bảo tàng Lâm Đồng
    • 22.1 XQ Đà Lạt sử quán
  • 23 Các làng hoa nổi tiếng ở Đà Lạt
    • 23.1 Làng hoa Thái Phiên
    • 23.2 Làng hoa Hà Đông
    • 23.3 Làng hoa Vạn Thành
  • 24 Vườn bí ngô khổng lồ
  • 25 Đồi cỏ hồng
  • 26 Cà phê chồn – Trại hầm Đà Lạt
  • 27 Hoa tam giác mạch Tà Nung
  • 28 Khu du lịch sinh thái Hoa Sơn Điền Trang
  • 29 Các địa điểm có hoa dã quỳ

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương (Ảnh – pminhtrung)

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới nước đáy hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để nghe trời giải nghĩa yêu (Hàn Mặc Tử)

Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt “Thuỷ Tạ” có khi còn hiểu là “Thuỷ toạ”, có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

Hồ Than Thở

Khu du lịch Hồ Than Thở (Ảnh – Lê Thanh Sơn)

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Đến thăm nơi đây, bạn sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.

Đà Lạt có thác Cam Ly Có hồ Than Thở người đi sao đành

Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo – Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch).

Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.

Hồ Suối Vàng

Hồ Suối Vàng (Ảnh – Pham Van Huong)

Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩng ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.

Hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm (Ảnh – ThanhNguyenColory)

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao. Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

Các khách sạn được đánh giá tốt nhất ở Đà Lạt

KHÁCH SẠN Dalat Eco Hotel Địa chỉ: C48-49 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: 0263 3826576 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

HOMESTAY Cam Ly Homestay Địa chỉ: 3/62 Đường Đào Duy Từ, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: 0365 338 143 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ Gia Pham Hostel Địa chỉ: G5B, Đường Mạc Đĩnh Chi, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: 0263 3707 778 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

RESORT Terracotta hotel & resort Dalat Địa chỉ: KDL hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: 0263 3883 838 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

NHÀ NGHỈ CozyNook Hostel Địa chỉ: 3/1 Đường Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Điện thoại: 0263 3500 442 Xem giá phòng ưu đãi từ: đặt phòng với agoda đặt phòng với booking

Hệ thống các thác nước đẹp

Đến cao nguyên Lâm Viên, thăm xứ lạnh Lâm Đồng – Đà Lạt ngoài hoa các bạn có thể còn thấy thác. Những ngọn thác hùng vĩ có, nên thơ có, đều gắn liền với nơi này tạo nên một nét đặc trung không thể thiếu. Nếu các bạn đang có ý định đi du lịch Đà Lạt hãy đừng bỏ qua những ngọn thác xinh đẹp và nổi tiếng nhất dưới đây

Thác Cam Ly

Thác Cam Ly (Ảnh – sky_wing_a11)

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

Dòng chảy thác Cam Ly cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ và cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát. Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù giống như Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở. Song đáng buồn là hiện nay thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thượng nguồn dồn về. Nhiều du khách tận mắt chứng kiến vô cùng tiếc nuối, mong rằng một ngày nào đó lại được nhìn ngắm thác Cam Ly hùng vĩ, tinh khiết như xưa.

Thác Hang Cọp

Thác Hang Cọp (Ảnh – hoquocbao)

Chú ý: Thác cao nguy hiểm, tháng 2/2017 một du khách nước ngoài và một hướng dẫn viên Việt Nam đã tử nạn tại đây khi tham gia tour leo thác mạo hiểm.

Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân…

Thác Prenn

Thác Prenn (Ảnh – Phan Nguyen)

Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời kỳ xa xăm vào khoảng thế kỷ 15 – 17, khi vùng núi đồi nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là “vùng xâm lăng”, còn các dân tộc bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

Từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường 20 lên Ðà Lạt phải qua đèo Prenn dài 10km. Đến chân đèo, đi khoảng 100m du khách sẽ được tận hưởng sự êm dịu và duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và đồi thông.

Đặc biệt với hệ thống cáp treo, các bạn có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên…

Thác Voi

Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng Tây Nam.

Thác Voi (Ảnh – vidongan)

Các già làng K’ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B’ling  xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K’ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.

Thác Đambri

Thác Đambri, Bảo Lộc (Ảnh – Kevin Pham)

Dambri theo tiếng K’Ho nghĩa là đợi chờ. Thác gắn với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu. Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ, thác nằm cách Tp Bảo Lộc khoảng gần 20km, cách Đà Lạt khoảng gần 100km.

Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ  thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi… gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác.

Thác Pongour

Thác Pongour (Ảnh – thien87us)

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách trung tâm huyện khoảng 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt tới 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt – Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km bạn sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.

Ngày xưa vùng đất Phú Hội – Tân Hội – Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K’ho – Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).

Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp… nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K’ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K’ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên – quê hương cũ, mặc dù nhiều người K’ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.

Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một “vương quốc thủy chung” cho người K’ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.

Thác Datanla

Thác Datanla (Ảnh – vinhali)

Cách trung tâm Đà Lạt 5km, nằm khoảng giữa đèo Prenn. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300m là tới một thung lũng nhỏ, các bạn  sẽ gặp thác Datanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ.

Được đưa vào khai thác từ năm 2000, thác Datanla với dòng nước trong veo chảy qua 7 tầng núi đá rồi dội xuống những phiến đá lớn, tung bọt trắng xóa. Đến đây, ngoài ngắm thác, các bạn còn có cơ hội tham gia các trò chơi mạo hiểm “độc” như trèo thác, vượt thác… Thác Datanla có những tảng đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên. Đi xa xuống phía dưới, có một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử Thần. Đây là một nơi khá nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn nếu không được các đơn vị chuyên nghiệp với những trang thiết bị bảo đảm an toàn tổ chức thám hiểm.

Các nhà thờ đẹp ở Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà)

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Ảnh – Marvin Nguyen)

Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, có thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, bạn có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Xem thêm: Nhà thờ con gà, nét Tây phương cổ kính của Đà Lạt

Nhà thờ Domaine de Marie (Mai Anh)

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ Mai Anh (Ảnh – break_away)

Bố cục kiến trúc nhà thờ vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn, thoát ra hẳn những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc tôn giáo tại châu Âu. Chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Mặt ngoài của nhà thờ được thiết kế theo hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn, một chi tiết thường xuất hiện trong các nhà thờ Pháp cuối thế kỷ 17.

Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn, vừa tạo điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo. Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Thêm vào đó, nhà thờ còn được xây dựng bằng chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác, hầu hết đều lấy từ Việt Nam. Từ khi hoàn thành đến nay nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường, sáng rực lên khi có ánh mặt trời chiếu vào, rất đặc trưng mà bạn không thể nào nhầm lẫn khi đến Đà Lạt.

Xem thêm: Nhà thờ độc đáo trên đồi mai anh đào Đà Lạt

Nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly (Cam ly là tên một ngọn thác ở Đà Lạt) hay nhà thờ Sơn Cước là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Nhà thờ phục vụ chủ yếu cho người dân tộc thiểu số. Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với người dân tộc thiểu số và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968.

Nhà thờ Cam Ly chủ yếu phục vụ cho người dân tộc thiểu số ở phía Tây Đà Lạt (Ảnh – bố su su)

Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hào giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của người dân tộc.

Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.

Các ngôi chùa ở Đà Lạt

Du khách thường biết đến thành phố Đà Lạt với những đồi thông thơ mộng, nhiều loại hoa lạ, hồ nước mà không biết rằng thành phố sương mù còn sở hữu nhiều ngôi chùa cổ kính tuyệt đẹp.

Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt (Ảnh – Triệu Vân)

Toạ lạc trên núi Phụng Hoàng cạnh khu vực Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt khoảng 4 km theo đường chim bay. Thiền viện có diện tích 24 ha do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi lập từ ngày 8/04/1993, hoàn thành vào ngày 8/02/1994. Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì mới xây cất cách đây một thập niên nên kiến trúc hài hoà giữa kim và cổ trông hài hoà và thanh thoát. Thiền Viện Trúc Lâm tuy không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như các chùa chiền khác, xong nơi đây ẩn chứa bao điều huyền nhiệm của thế giới tâm linh.

Thiền Viện Trúc Lâm được coi là thiền viện lớn nhất trong cả nước cả về không gian lẫn quy mô tụ tập. Trong chánh điện chỉ thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen. Ngay phía ngoài là toà tháp uy nghiêm bên trong treo một chiếc chuông lớn cao 1.98 m nặng 1.1 tấn trên có khắc bài thơ của Trúc Lâm Ðầu Ðà.

Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung…

Thiền Viện Vạn Hạnh

Thiền viện Vạn Hạnh là ngôi thiền viện tọa lạc tại địa chỉ: 39 Đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi thiền viện thu hút tăng ni khắp nơi, vừa là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Thiền viện Vạn Hạnh, Đà Lạt (Ảnh – Brij Dogra)

Đặc sắc nhất của thiền viện chính là bức tượng “Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu” ngoài trời. Bảo tượng cao 24 m, rộng 20 m, tay phải cầm cánh hoa sen, hình ảnh này đặc biệt trong Thiền Tông gọi là “niêm hoa vi tiếu”. Theo kinh điển ghi chép: Một lần tại hội Linh Thứu, Khi Đức Thế Tôn cầm một cánh sen đưa lên, cả hội chúng đều im lặng và ngơ ngác nhìn, duy chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức thế Tôn liền nói: “Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp”.

Cánh hoa sen năm xưa ở núi Linh Thứu cách đây trên hai ngàn năm trăm năm năm, lại một lần nữa được khắc họa thật sinh động tại Thành phố Đà Lạt trong khuôn viên Thiền viện Vạn Hạnh. Đây không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến chiêm bái hành hương mà còn được xem là một trong những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo.

Chùa Linh Ẩn

Nằm tại khu thắng cảnh Thác Voi thị trấn Nam Ban (Lâm Hà, Lâm Đồng). Hướng từ Đà Lạt theo trục đường Thác Cam Ly xuống Xã Tà Nung vào Thị Trấn Nam Ban. Chùa được thành lập năm 1993 do Thượng Tọa Thích Tâm Vị sáng lập năm 1993 với diện tích 4ha.

Chùa Linh Ẩn (Ảnh – Internet)

Chùa Linh Ẩn ngự trị bình yên giữa núi đồi, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở chùa luôn luôn mát mẻ, yên tĩnh.

Trước sân chùa là tượng đài Quan Âm lộ thiên dựng năm 1994, bậc cấp từ sân lên Chánh Điện có cặp Rồng đúc bằng xi măng nghệ thuật điêu luyện. Nơi khu rừng gần bên dòng thác có ngôi Tịnh Thất của ngài Khai sơn xây dựng năm 1993. Khuôn viên phía sau Chánh Điện còn có nhà thờ Tổ (Niệm Phật Đường cũ), tượng Phật Thích Ca lộ thiên làm năm 1994 và vườn Lâm Tỳ Ni. Phía sau chùa là ngọn đồi chạy dài như một bức liên thành, thông xanh phủ lưng đồi vi vu gió thổi. Sau nhà tổ khu làng Bồ Đề là nơi tu tập, tịnh dưỡng của các phật tử phát tâm tập sự.

Chùa Tàu – Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu, Thiên Vương Cổ Sát (Ảnh – Trần Phan Thanh)

Thiên Vương cổ sát (天王古剎) hay còn gọi là chùa Phật Trầm hay chùa Tàu là một ngôi chùa tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng Đông Bắc. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôn. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm tông (Trung Quốc).

Chùa mang đậm giá trị và phong cách kiến trúc chùa Hoa và hội quán. Hiện các tăng ni Phật tử trong chùa đều nói tiếng được tiếng Quảng Đông. Đây là điểm tham quan vô cùng hấp dẫn của Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Chùa mang một phong cách riêng bởi chùa nằm trong không gian vô cùng rộng rãi, thoáng mát, nằm trên một ngọn đồi cao, tách biệt với thành phố Đà Lạt ồn ào.

Chùa Linh Phong

Chùa Linh Phong, hay tên đầy đủ Chùa sư nữ Linh Phong, là ngôi chùa nằm trên một đồi cao ở số 72 C đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Lạt. Chùa Linh Phong vốn là một nơi thờ Phật được dựng năm 1940, khi đó chỉ lợp tranh, vách bằng ván. Từ năm 1946, nơi thờ tự này được chuyển giao cho sư bà Thích Nữ Từ Hương. Dần từng bước, sư bà Thích Nữ Từ Hương xây dựng nên ngôi chùa như ngày nay.[

Chùa Linh Quang

Chùa Linh Quang tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, thành phố Đà Lạt. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố này vì thế còn có tên gọi là Linh Quang tổ đình. Ngôi chùa do Hoà thượng Thích Nhân Thứ tạo lập vào năm 1931, sau đó được các hoà thượng trụ trì kế tiếp trùng tu, đặc biệt là vào năm 1958 và năm 1972 dưới thời Hòa thượng Thích Minh Cảnh trụ trì. Ngôi chùa đã được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm 1938.

Chùa có lối kiến trúc cổ, mái chồng cong, trên mái hình long (rồng), lân, quy, phụng được gắn bằng những mảnh sành đủ màu sắc. Tòa chính điện chùa Linh Quang dài 20 mét, gồm ba gian thông nhau. Tiền điện có 4 trụ đồng đắp rồng. Phía trên cửa chính vào nội điện có chữ “Chùa Linh Quang”. Chính điện thờ Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Hộ pháp. Phía sau chính điện là nhà Tổ thờ Bồ Đề Đạt ma. Trong khuôn viên chùa còn có ba bảo tháp và một tượng Quan Thế Âm thị hiện trên thân một con rồng dài bằng xi măng cốt thép được tạo tác rất mỹ thuật.

Chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa lớn của thành phố Đà Lạt. Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp, ở tại số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, và cách trung tâm thành phố khoảng 700 m về phía Tây Bắc.

Chùa Linh Sơn (Ảnh – break_away)

Chùa được Hội Phật học Trung Phần khởi công xây dựng vào năm 1938, và hoàn thành vào năm 1940. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục trên một khu vực rộng khoảng 4 hecta. Trong chùa, hiện có một pho tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen bằng đồng nặng 1250 kg, đúc năm 1952, và một đại hồng chung cũng bằng đồng, năng 700 kg, đúc năm 1958. Hiện nay, chùa Linh Sơn là nơi đặt văn phòng của Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng…

Chùa Linh Phước (Chùa Ve Chai)

Chùa Linh Phước hay còn có tên gọi là chùa Ve Chai (Ảnh – Diem Pham)

Chùa Linh Phước (靈福寺) tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, trên quốc lộ 20. Chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa (Hoa Long Viên) có con rồng dài 49 m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam. Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn

Linh Quy Pháp Ấn (Ảnh – Nhox Trần)

Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn (Pháp Ấn Sơn) tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng – được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh “cổng trời”, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.

Đến Linh Quy Pháp Ấn, vị trí ngắm Mặt trời mọc thuận lợi nhất là Quán chiếu đường. Đây cũng được mệnh danh là “Cổng trời” với vị trí trên núi cao, có thể nhìn bao quát toàn cảnh huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Buổi sáng sớm, khung cảnh nơi này đẹp như trong thần thoại với sương mây, đồi núi chập chùng ngút tầm mắt. Thời gian để ngắm bình minh đẹp nhất từ 5h30 đến 6h30 hằng ngày.

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 là mùa Mặt trời mọc đẹp nhất bởi ít bị ảnh hưởng của sương mù che phủ, nên rất thích hợp cho những bạn thích săn ảnh.

Xem thêm: Hướng dẫn đường đi tới Linh Quy Pháp Ấn

Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm, Tp Đà Lạt (Ảnh – ti_bim)

Tọa lạc tại Khe Sanh, phường 10, Tp Đà Lạt. Ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt có cây hoa chuông vàng đầu tiên ở bên cạnh Hồ Xuân Hương. Đến tham quan ngôi chùa khách có thể làm lễ cầu an, dâng hương cúng Phật, được thầy tặng chữ thư pháp.

Ngoài ra ở đây còn có “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau. Ngoài các giống hoa truyền thống như: Cẩm Tú cầu, Hồng, Hồng Ri, Xác Pháo, Mimosa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại Cúc, Hồng, Đồng Tiền, Đỗ Quyên, Trà Mi… Ở đây có một khu vườn địa Lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt.

Chợ Đà Lạt và chợ Âm phủ

Cổng chính chợ Đà Lạt (Ảnh – Cao Tin Thach)

Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là “con tim của thành phố Đà Lạt”. Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ còn là điểm thu hút khách tham khi đến thành phố Đà Lạt. Năm 2011, Chợ Đà Lạt mới được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2018-2019.

Chợ Âm Phủ là một trung tâm buôn bán của Đà Lạt, họp từ 7 – 8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3 – 4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sang hèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, người lao công quét đường vừa xong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường, đến những cô cậu sinh viên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vị đêm Đà Lạt.

Chú ý: Chỗ này các bạn chỉ đi chơi cho biết thôi, chứ cũng không có gì đặc sắc. Các món ăn cũng không phải là ngon, cũng không đặc sắc cho lắm

Quảng trường Lâm Viên

Quảng trường Lâm Viên (Ảnh – nghiatn1508)

Quảng trường Lâm Viên tọa lạc giữa “trái tim” của thành phố hoa, hướng ra hồ Xuân Hương với tổng diện tích lên đến 72.000 m². Không chỉ nổi bật với không gian rộng, thoáng mà Quảng trường Lâm Viên còn ấn tượng với công trình nghệ thuật khổng lồ với khối bông hoa dã quỳ và khối nụ hoa được thiết kế bằng kính màu lạ mắt.

Là một trong những địa điểm được giới trẻ “săn đón” nhiều nhất vào đầu năm 2024. Công trình Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt hút hồn bởi những kiến trúc cực chất, lạ để bạn thỏa sức thể hiện phong cách riêng chính mình.

Dinh I, II và III

Dinh I

Những bông cẩm tú cầu trước cửa Dinh I (Ảnh – Huy Yo)

Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery – thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.

Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo – người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh.

Dinh II

Dinh 2 (Ảnh – Tuan Pham)

Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.

Dinh III (Dinh Bảo Đại)

Dinh 3 hay còn gọi là dinh Bảo Đại (Ảnh – Vu Linh)

Đây là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.

Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn.

Vườn hoa Đà Lạt

Đà Lạt được mệnh danh là Thành phố ngàn hoa (Ảnh – phambaongoc75)

Công viên hoa Đà Lạt hay còn được gọi là vườn hoa Đà Lạt là một công viên hoa với hơn 300 loài hoa khác nhau được trồng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Vườn hoa Đà Lạt tọa lạc ở số 2 đường Trần Nhân Tông, thành phố Đà Lạt. Bên cạnh công viên hoa Đà Lạt là đồi cù thơ mộng cùng hồ Xuân Hương trầm tư, tĩnh lặng. Toàn bộ diện tích của vườn hoa thành phố Đà Lạt là 7000 mét vuông và được chia thành nhiều khu vực khác nhau bao gồm khu triễn lãm các loài hoa, khu ươm trồng, khu nhà kính, khu vườn tượng, khu giải trí…

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt có kiến trúc cong kỳ lạ (Ảnh – Đào Hữu Độ)

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ.

Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt (Ảnh – zdongtay)

Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.

Ga Trại Mát

Từ trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 30 phút chạy xe là đến Trại Mát – một khu ngoại ô vùng ven phố núi Đà Lạt. Đường đi không khó, bạn chỉ cần chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, đường Hùng Vương và ngắm nhìn những rặng thông, những ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp nằm khiêm nhường hai bên đường.

Đặc biệt Trại Mát cũng là điểm đến duy nhất trong tuyến xe lửa kiểu cổ ở Đà Lạt đang hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhà ga Trại Mát được thiết kế mô phỏng hình ảnh của đỉnh Lang Biang huyền thoại khiến nhiều du khách rất thích thú. Thỉnh thoảng loạt tiếng vang vọng của những chuyến xe lửa từ Đà Lạt cập ga Trại Mát khiến không gian như bừng tỉnh và phá vỡ giây phút bình yên vốn có.

Xem thêm : Trại Mát, điểm lý tưởng để săn mây ở Đà Lạt

Núi Langbiang

Cảnh nhìn từ núi Langbiang (Ảnh – Khánh Vũ Bùi)

Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.

Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất lạc dương, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch: như nhà hàng, quán ăn, hang lưu niệm. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí.

Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà ở của dân tộc nơi đây.

Tại đỉnh đồi Ra-đa, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh đồi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm…

Xem thêm: Hướng dẫn chinh phục Langbiang

Đồi Thiên Phúc Đức

Đồi Thiên Phúc Đức (Ảnh – Quan Minh Hớn)

Đồi Thiên Phúc Đức là một trong những địa điểm ngắm mây lý tưởng nhất thành phố. Nằm ở vị trí đối diện với Lang Biang nên từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng bức tranh hùng vĩ của địa danh nổi tiếng bậc nhất này khi du lịch Đà Lạt. Độc đáo nhất ở đây là hình ảnh cây thông cô đơn trên ngọn đồi, có dáng nghiêng về một phía như đang đợi chờ một ai, lẻ loi cô độc giữa cái se lạnh của Đà Lạt.

Làng Cù Lần

Làng Cù Lần (Ảnh – Trần Minh Hoài)

Đã có nhiều cách giải thích vì sao nơi đây có tên gọi là Làng Cù Lần. Cách nào cũng thú vị, tuy nhiên cách mà dân làng kể vẫn là cách được lưu truyền lâu đời và rộng rãi nhất. Ngày xưa rất xưa, có một chàng trai ở đồng bằng lên núi, vào rừng với ước mơ nhặt đá xây dựng một thiên đường giữa rừng để tặng cho người mình yêu.

Có lẽ với ước mơ ” nhặt đá vá trời ” và cách làm khác người một cách khờ dại ấy đã khiến người đời gọi chàng trai ấy là Thằng Cù Lần. Lời đồn về một Thằng Cù Lần nhặt đá xây thiên đường trên núi cao, ở giữa rừng sâu để tặng cho người mình yêu đã truyền đến tai người con gái mà Thằng Cù Lần đem lòng yêu quý. Cô gái bỏ phố lặn lội lên núi vào rừng. Choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng hoang dã cảm động trước tình yêu chân thành của Thằng Cù Lần. Cô gái ở lại giữa rừng sâu cùng Thằng Cù Lần. Họ đã mãi mãi không xây được thiên đường mơ ước. Nhưng họ đã xây dựng được một ngôi làng nhỏ bên bờ suối vắng giữa những đồi xanh, giữa rừng hoa dại. Từ đó người đời gọi tên Làng là Làng Cù Lần.

Ma rừng lữ quán

Ma Rừng Lữ Quán với cảnh quan tươi đẹp, nhiều các loại hoa sẽ là một địa điểm rất đáng đến khi du lịch Đà Lạt (Ảnh – Eric Viet Thang)

Nằm lẩn khuất sâu trong núi rừng Đạ Nghịt của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), Ma Rừng lữ quán là chốn dừng chân mang sắc màu huyền hoặc và thi vị cho những lữ khách yêu thiên nhiên trong hành trình khám phá núi rừng Tây Nguyên, một tiên cảnh giữa rừng sâu và một chốn bình yên giữa dòng đời hối hả.

Chủ nhân của lữ quán là ông Nguyễn Thanh Liêm, một người con của núi rừng Đà Lạt. Yêu thích du lịch khám phá nên thời trai trẻ ông đã nhiều lần băng rừng, vượt suối, leo đèo để tìm hiểu hầu hết các ngõ ngách của núi rừng Tây Nguyên. Bạn bè thân thiết đã gắn cho ông biệt danh “ma rừng” là vì thế. Khi về già, vì tình yêu núi rừng mà ông đã rời bỏ phố thị về đây dựng căn nhà gỗ, trồng hoa, làm vườn, cùng gia đình tận hưởng thiên nhiên hoang sơ và cũng nhằm canh gác, bảo vệ khu rừng.

Đến với Ma Rừng Lữ quán các bạn có thể dạo chơi ban ngày, đốt lửa trại và giao lưu vào buổi tối. Bạn cũng có thể nghỉ lại đây, bên những biệt thự nhỏ xinh nhiều màu được đặt rải rác khắp xung quanh.

Chú ý: Khu vực này cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20km, khoảng 3km cuối là đường đá nên cũng khá khó đi. Vào Ma Rừng Lữ Quán, sinh viên không mất chi phí vào cửa, còn lại các bạn có thể tùy tâm đóng góp thông qua thùng gỗ đặt ở ngoài cửa. Ở quán cũng không có sẵn đồ ăn chỉ có đồ uống, các bạn có thể mang một chút đồ ăn nhẹ đi kèm để sử dụng. Nếu muốn nghỉ qua đêm tại đây các bạn cần đặt trước dịch vụ với quán thông qua số điện thoại 0968583368 – 0633997292

Đồi chè Cầu Đất

Một góc đồi chè Cầu Đất, Đà Lạt (Ảnh – namdao1971)

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương – Tự Phước sau đó quẹo phải vào quốc lộ 20 đi Trại Mát. Đồi chè nằm ở phía Đông Nam thành phố, cách Đà Lạt 25 km, cùng đường đi đến ga Trại Mát, chùa Linh Phước nhưng xa hơn. Trên đường đi có đi ngang qua một số điểm du lịch, trong đó có lối rẽ vào thác Hang Cọp.

Khi vào đồi chè, bạn nên chạy xe chậm, đến khu vực nhà máy sản xuất, gửi xe để vòng ra tham quan đồi chè. Luôn có rất nhiều du khách trẻ tìm đến để tham quan, chụp ảnh lưu niệm nên các công nhân hái chè đều quen và đều vui vẻ cho phép chụp ảnh.

Ngoài tận hưởng không khí mát mẻ trong lành bên các luống chè, bạn cũng đừng quên ghé thăm quán cafe container view 360 độ cực kì bắt mắt, mới được xây dựng giữa đồi chè. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức những món bánh và cà phê nóng hổi, tươi ngon.

Thung lũng Tình Yêu

Thung lũng Tình Yêu (Ảnh – Dzung Viet Le)

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d’Amour. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ – Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ – đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng tình yêu.

Thung lũng Vàng

Ngày mới ở thung lũng Vàng (Ảnh – Lư Quyền)

Cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km theo hướng Tây Bắc, nằm e ấp bên hồ Đankia – Suối Vàng, khu du lịch sinh thái Thung Lũng Vàng với bạt ngàn thông xanh, hoa cỏ và đá bonsai mới được đưa vào khai thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

So với nhiều khu du lịch hiện có ở Đà Lạt, Thung Lũng Vàng không có dáng vẻ hoành tráng, nhưng tạo được dấu ấn trong lòng du khách khi ứng dụng nghệ thuật sắp đặt trong thiết kế và tận dụng những tiểu cảnh dựa trên cơ sở triết lý Đông phương khiến cho cảnh quan chung của cả khu vực trông tựa một bức tranh sơn thuỷ.

Vườn dâu tây

Vườn dâu tây là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt rất phổ biến (Ảnh – iammy_nguyen)

Dâu tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Giờ đây, đến với thành phố hoa, ngoài đến những điểm du lịch đã quá quen thuộc, bạn đừng bỏ qua chuyến tham quan tới các vườn dâu tây để trực tiếp tham quan, hái dâu và ăn dâu ngay tại vườn.

Dâu tây Đà Lạt thường bắt đầu vào mùa từ tháng mười một trở đi kéo dài đến cuối tháng tư  hàng năm, và thời điểm đầu tháng mười một trở đi thì do dâu mới đầu mùa nên thường giá cả vẫn còn khá cao do ảnh hưởng của mùa mưa nên sản lượng thu được cũng không nhiều như khi vào giữa mùa.Dâu Đà Lạt có rộ nhất vào tầm tháng một và tháng hai đến tháng ba dương lịch và đỉnh điểm của mùa dâu rộ vào ngay tết nguyên đán hàng năm

Chú ý: Thường khi đến Đà Lạt các bạn sẽ được rất nhiều “cò” chạy theo đưa card visit mời chào đi thăm vườn dâu. Các bạn tuyệt đối không nên tin và tốt nhất là cũng không nên cầm những card đó làm gì, những người này thường sẽ dẫn bạn đến những cửa hàng bán đồ đặc sản, yêu cầu mua đồ mới được dẫn đi xem vườn dâu, đây là một hình thức lừa đảo mà rất nhiều người không biết mắc lừa.

Xem thêm: Những vườn dâu tây nổi tiếng ở Đà Lạt

Biệt điện Trần Lệ Xuân

Biệt điện Trần Lệ Xuân (Ảnh – Hiên Ngô Hoàng Anh)

Biệt điện Trần Lệ Xuân là một quần thể gồm ba biệt thự nằm ở số 2 đường Yết Kiêu, thành phố Đà Lạt, Việt Nam. Vào thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, công trình này là nơi nghỉ của gia đình Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu. Sau khi Ngô Đình Nhu và anh trai là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Trần Lệ Xuân sống lưu vong, công trình này trở thành địa điểm du lịch. Sau đó, khu biệt thự được dùng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên và ngày nay trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn.

Biệt điện Trần Lệ Xuân gồm ba biệt thự:

  • Biệt thự Bạch Ngọc: nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và sĩ quan cao cấp thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa.
  • Biệt thự Hồng Ngọc: Trần Lệ Xuân xây dựng dự định dành cho cha của mình, ông Trần Văn Chương.
  • Biệt thự Lam Ngọc: nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Trần Lệ Xuân.

Toàn bộ khuôn viên khu biệt thự rộng trên 13 ngàn mét vuông. Biệt thự Bạch Ngọc được trang bị hồ bơi nước nóng. Phía sau biệt thự Lam Ngọc là vườn hoa Nhật Bản. Biệt thự Lam Ngọc còn có đường hầm thoát hiểm và hầm trú ẩn.

Sau một thời gian trùng tu, Biệt điện Trần Lệ Xuân được mở của lại vào năm 2008.

Biệt thự Hằng Nga

Biệt thự Hằng Nga hay còn được gọi là Crazy House có kiến trúc rất kỳ lạ (Ảnh – NQA – OngBom)

Biệt thự Hằng Nga hay Ngôi nhà quái dị (“Crazy House”) là một nhà nghỉ tại Đà Lạt ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng với khuôn viên rộng gần 2.000 mét vuông. Ngôi nhà này nổi tiếng vì có phong cách kiến trúc đặc biệt, chủ nhân của biệt thự là con gái của Tổng bí thư Trường Chinh.

Biệt thự Hằng Nga bao gồm nhiều tòa nhà và nhà khách, quán cà phê và phòng trưng bày nghệ thuật với phong cách đặc biệt. Các nội thất của tòa nhà bao gồm hang động, hành lang quanh co, cầu thang quanh co, đồ nội thất kỳ quặc và những bức tượng động vật với kích cỡ lớn. Không có những đường thẳng và góc thẳng, không “ngang hàng thẳng lối”. Có thể tạo ấn tượng là không gian, hành lang, cầu thang, cửa sổ hoặc đồ nội thất – tất cả mọi thứ có vẻ như thể đã bị nấu tan chảy ở nhiệt độ cao và sau đó đóng băng trong hình dạng kỳ cục.

Giữa các tòa nhà là những mấu cây, rể cây xương xẩu làm bằng bê tông và mạng nhện khổng lồ làm bằng dây kẽm. Có một phòng trà nhỏ bên trong một tượng Hươu cao cổ to. Các phòng nghỉ có tên phòng Quả Bầu, Kangaroo, con gấu, con ong…

Đường hầm đất sét

Một Đà Lạt thu nhỏ được tái hiện lại ở đường hầm đất sét (Ảnh – Tuấn Anh Đặng)

Trải dài hơn 1200m giữa rừng thông trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đường hầm đất sét còn có khá nhiều tên gọi khác nhau như :đường hầm điêu khắc, đường hầm đất đỏ, làng đất sét… là một địa điểm nhân tạo ở Đà Lạt được tạo bởi “gã khùng” Trịnh Bá Dũng.

Những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt… rồi đến sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu… đều là những điểm du lịch nổi tiếng Đà Lạt được tái hiện công phu trên chất liệu đất sét.

Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là nơi trưng bày các hiện vật truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng. Bảo tàng ở số 4 đường Hùng Vương của Đà Lạt, trên một ngọn đồi cao. Trước kia đây là dinh thị trưởng, trên đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng nên được mệnh danh là con đường tình ái. Tòa biệt thự là của ông Nguyễn Hữu Hào, một cự phú cực kỳ giàu có, cha của Hoàng hậu Nam Phương.

XQ Đà Lạt sử quán

XQ Đà Lạt Sử Quán (Ảnh – Internet)

XQ Sử Quán tọa lạc tại 258 đường Mai Anh Đào, phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km. XQ là viết tắt của hai vợ chồng mà cũng là hai nghệ nhân đã sáng lập ra XQ Sử Quán này, đó là bà Hoàng Lệ Xuân và ông Võ Văn Quân.

Nằm đối diện với đồi Mộng Mơ, X-Q thật sự là một địa điểm tham quan hấp dẫn cho du khách nhờ lối kiến trúc du lịch độc đáo, mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng, ngoài giới thiệu tranh thêu, các biểu diễn tranh thêu, các đêm ngâm thơ, trưng bày tranh tượng nghệ thuật sắp đặt, khu ẩm thực,…đã mang lại những sản phẩm du lịch khá độc đáo thu hút du khách, cảnh quan sạch đẹp, nên thơ, cách bố trí khu trưng bày độc đáo, lạ mắt và phong cách phục vụ ân cần khiến cho X-Q tạo một dấu ấn rất riêng.

Các làng hoa nổi tiếng ở Đà Lạt

Đà Lạt vốn được biết đến là thành phố ngàn hoa, bởi không nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như Đà Lạt, từ hoa rừng nhiệt đới cho đến các loài hoa phương Đông, phương Tây. Nếu có dịp ghé thăm thành phố ngàn hoa này thì nhất định bạn không được bỏ qua 3 làng hoa Đà Lạt đẹp có tiếng này nhé.

Làng hoa Thái Phiên

Làng hoa Thái Phiên (Ảnh – ducnam)

Thái Phiên thuộc phường 12, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km. So với nhiều khu vực ở thành phố cao nguyên này, Thái Phiên có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nguồn nước từ các khe suối dẫn ra hồ Than Thở, rất thuận lợi để trồng hoa.

Bởi vậy, nếu hơn 50 năm trước, Thái Phiên chỉ trồng một số loại như cúc, lay ơn, hồng, cẩm tú cầu thì nay đến đây du khách còn thấy nhiều giống hoa nhập ngoại từ Pháp, Nhật, Indonesia, Hà Lan như ly, cát tường, cẩm chướng, tulip… Do được canh tác quanh năm nên lúc nào những luống hoa ở Thái Phiên cũng tràn đầy sức sống, khi thì mơn mởn xanh non, khi thì e ấp nụ, lúc lại bung tỏa sắc màu.

Làng hoa Hà Đông

Được hình thành từ 75 năm trước bởi 35 hộ dân đến từ Hà Nội, làng hoa Hà Đông thuộc phường 8 ngày nay được coi là làng chuyên canh hoa đầu tiên của Đà Lạt. Chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2 km về hướng tây, làng hoa Hà Đông là điểm dừng chân hấp dẫn với du khách muốn ngắm nhìn những vườn hoa sặc sỡ.

Tuy đã trải qua 3/4 thế kỷ nhưng dấu ấn của những người khai hoang mở cõi vẫn được gìn giữ tại làng với kiến trúc vườn, ao, chuồng mang dáng dấp nông thôn miền Bắc, đặc biệt là chất giọng thuần Hà Nội.

Làng hoa Vạn Thành

Làng hoa Vạn Thành (Ảnh – Bach Huong)

Không lâu năm như làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành được biết đến là làng hoa lớn nhất Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km. Từ hàng chục năm trước, những cư dân tỉnh Hà Nam đã di cư vào Đà Lạt, lập nên làng hoa Vạn Thành ngày nay.

Mặc dù địa hình đồi núi dốc, theo dạng bậc thang, nhưng đây vẫn là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Đà Lạt, đặc biệt là hoa hồng. Hoa hồng Vạn Thành phần nhiều được triết, ghép từ thân những cây hồng dại. Với chồi hoa hồng giống mới được nhập từ Hà Lan, người làng Vạn Thành đã tạo ra nhiều loại hồng có màu sắc khác nhau như hồng nhung, hồng cánh sen, hồng phấn, hồng vàng ánh trăng, hồng song tỉ…

Bên cạnh thế mạnh hoa hồng, nơi đây còn thu hút du khách bởi nhiều loài hoa đẹp mắt như cúc, ly, salem, cẩm chướng, đồng tiền… Lạc bước trong “vương quốc hoa”, bạn còn được tận hưởng hương thơm quyến rũ.

Vườn bí ngô khổng lồ

Vườn bí ngô khổng lồ tại Đà Lạt (Ảnh – Zing)

Khu vườn bí ngô này do bác Phan, một chủ vườn ở Đà Lạt nhập giống từ Nam Mỹ về và tiến hành trồng ở Đà Lạt. Giống bí ngô này khi lớn quả có thể nặng hơn 100kg. Hiện khu vườn thu hút được rất nhiều các bạn trẻ đến checkin.

Đồi cỏ hồng

Đồi cỏ hồng Đà Lạt (Ảnh – sky_wing_a11)

Là loài cỏ mọc dại, cỏ hồng (hay còn gọi là cỏ đuôi chồn) thường mọc thành từng cụm, thân thẳng đứng vươn cao lên trời như ngọn phi lao. Cỏ hồng mang sức sống mãnh liệt, dẻo dai, dù là trên sỏi đá khô cằn cũng luôn ngẩng cao đầu với vẻ kiêu hãnh, thách thức. Bông của cỏ có màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, lông mềm mượt, cọ vào người gây cảm giác nhồn nhột, thích thú.

Từ thành phố Đà Lạt, bạn đi theo hướng đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương về ngã ba Trại Mát, rẽ tay trái qua làng hoa Thái Phiên. Bạn đi tiếp xuống khoảng 2 km nữa sẽ thấy đồi cỏ hồng. Mùa cỏ hồng thường chỉ đến vào mỗi dịp đầu đông, khoảng từ đầu tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Thời điểm đẹp nhất để có những bức ảnh siêu ảo là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, đồi cỏ cùng kết hợp với ánh sáng mặt trời tạo thành những khung cảnh đẹp lung linh huyền ảo.

Cà phê chồn – Trại hầm Đà Lạt

Quầy trưng bày và giới thiệu sản phẩm cafe chồn Đà Lạt (Ảnh – Facebook Weasel Coffee)

Đây là một địa điểm mà ít người biết cũng như ghé qua bởi thực chất mà nói, nơi đây chẳng có gì ngoài một khu vực quầy sản phẩm cùng một trang trại nuôi chồn nho nhỏ nằm cách đó vài trăm mét. Nếu là một người yêu thích cafe, hay đơn giản chỉ là sự tò mò thúc giục, bạn không nên bỏ qua địa điểm này. Đến đây bạn có thể tham quan và xem cách cafe chồn được tạo ra như thế nào, quy trình pha để có một ly cafe ra sao…

Hoa tam giác mạch Tà Nung

Hoa tam giác mạch tại Tà Nung (Ảnh – Tiến Đà Lạt)

Vườn hoa tam giác mạch Đà Lạt tọa lạc tại xã Tà Nung, huyện Lâm Hà trên đường từ Đà Lạt đến thác Voi. Tuy không quá lớn như một cánh đồng ở Tây Bắc, nhưng với những bạn chưa có cơ hội ra Bắc ngắm loài hoa này, nó cũng đủ làm du khách xôn xao và hồi hộp mong một lần được đến đây để chiêm ngưỡng màu hoa trắng hồng hấp dẫn của loài hoa mang tên tam giác mạch.

Khu du lịch sinh thái Hoa Sơn Điền Trang

Bàn tay Phật ở khu du lịch sinh thái Hoa Sơn Điền Trang (Ảnh – dpt1996)

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chưa đầy 10 km, Hoa Sơn Điền Trang nằm sâu trong một thung lũng ngay giữa đèo Tà Nung. Đây là một khu du lịch sinh thái hoạt động từ tháng 12/2017.  Toàn khu có diện tích khoảng 38 ha, được thiết kế có nhiều không gian khác nhau để phục vụ khách. Điểm nổi bật nhất ở đây là rừng hoa anh đào, con đường tam giác mạch và bàn tay Phật khổng lồ nằm chênh vênh ở vách núi.

Xem thêm bài viết: Hoa Sơn Điền Trang, miền sơn cước như phim kiếm hiệp ở Đà Lạt

Các địa điểm có hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ Đà Lạt (Ảnh – jump_photos)

Vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, quỳ vàng nở đầy trên cao nguyên một số tỉnh phía Bắc và ở Tây Nguyên. Qùy vàng trở thành nét đặc trưng cho vùng cao nguyên này vào độ cuối Thu. Cũng mang sắc vàng rực rỡ, tuy hoa không to bằng hướng dương, nhưng quỳ nở thành từng bụi, tạo thành những thảm hoa vàng rực sưởi ấm cho vùng cao nguyên lạnh giá. Tháng 10 là thời điểm Đà Lạt trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết, những cơn gió se lạnh cuối Thu cùng với những cung đường, đồi hoa vàng trải rộng khắp các con đường tạo vẻ đẹp lôi cuốn cho thành phố mộng mơ này.

Một số địa điểm có hoa dã quỳ ở Đà Lạt

  • Dã Quỳ bắt đầu có từ B’Lao, đường vào thác Đam Bri cũ có nhiều. Nhưng rộ nhất là từ Di Linh, có mấy lối đất nhỏ dẫn xuống đồi, giữa mấy cánh đồng, rất đẹp. Ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp, Di Linh, lối hoa dài, dốc cao, đẹp đều.
  • Đẹp rực rỡ là ngay đập nước Đại Ninh, cả một ngọn đồi vàng rực. Hai bên đường vào thác Pongour đẹp thôi rồi, đặc biệt đoạn gần cổng thác có một ngọn đồi, hai bên là hai lối Dã Quỳ vàng rực, chính giữa là cỏ lau đang hồng, lộng lẫy.
  • Từ ngã ba Phi Nôm vào Dran, nhiều lắm, tìm mấy lối đất đỏ vào các trang trại, xuống những đồi trồng cà rốt, đẹp tơi bời.
  • Đường cao tốc Liên Khương – Prenn, những đồi vàng rực hoa, chỗ này chỉ đi ô tô mới có thể vào được, đã vào là quên đường ra.

Tìm trên Google

  • các địa điểm du lịch ở đà lạt
  • hoa dã quỳ đà lạt ở đâu đẹp
  • các làng hoa nổi tiếng ở đà lạt
  • thắng cảnh đà lạt
  • những ngôi chùa đẹp ở đà lạt
  • địa điểm chụp ảnh đẹp đà lạt
  • đồi cỏ hồng đà lạt
  • các thác nước đẹp ở đà lạt

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Hãy để lại đánh giá của bạn nhé

Đánh giá

Đã có 35 bình chọn và điểm trung bình là 4.8

Chưa có đánh giá nào

Từ khóa » đà Lạt Có Gì Vui Không