Các điều Kiện Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Hiểm Qua Biên Giới

Hiện nay theo quy định của pháp luật đề ra thì doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới có thể hoạt động hợp pháp. Vậy cụ thể Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới gồm những điều kiện nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Theo quy định tại Điều 9 Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP Nghị địnhq uy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện chung:

Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam. Doanh nghiệp bảo hiểm của nước nào hoạt động thì phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nước đó nơi mà doanh nghiệp đóng trụ sở. ví dụ: một doanh nghiệp bảo hiểm của Mỹ muốn đầu tư, cung cấp dịch vụ bảo hiểm của họ sang Việt Nam thì buộc họ phải chứng minh được doanh nghiệp của họ đang hoạt động hợp pháp, được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đóng trụ sở cấp phép hoạt động và đã hoạt động với thời gian ít nhất là 10 năm tới thời điểm mà doanh nghiệp này đầu tư, cung cấp dịch vụ sang Việt Nam.

Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước ngoài trong vòng 3 năm liên tục trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Thứ hai,  điều kiện về năng lực tài chính:

Thứ nhất, có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm tài chính liên tục trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Thứ ba, điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:

Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Như vậy các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 91 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định tại Điều 92 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP nêu trên.

2. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp  2020 quy định cụ thể.

– Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

– Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

– Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên.

– Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

Hợp đồng hp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về (đối với trường hợp tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).

– Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc:

+ Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;

+ Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

– Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:

+ Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;

Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

– Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Như vậy căn cứ dựa trên điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP Nghị địnhq uy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm đã đưa ra cụ thể quy định về hồ sơ mà doanh nghiệp phải thực hiện.

2.2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp phép đến Bộ Tài chính

Bước 2: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)

Bước 3: Chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp.

Như vậy để có thể tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không những phải có ddaayd đủ hồ sơ mà còn phải thực hiện đúng quy định về trình tự theo quy định của pháp luật đề ra.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới” và các thông tin pháp lý khác có liên quan về vấn đề này.

Từ khóa » Cung Cấp Dịch Vụ Bảo Hiểm Qua Biên Giới