Các điều Kiện để địa Phương Thí điểm đưa Người Lao động đi Làm ...

Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo văn bản gửi các tỉnh, thành hướng dẫn thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 5 năm từ ngày 1-1-2022.

Theo đó, các địa phương căn cứ thẩm quyền của mình để ký kết thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, trước khi ký kết thỏa thuận cần lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB&XH.

Lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài. Ảnh: V.LONG

Lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài. Ảnh: V.LONG

Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải phù hợp với pháp luật hai nước. Trong đó, phải có các nội dung chính như thời gian làm việc, nghỉ ngơi; điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt; tiền lương, bảo hiểm…

Cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng giao cho các địa phương thực hiện tuyển chọn trực tiếp người Việt đi làm việc ở Hàn Quốc. Những người này phải sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu đối với người lao động trong thỏa thuận ký kết.

“Đặc biệt cần thông báo công khai, minh bạch các khoản chi phí liên quan đến việc đào tạo tiếng Hàn, kiểm tra sức khỏe, làm thủ tục hành chính cho người lao động; các chi phí hồ trợ từ ngân sách địa phương. Không để xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài…”- dự thảo của Bộ LĐ-TB&XH nêu.

Cuối tháng 4, Chính phủ ban hành nghị quyết đồng ý tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 5 năm từ ngày 1-1-2022.

Bộ LĐ-TB&XH được giao phối hợp các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, bảo đảm quyền lợi của người lao động và hiệu quả kinh tế xã hội của địa phương.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc đã họp và thống nhất chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS).

Đồng thời, cũng công bố một số chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài trong năm 2022.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021).

Cụ thể, ngành sản xuất chế tạo là 44.500 chỉ tiêu, ngành nông nghiệp, chăn nuôi là 8.000 chỉ tiêu, ngành ngư nghiệp là 4.000 chỉ tiêu, ngành xây dựng là 2.400 chỉ tiêu và ngành dịch vụ là 100 chỉ tiêu.

Từ năm 2018, Chính phủ cho phép các địa phương thí điểm chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc. Đến nay, chương trình chỉ triển khai tại 8 địa phương, gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam và Cà Mau.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, chỉ có người lao động tại 8 địa phương trên đã ký kết thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc mới được đi theo chương trình. Mọi cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác đều không được thực hiện hành vi tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ.

Để tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động cần tìm hiểu rõ thông tin và chỉ đăng ký tham gia chương trình này thông qua các cơ quan chức năng tại địa phương là sở LĐ-TB-XH và trung tâm dịch vụ việc làm.

Ngoài ra, người lao động có thể tìm hiểu thêm thông tin có liên quan tại Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 02438249517, hoặc thông tin trên webite: dolab.gov.vn.

Cảnh báo 'cò' lừa đảo đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ

Cảnh báo 'cò' lừa đảo đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ

VIẾT LONG Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » điều Kiện Sang Hàn Quốc Làm Việc