Các đơn Vị đo Lường Phổ Biến | độ Dài, Nhiệt độ, áp Xuất...
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp thông tin, các bài viết về các đơn vị đo lường trong lĩnh vực van công nghiệp từ Tuấn Hưng Phát. Các đơn vị đo lường phổ biến bao gồm:
Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống.
Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
Đơn vị đo độ dài: là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Một đơn vị đo chiều dài là một đơn vị chuẩn (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
- Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
- Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
- Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
- Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
- Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
- Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
- Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)
mm, cm, dm, m, đập, hm, km
mm | cm | dm | NS | dam | hm | km |
1000000 | 100000 | 10000 | 1000 | 100 | 10 | 1 |
Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân một sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật. Và đối với độ lớn của khối lượng chúng ta sẽ sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả độ nặng của vật đó.
Đơn vị đo khối lượng có đơn vị đo là: g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn
Tấn | Tạ | Yến | Kg | hg | ngày | NS |
1 tấn | 1 tạ | 1 yến | 1 kg | 1 giờ | 1 ngày | 1 g |
=10 tạ | =10 yến | = 10kg | = 10hg | = 10 ngày | = 10g | |
= 1000kg | = 100kg | = 1000g | = 1000g | = 100g |
- Tấn: cách gọi là tấn
- Tạ:cách gọi là tạ
- Yến: cách gọi là yến
- Kg: cách gọi là ki lô gam
- Hg: cách gọi là héc tô gam
- Dag: cách gọi là đề ca gam
- g: cách gọi là gam
Đơn vị đo nhiệt độ
Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ “nóng” và “lạnh”. Nó là biểu hiện của nhiệt năng, có trong mọi vật chất, là nguồn gốc của sự xuất hiện nhiệt, một dòng năng lượng, khi một vật thể tiếp xúc với vật khác lạnh hơn.
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là C, ký hiệu là °C), các thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F), và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho các mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI).
Các đơn vị đo nhiệt độ | Ký hiệu |
Độ Celsius | °C |
Độ Delisle | Của |
Độ Fahrenheit | ° F |
Độ Newton | ° N |
Độ Rankine | °Ra |
Độ Réaumr | ° R |
Độ Romer | °Ro |
Độ Kelvin | ° K |
Đơn vị đo diện tích
Diện tích của một hình có thể được đo bằng cách so sánh hình với các hình vuông có kích thước cố định (theo tiêu chuẩn của hệ thống đơn vị quốc tế SI, hình vuông sẽ có độ dài cạnh bằng 1 đơn vị).
Để tìm được diện tích của hình, ta sẽ phân chia hình đó thành các hình vuông với các cạnh có số đo cố định. Diện tích của hình bằng tổng diện tích của các hình vuông. Đơn vị đo của diện tích là: km², hm², dam², m², dm², cm², mm²
1 cm2 = 100 mm2 |
1 dm2 = 100 cm2 |
1 m2 = 100 dm2 |
1 dam2 = 100m2 |
1 hm2 = 100 dam2 |
1 km2 = 100 hm2 |
Đơn vị đo thể tích
Thể tích hay còn được gọi là dung tích là đơn vị đo khối lượng chất lỏng và lượng không gian mà vật đó chứa đựng được. Thể tích có đơn vị tính là m3 ( đọc là mét khối) và đại lượng ta thường sử dụng nhất trong thực tế là lít.
Trong vật lý, thể tích có thể được tính dựa trên công thức V = m : D, trong đó V là thể tích vật cần tính, m là khối lượng của vật và D là khối lượng riêng của chất tạo nên vật. Công thức này rất tiện lợi để tính thể tích những vật nguyên chất vì D là một hằng số.
Đơn vị đo của thể tích là: m³, dm³, cm³ hay m³= 1000 lít
m³ | dm³ | cm³ |
1m³ = 1000dm³ | 1dm³ = 1000cm³ = 1 / 1000m³ | 1 cm³ = 1 / 1000dm³ |
Đơn vị đo áp suất
Có tên tiếng Anh gọi Pressure viết tắt bởi ký hiệu là p hoặc P là một đại lượng trong vật lý được biết đến trong chương trình học phổ thông ở ghế nhà trường.
Áp suất là độ lơn của áp lực bị chèn ép trên một điện tích nhất định. Với áp lực, là lực ép có phương vương góc với bền mặt bị ép. Hiểu theo cách đơn giản thì áp suất được sinh ra khi có một lực nào đó tác động theo chiều vuông góc lên bề mặt.
Các đơn vị đo áp suất | Ký hiệu |
Pascal | Tốt |
Kilopascal | Kpa |
Mega Pascal | Mpa |
Quán ba | Quán ba |
Pounds mỗi inch vuông | Psi |
Atmotphe | ATM |
Đơn vị đo thời gian
Thời gian là khái niệm diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Khó có những định nghĩa chính xác tuyệt đối về thời gian. Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Giả sử rằng, tất cả các vật trong vũ trị đứng im thì khái niệm thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau, có những chuyển động có tính lắp lại cũng có những chuyển động rất khó xác định.
Thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô, nó luôn luôn gắn với mọi vật không trừ một vật nào.
Đơn vị đo của thời gian bao gồm: Giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ.
1 Phút = 60 giây |
1 giờ = 60 phút |
1 ngày = 24 giờ |
1 tuần = 7 ngày |
1 tháng = 4 tuần = 30 ngày |
1 năm = 12 tháng = 365 ngày |
1 thập kỷ = 10 năm |
1 thế kỷ = 100 năm |
1 thiên niên kỷ = 1000 năm |
Trên đây là các thông tin hay hữu ích về các đơn vị đo lường và bảng quy đổi phổ biến. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết đến bạn đọc. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết khác về van công nghiệp, đồng hồ đo, hệ thống điện, HVAC, hệ thống cấp thoát nước…
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT
- Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Hotline: 0915.891.666
- Website: https://tuanhungphat.vn/
- Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
- Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
Rate this post
Từ khóa » Don Vi Tinh M
-
Hướng Dẫn Cách Quy đổi 1 Mét Bằng Bao Nhiêu Cm Nhanh Nhất - Vgbc
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Thức Quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác
-
Danh Sách Các đơn Vị đo độ Dài Và Cách Quy đổi Chính Xác Nhất
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách đổi đơn Vị đo độ Dài Chính Xác 100%
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Đơn Vị Đo Chiều Dài Phổ Biến Trong Toán Học
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Quy đổi đơn Vị Chính Xác Nhất
-
Giới Thiệu Về Các đơn Vị đo độ Dài Và Bảng đơn Vị đo độ Dài - Isocert
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Khối Lượng? Cách Quy đổi Chính Xác?
-
Bảng đơn đo Vị độ Dài Toán Học đầy đủ Chính Xác Nhất
-
Mét – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Toán Học Chính Xác - MTrend
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Học Thuộc đơn Giản, Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn đổi 1m Bằng Bao Nhiêu Dm, Cm, Mm - Thủ Thuật