Các đơn Vị đo Lường Quốc Tế SI - Bff

Các đơn vị đo lường quốc tế SI là gì ? Các đơn vị đo lường chuẩn SI gồm các đơn vị nào ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về các đơn vị mà chúng ta thường sử dụng.  Hệ đo lường quốc tế (tiếng Pháp: Système International d’unités; viết tắt: SI), là 1 hệ thống đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Liberia và Myanmar. Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ đo lường mét – kilôgam – giây hiện hành, hơn là của hệ thống đo lường cũ centimét – gam – giây.

Các đơn vị đo lường quốc tế SI
Các đơn vị đo lường quốc tế SI

Danh mục

  • 1 Các đơn vị đo lường quốc tế SI thường dùng là gì ? 
    • 1.1 1-Chiều dài (mét )
    • 1.2 Công thức quy đổi đơn vị độ dài cụ thể như sau:
    • 1.3 2- Khối lượng (Kg)
      • 1.3.1  1 kg bằng bao nhiêu pound, ounce ?
      • 1.3.2 1 kg bằng bao nhiêu lượng vàng ?
    • 1.4 Các đơn vị đo lường quốc tế SI – Chiều dài, khối lượng, thời gian, dòng điện, nhiệt độ, lượng chất, cường độ sáng. 
    • 1.5 3- Thời gian ( Giây )
    • 1.6 1 tháng có bao nhiêu ngày, giờ, phút giây?
    • 1.7 4- Dòng điện ( Ampe )
    • 1.8 5- Lượng chất: 
    • 1.9 6- Cường độ sáng: 
    • 1.10 7- Nhiệt độ: Kelvin (K)

Các đơn vị đo lường quốc tế SI thường dùng là gì ? 

Đó là các đơn vị đo lường như : Chiều dài, khối lượng, thời gian, dòng điện, nhiệt độ, lượng chất, cường độ sáng. 

1-Chiều dài (mét )

Đơn vì đo chiều dài là đơn vị đo lường quan trọng nhất. Đây là đơn vị đo chiều dài: 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo dọc theo kinh tuyến đi qua Paris. Nó xấp xỉ 10% dài hơn 1 thước Anh. Sau đó 1 chiếc thước platin với tiết diện hình chữ X đã được sản xuất để phục vụ cho mục đích dễ dàng kiểm tra tiêu chuẩn chiều dài của 1 mét.

Tuy nhiên, vì những khó khăn của việc đo đạc thực tế chiều dài của góc phần tư kinh tuyến trong thế kỷ XVIII. Chiếc thước mẫu platin đầu tiên đã ngắn hơn 0,2 milimét. Sau đó các chiều dài bước sóng bức xạ khác nhau đã được giới thiệu để có thể định nghĩa một cách trừu tượng chiều dài (không đổi) của đơn vị mét. Và cuối cùng mét đã được định nghĩa như là khoảng cách mà 1 tia sáng có thể đi được trong chân không trong 1 khoảng thời gian cụ thể.

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
  • Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)

Ta được thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

Mỗi đơn vị cách nhau 10 lần:  1Km = 10hm = 100 dam = 1000m = 10000 dm = 100000 cm = 1000000mm

Đơn vị chuẩn quốc tế (SI Unit) để đo độ dài là: mét (Meter – m)

Đơn vị mét
Đơn vị mét

Công thức quy đổi đơn vị độ dài cụ thể như sau:

1 kilometer = 1000 meters                  = 0.62137 mile 1 meter = 100 centimeters 1 centimeter = 10 millimeters 1 nanometer = 1.00 x 10-9 meters 1 picometer = 1.00 x 10-12 meters 1 inch = 2.54 centimeters

2- Khối lượng (Kg)

Đơn vị đo cơ bản của khối lượng là gam, nhưng đã nhanh chóng bị chuyển sang kilôgam, đã được định nghĩa như là khối lượng của nước nguyên chất tại điểm mà nó nặng nhất (+3,98 0C) trong 1 khối lập phương có các cạnh bằng 1/10 của mét. 1 kilôgam bằng khoảng 2,2 pound. Khoảng không gian lập phương này còn được gọi là 1 lít để thể tích của các chất lỏng khác nhau có thể dễ dàng so sánh.

Các đơn vị liên quan đến Kg.

  • 1 kg = 0.001 tấn
  • 1 kg = 0.01 tạ
  • 1 kg = 0.1 yến
  • 1 kg = 10 hg
  • 1 kg = 100 dag
  • 1 kg = 1,000 g
  • 1 kg = 1,000,000 mg
  • 1 kg = 1,000,000,000 µg
  • 1 kg = 1,000,000,000,000 ng
  • 1 kg = 6,022x 1026 (u) đơn vị khối lượng nguyên tử
Kilogam
Kilogam

 1 kg bằng bao nhiêu pound, ounce ?

  • 1 kg = 2.20462 lb (Pound)
  • 1 kg = 35.27396 oz (Ounce)
  • 1 kg = 564.38339 dr (Dram)
  • 1 kg = 15,432.35835 gr (Grain)
  • 1 kg = 0.15747 stone
  • 1 kg = 0.00098 long ton (tấn dài)
  • 1 kg = 0.0011 short ton (tấn ngắn)
  • 1 kg = 0.01968 long hundredweight (tạ dài)
  • 1 kg = 0.02205 short hundredweight (tạ ngắn)

1 kg bằng bao nhiêu lượng vàng ?

  • 1 kg = 26.67 lượng vàng
  • 1 kg = 266.67 chỉ vàng
  • 1 kg = 2,666.67 phân vàng
  • 1 kg = 32.15 ounce vàng

Các đơn vị đo lường quốc tế SI – Chiều dài, khối lượng, thời gian, dòng điện, nhiệt độ, lượng chất, cường độ sáng. 

3- Thời gian ( Giây )

Đơn vị đo lường thời gian của hệ mét là giây, nguyên thủy được định nghĩa như là 1/86.400 của 1 ngày trung bình. Các hình thức định nghĩa giây đã thay đổi vài lần để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của khoa học.

Đơn vị đo thời gian cơ bản là giây. Giây được định nghĩa là thời gian của 9.192.631.770 dao động của bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa hai mức độ hyperfine của Caesium-133.

Thời gian chuẩn
Thời gian chuẩn

1 năm có bao nhiêu giây?

Tương tự cách tính số phút, để tính số giây trong năm, ta cần tính số giây trong ngày trước.

  • Số giây trong ngày = 24 x 60 x 60 = 86400 giây
  • Nên số giây trong năm = 365 x 86400 = 31536000.
  • Nếu là năm nhuận thì số giây trong năm = 366. 86400 = 31622400 giây.

1 tháng có bao nhiêu ngày, giờ, phút giây?

Để xác định được một tháng có bao nhiêu ngày, giờ hay phút, giây ta cần phân loại tháng theo nhóm sau:

  • Nếu tháng đó là tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 thì tháng đó có 31 ngày.
  • Nếu tháng đó là tháng 4, 6, 9, 11 thì tháng đó có 30 ngày.
  • Với tháng 2 nếu năm nhuận thì có 29 ngày và năm thường sẽ có 28 ngày.
  • Và trung bình 1 tháng có 30.4375 ngày.

1 tháng có bao nhiêu giờ?

  • Nếu tháng có 31 ngày thì số giờ = 24 x 31 = 744 giờ.
  • Nếu tháng có 30 ngày thì số giờ = 24 x 30 = 720 giờ.
  • Nếu tháng có 28 ngày thì số giờ = 24 x 28 = 672 giờ
  • Nếu tháng có 29 ngày thì số giờ = 24 x 29 = 696 giờ.
  • Tính trung bình 1 tháng có 730.5 giờ

1 tháng có bao nhiêu phút?

  • Nếu tháng có 31 ngày thì số phút = 24 x 31 x 60 = 44640 phút
  • Nếu tháng có 30 ngày thì số phút = 24 x 30 x 60 = 43200 phút
  • Nếu tháng có 29 ngày thì số phút = 24 x 29 x 60 = 41760 phút
  • Nếu tháng có 28 ngày thì số phút = 24 x 28 x 60 = 40320 phút
  • Số phút trung bình trong tháng = 43830 phút

1 tháng có bao nhiêu giây?

  • Nếu tháng có 31 ngày thì số giây = 24 x 31 x 60 x 60 = 2678400 giây
  • Nếu tháng có 30 ngày thì số giây = 24 x 30 x 60 x 60 = 2592000 giây
  • Nếu tháng có 29 ngày thì số giây = 24 x 29 x 60 x 60 = 2505600 giây
  • nếu tháng có 28 ngày thì số giây = 24 x 28 x 60 x 60 = 2419200 giây
  • Số giây trung bình trong tháng là 2629800 giây

1 ngày có bao nhiêu, giờ phút, giây ?

  • 1 ngày chắc chắn sẽ có 24 giờ và 60 phút và con số này không bao giờ thay đổi.
  • 1 ngày có số giây = 24 x 60 x 60 = 86400 giây

1 giây bằng bao nhiêu mili giây, micro giây, nano giây?

Các đơn vị trên là những đơn vị đo lường sử dụng cho những trường hợp đặc biệt, xác định chính xác khoảng thời gian có độ chênh lệch thấp mà mắt người không nhìn được.

mili giây có đơn vị là ms, micro giây có đơn vị là µs và nano giây có đơn vị là ns.

  • 1 giây = 1000 mili giây
  • 1 giây = 1,000,000 micro giây
  • 1 giây = 1,000,000,000 nano giây

1 mili giây bằng bao nhiêu giây, micro giây?

  • 1 mili giây = 0.001 giây
  • 1 mili giây = 1000 micro giây
  • 1 mili giây = 1,000,000 nano giây

4- Dòng điện ( Ampe )

Đơn vị cơ bản của đo dòng điện là ampe. Ampe được định nghĩa là dòng điện không đổi, nếu được duy trì trong hai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn có tiết diện tròn không đáng kể và đặt cách nhau 1 m trong chân không, sẽ tạo ra một lực giữa các dây dẫn bằng 2 x 10 -7 newton mỗi mét chiều dài.

1 A = 1000 mA

1 A = 1000 000 uA 

1A = 0.001 KA

1A = 0.00001 MA

1 A = 0.000000001 GA

Ampe dòng điện
Ampe dòng điện

5- Lượng chất: 

Mole (mol) Mol hay mole (ký hiệu: mol), là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129(27)×1023 – được gọi là hằng số Avogadro (ký hiệu NA).Vd: 1 mol Fe hay 6.1023 nguyên tử Fe. Mol là một trong các đơn vị cơ bản của hệ SI.Trong các phép biến đổi các đại lượng, ta có thể làm tròn: n =6,023.1023.

6- Cường độ sáng

Candela (cd) Candela là một đơn vị cơ sở SI, là một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là năng lượng phát ra 1 nguồn ánh sáng trong 1 hướng cụ thể và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc.

Đơn vị đo cường độ sáng
Đơn vị đo cường độ sáng

7- Nhiệt độKelvin (K)

Kelvin là đơn vị của đo nhiệt độ. Nó là phần 1 / 273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba của nước. Thang đo Kelvin là một thang đo tuyệt đối, vì vậy không có độ.

Chuyển đổi nhiệt độ Kelvin (K) sang Celsius (° C) .

Đơn vị nhiệt độ
Đơn vị nhiệt độ

Công thức chuyển đổi Kelvin sang Celsius Nhiệt độ T tính bằng độ C (° C) bằng với nhiệt độ T tính bằng Kelvin (K) trừ đi 273,15:

T (° C) = T (K) – 273,15

Ví dụ: Chuyển đổi 300 Kelvin sang độ Celsius:

T (° C) = 300K – 273,15 = 26,85 ° C

Đó là các đơn vị thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.  Cám ơn Các bạn đã xem bài viết.

Từ khóa » Hệ Thống đo Lường Kg