Các đột Biến Và Biến Thể Của Virus Là Gì? Chúng Hoạt động Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Sự xuất hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha, Delta, Omicron… vẫn đang khiến cả nhân loại điêu đứng. Tuy nhiên, dù nhắc đến nhiều nhưng những khái niệm về “Đột biến là gì?”, “Biến thể virus là gì?”, “Tác động của chúng đối với hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 như thế nào?”… thì không phải ai cũng biết.
Đột biến và biến thể là gì?
Hãy nghĩ về một loại virus giống như một ngôi nhà. Mỗi loại virus có một mã di truyền duy nhất, tương tự như bản thiết kế cho một ngôi nhà. Giống như con người có mã di truyền được gọi là “DNA” giúp xác định chiều cao, cân nặng và màu tóc của chúng ta, virus cũng sử dụng những mã này để xác định hình dáng và hoạt động của chúng. Đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, các bản thiết kế này được gọi là “RNA”. (1)
Công việc của virus là lây nhiễm sang nhiều tế bào hơn bằng cách tạo ra các bản sao của chính nó, vì vậy nó có thể tiếp tục lây lan. Nó hoạt động giống như một kiến trúc sư muốn xây càng nhiều nhà càng tốt bằng cách sử dụng cùng một bản thiết kế. Đôi khi các tai nạn và lỗi ngẫu nhiên xảy ra khi virus đang sao chép chính nó, vì thế nó trông hơi khác một chút so với bản thiết kế ban đầu. Những lỗi này được gọi là các “đột biến” và chúng có thể xảy ra. Hầu hết chúng không ảnh hưởng đến cách virus lây lan hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số đột biến này có thể khiến virus trở nên mạnh hơn, yếu hơn, hầu như không thay đổi hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.
Khi virus bắt đầu sao chép các phiên bản đột biến của mình, chúng sẽ tạo ra các “biến thể” mới. Một biến thể là một bản sao của virus ban đầu có một hoặc nhiều đột biến khác thường. Cũng giống như bản thiết kế cho một ngôi nhà, chúng có thể có cửa sổ dài hơn trên một tầng so với ngôi nhà đầu tiên. Số khác có thể có kích thước ống khói khác so với các bản thiết kế ban đầu.
Chỉ có một số phần nhỏ của ngôi nhà được thay đổi nhưng nền móng, số phòng, ô cửa và cấu trúc vẫn giữ nguyên. Những ngôi nhà này đang được xây dựng trên khắp thế giới và khi mỗi ngôi nhà tự sao chép, những thay đổi nhỏ hơn như thế này sẽ tiếp tục xảy ra. Khi một biến thể gây hại cho cơ hội tái tạo hoặc lây lan sang người khác của virus, nó có xu hướng biến mất. Hãy coi điều này giống như một sự thay đổi trong thiết kế của ngôi nhà mà không ai muốn mua.
Thường xuyên, một số đột biến đơn lẻ này trở nên thực sự thành công và giúp virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Ví dụ: Biến thể B.1.1.7 có 17 điểm khác biệt về gen so với mã di truyền ban đầu là SAR-CoV-2. Khi các biến thể này tiếp tục lưu hành trong một quần thể và gây ra nhiều khả năng lây lan hơn, thì khả năng virus đột biến sẽ tăng lên, vì nó có nhiều cơ hội để tự sao chép và thực hiện các thay đổi trong quá trình này. Hiện tượng đột biến ở virus cũng xảy ra ở những nơi có sự khác biệt về địa lý. Do đó, một biến thể ở Vương quốc Anh như B.1.1.7 có thể sẽ khác biệt so với ở Nam Phi.
Các nhà khoa học theo dõi các biến thể trên khắp thế giới. Họ luôn tìm kiếm những loại có thể dễ lây nhiễm hơn, có thể không đáp ứng với vắc xin hoặc có thể gây ra các triệu chứng tồi tệ hơn ở người. Khi chúng bắt đầu trông giống như chúng có thể tác động đến mọi người theo những cách này, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại chúng thành các biến thể được theo dõi, biến thể quan tâm, biến thể đáng lo ngại hoặc biến thể gây hậu quả cao. Những phân loại này giúp các cơ quan y tế công cộng nhắm mục tiêu nỗ lực giải quyết những thay đổi cụ thể đối với từng thể đột biến này.
Biến thể có nguy hiểm hơn virus gốc không?
Tất cả các virus đều đột biến nhưng hầu hết đều vô hại và không ảnh hưởng đến các đặc tính sinh học của virus. Tuy nhiên, một số đột biến mang lại lợi thế chọn lọc cho virus, tạo thành một dòng mới, làm tăng khả năng lây nhiễm sang người khác. Những đột biến này có thể dẫn đến sự phát tán virus nhiều hơn, giải phóng các phần tử virus lây nhiễm vào môi trường (khi con người nói chuyện, ho, hắt hơi…), hoặc giúp virus né tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Theo đó, những mối nguy tiềm ẩn bao gồm:
- Thay đổi khả năng lây truyền
- Sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Khả năng tránh bị phát hiện bằng các xét nghiệm chẩn đoán virus
- Giảm nhạy cảm với các phương pháp điều trị
- Khả năng trốn tránh miễn dịch tự nhiên hoặc do vắc xin tạo ra
Các biến thể nguy hiểm của Covid-19 hiện nay
Trong số những biến thể thông thường thì có những loại được WHO xếp vào danh sách “biến thể đáng lo ngại” (tính đến tháng 10/2021), bao gồm: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron (2). Cụ thể:
Alpha
Biến thể Alpha còn được gọi là B.1.1.7, lần đầu tiên xuất hiện ở Anh và đã lan rộng ra các quốc gia. Chúng chứa nhiều biến chủng, một số trong số đó nằm trên các protein gai (loại protein được sử dụng để xâm nhập vào tế bào cơ thể). Alpha có liên quan đến khả năng tăng mức độ lây truyền virus.
Beta
Biến thể Beta, từng được gọi là B.1.351, xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Phi và được phát hiện ở ít nhất 20 quốc gia khác. Không chỉ có các biến chủng tương tự như Alpha (tăng khả năng truyền nhiễm), biến thể này còn gây ra hai đột biến khác khiến cho kháng thể khó liên kết và tiêu diệt virus.
Gamma
Biến thể Gamma lần đầu được tìm thấy trong một nhóm du khách đến từ Brazil khi thực hiện xét nghiệm tại một sân bay của Nhật Bản. Chúng chứa các biến thể tương tự như P.1.
Delta
Biến thể Delta từng được gọi là B.1.617.2, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy đột biến Delta dễ lây lan hơn so với các biến thể khác. Do đó, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu khác về loại biến thể này.
Omicron
Biến thể Omicron trước đây gọi là B.1.1.529, lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi. Chúng có một số lượng lớn các biến chủng, một vài trong số đó gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm khi mắc biến thể này tăng cao hơn hẳn so với các thể đột biến khác.
Virus đột biến có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin không?
Nhiều loại vắc xin Covid-19 nhắm vào các protein gai (protein spike/protein S). Nếu virus tích tụ nhiều đột biến trong các protein gai có thể trốn tránh khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoặc do vắc xin tạo ra. Các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để kiểm tra hiệu quả chống lại các biến thể của các loại vắc xin hiện có. Các nhà sản xuất vẫn không ngừng nghiên cứu để “nâng cấp” hiệu quả của các loại vắc xin trước các thể đột biến mới.
Dữ liệu ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy các biến thể mới – đặc biệt là những biến thể lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và Brazil – có thể không đáp ứng với kháng thể đơn dòng Covid-19 đầu tiên (mAbs). Kháng thể này vốn được thiết kế để liên kết với protein gai của virus, giống như một chiếc chìa khóa, nếu các đột biến được tìm thấy trong các biến thể có nghĩa là chìa khóa (mAbs) không còn phù hợp với ổ khóa (protein gai).
Tuy kết quả không như ý, nhưng phương pháp điều trị này vẫn còn nhiều hứa hẹn về khả năng tiêu diệt virus gây bệnh Covid-19. Do đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị kết hợp cũng như tạo ra kháng thể đơn dòng thế hệ thứ hai có ưu điểm vượt trội hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng các biến thể trở nên đáng lo ngại khi chúng ở mũi và vùng hầu họng của con người. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tải lượng virus cao hơn, nhiều cơ hội lây lan thì càng có khả năng dễ biến đổi. Do đó, việc đầu tư phát triển nhiều loại vắc xin và phương pháp điều trị để tăng cường các biện pháp hiệu quả chống lại các biến thể mới vẫn là đích nhắm hàng đầu của các nhà khoa học.
Các biến thể của virus được theo dõi như thế nào?
Do khả năng đột biến làm thay đổi đặc tính của virus nên cần theo dõi chặt chẽ để xác định những vấn đề về liên quan đến nguy cơ lây truyền cao, khả năng gây bệnh nặng hay trốn tránh các biện pháp can thiệp hiện tại hay không.
Điều này được thực hiện thông qua giải trình tự gen của virus, thu thập dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng. Các nhà khoa học theo dõi bất kỳ thay đổi nào đối với bộ gen của virus. Mọi thay đổi liên quan đều được báo cáo và chia sẻ rộng rãi để các chính sách và can thiệp y tế cộng đồng có thể được điều chỉnh nhằm hạn chế sự lây lan của một biến thể mới trên toàn cầu.
Phương pháp phòng ngừa các biến thể
Tiêm vắc xin Covid – 19 đầy đủ vẫn đang là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay với tất cả các nhóm đối tượng, độ tuổi. (3)
Tuy nhiên vắc xin Covid – 19 không phải lúc nào cũng tạo ra hiệu quả bảo vệ trước tác nhân gây bệnh là SARS-CoV-2, đặc biệt là với những nhóm người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng do tình trạng sức khỏe hoặc những người đang nhận được thuốc hoặc phương pháp điều trị ức chế miễn dịch và có thể không đạt được đáp ứng miễn dịch đầy đủ với việc tiêm chủng các vắc xin COVID-19.
Nhóm này bao gồm những người đang điều trị tích trị ung thư khối đặc và ung thư huyết học, những người đã được ghép tạng đang được điều trị các thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép, những người có bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp đang được điều trị bằng các thuốc sinh học, các bệnh nhân bị bệnh hệ thống đang được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, những người nhiễm HIV giai đoạn nặng hoặc chưa được điều trị…
Cùng với đó còn có nhóm người có tiền sử xảy ra tác dụng nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với các thành phần của vắc xin Covid – 19 do đó không thể thực hiện việc tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 theo khuyến cáo.
Rất may, hiện tại đã có liệu pháp kháng thể đơn dòng giúp dự phòng lây nhiễm Covid-19 trước phơi nhiễm được sử dụng cho những nhóm người đặc biệt trên. Đây được xem là một lớp “phòng thủ ngay tức thì” nhằm gia tăng khả năng bảo vệ trước những biến thể mới, qua đó giảm thiểu nguy cơ tiến triển nặng, nhập viện và tử vong.
Song song đó, việc đảm bảo quy tắc 5K vẫn cần được duy trì để hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Chúng ta vẫn đang hy vọng khoa học sẽ tiến những bước nhanh hơn, xa hơn so với sự gia tăng những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Liệu pháp kháng thể đơn dòng được xem là một tia hy vọng lóe sáng để mong muốn quét sạch Covid-19 trên toàn cầu trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
Từ khóa » Hệ Gen Của Virus Là Adn Hoặc Arn
-
Tổng Quan Về Virus - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Virus Là Gì? Sự Hình Thành Của Virus? | Vinmec
-
Đặc điểm Cấu Tạo Của Virus Gây Bệnh | Vinmec
-
Đại Cương Virut - Bệnh Viện Quân Y 103
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VI KHUẨN VÀ VI RÚT
-
Đại Cương Virus - Health Việt Nam
-
Hệ Gen Của Virut Là:
-
Virus – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Gen Của Virut Là A. ADN Hoặc ARN B. ADN, ARN, Protein
-
Cấu Trúc Bộ Gen Của Vi Rút SAR CoV-2
-
Giám Sát Bộ Gen Là Gì? | CDC
-
Hệ Gen Của Virut Là A. ADN Hoặc ARN B. ADN, ARN, Protein ... - Hoc24
-
Hệ Gen Của Virut Là - Trắc Nghiệm Lớp 10
-
Virus Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Về Virus - Docosan