Các F0 Có Nên Uống Rượu, Bia?

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Trung tâm Y tế Hòa Vang thành lập Đơn vị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC KHI SỬ DỤNG 𝐏r𝐄𝐏 VÀ 𝐊𝐈𝐓 XÉT NGHIỆM HIV TẠI NHÀ Hợp tác đào tạo sinh viên thực tập với các trường Đại học Y dược Hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế và triển khai đề án y tế thông minh năm 2024
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Các F0 có nên uống rượu, bia? Thứ ba - 01/03/2022 09:38 Nhiều người cho rằng, uống rượu bia có thể phòng ngừa COVID-19. Các F0 cũng cho rằng, đồ uống có cồn sẽ giúp tiêu diệt virus, làm bệnh nhanh khỏi… Liệu quan niệm này có đúng không? Sau đây là những giải đáp của Ths.BS. Lê Thị Hải - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa về vấn đề này.

Rượu bia không diệt được SARS-CoV-2

Rượu bia có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc COVID-19 tăng lên. Nếu mắc bệnh COVID-19 dễ có nguy cơ chuyển biến nặng. Một số người lầm tưởng với việc dùng cồn để sát khuẩn nên nghĩ uống đồ uống chứa cồn (rượu, bia) có thể phòng ngừa được COVID-19 hoặc diệt được SARS-CoV-2 khi virus xâm nhập vào cơ thể. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), có ba loại cồn có thể dùng sát khuẩn trong y tế gồm: Cồn ethanol, n-propanol, isopropanol. Cồn muốn diệt được virus phải từ 60 đến 70 độ trở lên, và virus phải bám ở da tay. "Chúng ta cũng không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng suốt để diệt virus được, chưa kể khi đó virus đi vào trong cơ thể đã ngấm vào trong tế bào. Dùng cồn chủ yếu để diệt virus ở bàn tay, ở đồ dùng, vật dụng để khử khuẩn... chứ uống cồn vào trong họng không có hiệu quả" - BS. Hải nhấn mạnh. Bộ Y tế cũng cho biết, đồ uống có cồn không bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế thế giới đã phát thông báo nhắc lại trong mọi trường hợp, uống rượu sẽ không diệt được virus hít trong không khí. Rượu không khử trùng miệng và cổ họng cũng như hoàn toàn không bảo vệ chống lại COVID-19 khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể. Đồ uống có cồn gây hại cơ thể như thế nào? - Rượu làm tăng số lượng thụ thể ACE2 vốn là các mục tiêu được SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào chúng ta. - Người bình thường đã không nên uống rượu bia, hoặc nếu có uống thì cũng chỉ uống một số lượng vừa phải thì đương nhiên người đang mắc COVID-19 và sau mắc càng không nên uống vì có thể làm tăng sự lo lắng, trầm cảm hoặc các bệnh khác mà vốn dĩ những người đang mắc COVID-19 mắc phải. Chất lượng cuộc sống kém đi, khiến cho việc đối phó với sự căng thẳng trở nên khó khăn hơn. - Uống rượu bia kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng. - Sử dụng rượu, bia, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và viêm phổi. Hữu Quý (Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/) Tags: có thể, phòng ngừa, quan niệm, rượu bia, vấn đề, sau đây, dinh dưỡng, chủ tịch, tiêu diệt, giải đáp, nhi khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Hướng dẫn xử lý chất thải bệnh nhân mắc COVID-19 cách ly tại nhà

    (04/03/2022)
  • Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Đà Nẵng

    (04/03/2022)
  • Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp

    (07/03/2022)
  • Nên ăn gì, kiêng gì trước và sau khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

    (07/03/2022)
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà

    (08/03/2022)
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ trở nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19

    (10/03/2022)
  • Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

    (10/03/2022)
  • Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà

    (14/03/2022)
  • Hậu Covid-19 ở trẻ em, những điều cha mẹ cần biết!

    (16/03/2022)
  • Những quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết

    (22/03/2022)

Những tin cũ hơn

  • Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà

    (28/02/2022)
  • Tại sao cần tiêm Vaccin Covid-19 mũi tăng cường?

    (26/02/2022)
  • 10 việc cần thực hiện khi điều trị F0 tại nhà

    (16/02/2022)
  • Chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 thế nào?

    (11/02/2022)
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường trở lại

    (11/02/2022)
  • Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành: Đồng hành cùng bệnh nhân F0

    (08/02/2022)
  • Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất đánh giá cấp độ dịch COVID-19

    (28/01/2022)
  • Người ở 4 cấp độ dịch COVID-19 không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

    (27/01/2022)
  • Mũi tiêm Vắc xin COVID-19 tăng cường- 5 điều cần biết

    (26/01/2022)
  • Quy định đi lại đối với vùng đỏ trong trạng thái "bình thường mới" như thế nào?

    (25/01/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
  • Giới thiệu Thông tư số 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
  • INFOGRAPHICH: Thêm trường hợp bệnh nhân được chuyển khoa, chuyển viện
  • Các trường hợp người bệnh được ưu tiên khám, chữa bệnh
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Fo Uống Bia được Không