Các Giải Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì lượng rác thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp; khói bụi từ nhà máy, phương tiện giao thông,....không ngừng tăng cao. Đây là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng trở nên đáng báo động. Nếu tình trạng này tiếp tục chuyển biến xấu sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống khác trên trái đất. Vậy nên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nhất hiện nay.

Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Để bảo vệ môi trường sống, hiện nay Chính phủ và các cơ quan ban ngành của Nhà nước ta đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, đưa ra những đề xuất về biện pháp khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp và ý thức bảo vệ môi trường chung của người dân cũng như các doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm giúp cải thiện tình trạng này tốt hơn.

Mục lục

  • Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân
  • Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát môi trường
  • Các dạng ô nhiễm môi trường và cách khắc phục hiệu quả
    • Ô nhiễm môi trường là gì?
    • Các loại ô nhiễm môi trường:
      • 1. Ô nhiễm môi trường đất
      • 2. Ô nhiễm môi trường nước
      • 3. Ô nhiễm môi trường không khí
      • 4. Ô nhiễm môi trường khác
    • Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân

Rác thải từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của con người là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Vậy nên, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tiên chính là tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân:

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Phân loại rác trước khi mang đi vứt.

- Hạn chế sử dụng và vứt túi ni lông ra ngoài môi trường.

- Không sử dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

- Xử lý phân và các chất thải khi thực hiện các hoạt động chăn nuôi.

- Không vứt các loại chai lọ chứa hóa chất xuống nguồn nước.

- Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp trước khi xả ra sông, biển cần phải được xử lý.

- Tích cực trồng cây, gây rừng để làm sạch môi trường không khí bị ô nhiễm.

- Đi bộ, sử dụng xe đạp thay cho xe máy, ô tô khi có thể.

- Sử dụng các loại nhiên liệu như xăng E5 để giảm thiểu khí độc hại thải ra ngoài môi trường.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường

Tháng 1 năm 1994, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và trong đó có các quy định xử phạt về hành chính, hình sự đối với những hành vi gây ra mối đe dọa cho sự trong lành, sạch đẹp của môi trường. Tuy nhiên, với thực trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, Chính phủ và các cơ quan ban ngành Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đưa ra các giải pháp cưỡng chế hành chính, xử lý hình sự phải mạnh hơn nữa để có thể răn đe các đối tượng vi phạm.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát môi trường

Để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành, đặc biệt là lực lượng thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện công tác thanh tra, giám sát về môi trường.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác môi trường cần phải được huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, được trang bị các phương tiện kỹ thuật để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát môi trường hiệu quả nhất.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Trên đây là một số cách xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết làm thế nào để có thể ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng. Từ đó, mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường sống cũng chính là để bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.

Các dạng ô nhiễm môi trường và cách khắc phục hiệu quả

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Để mọi người có thể hiểu hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường và những hậu quả nguy hiểm của nó, mời tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn. Khi môi trường bị ô nhiễm dẫn tới những tính chất hóa học, sinh học, vật lý của môi trường thay đổi gây hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là do hoạt động của con người. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn có thể xảy ra do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Các loại ô nhiễm môi trường:

1. Ô nhiễm môi trường đất

Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.

Môi trường đất là nơi cư trú của con người và những sinh vật khác. Do đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm là rất đáng lo ngại và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

- Tro than.

- Nước thải không qua xử lý.

- Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

- Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Hậu quả nguy hiểm khi môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Ảnh hưởng đến sinh thái.

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất:

- Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất.

- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Giảm sử dụng phân khoáng.

- Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

- Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất.

2. Ô nhiễm môi trường nước

Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước theo chiều hướng tiêu cực. Những vật thể lạ xuất hiện ở trong nước ở thể lỏng hoặc rắn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước gây độc hại với con người và sinh vật, giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là:

- Sự cố tràn dầu.

- Các loại hóa chất.

- Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý.

- Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ.

- Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

Hậu quả nguy hiểm xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm bao gồm:

- Suy giảm hệ miễn dịch: Trong nước chưa qua xử lí có chứa các chất như Asen, Flo và phèn. Những chất này tích tự nhiều trong cơ thể có thể gây thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.

- Đói nghèo: Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nguồn nước bị bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt vào mùa khô hoặc nước bị ngập mặn với số tiền khá tốn kém.

Cách khắc phục tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm:

- Truyền thông để bảo vệ môi trường.

- Các luật về môi trường cần được đưa ra.

- Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật.

- Sử dụng hệ thống lọc để loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại cũng là biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Ô nhiễm môi trường không khí

Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi lớn trong thành phần không khí hoặc do sự có mặt của chất lạ dẫn đến không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa. Tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân của biến đổi khí hậu và đang là vấn đề thời sự được quan tâm nhiều nhất trên toàn thế giới.

Những nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

- Con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.

- Thải vào môi trường một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp.

- Do khói bụi từ xe gắn máy.

Hậu quả của hiện tượng môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm:

- Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”.

- Gây nhiều bệnh cho con người.

- Gây ra những cơn mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

- Gây hiệu ứng nhà kính.

- Thủng lỗ tầng ozon.

4. Ô nhiễm môi trường khác

- Ô nhiễm môi trường ánh sáng bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.

- Ô nhiễm môi trường tiếng ồn bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường.

- Ô nhiễm môi trường nhựa là sự tích tụ các chất nhựa và vi dẻo trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người.

- Ô nhiễm môi trường phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX do sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân.

- Ô nhiễm môi trường nhiệt là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người, chẳng hạn như sử dụng nước làm chất làm mát trong nhà máy điện.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

- Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung.

- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.

- Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường.

- Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

- Trồng cây, gây rừng cũng là giải pháp biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

- Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học.

- Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời.

- Tái chế rác thải.

- Phòng chóng ô nhiễm.

- Sử dụng những sản phẩm hữu cơ.

- Sử dụng điện hợp lý.

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm của nó. Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về tình trạng này đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.

Từ khóa » Giải Pháp Tránh ô Nhiễm Môi Trường