Các Giống Sâm Trồng Ở Việt Nam Mang Lại Giá Trị Cao
Có thể bạn quan tâm
Từ xa xưa theo y học cổ truyền, nhân sâm được xem là thần dược, chúng có công dụng bồi bổ sức khỏe. Cùng với sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, các loại sâm trồng ở Việt Nam cũng mang tới nhiều lợi ích nâng cao về sức khỏe và điều trị một số bệnh lý trong cơ thể con người.
Sâm là một giống thuốc quý trong nền y học trên toàn thế giới, đặc biệt là Đông Y. Cây sâm phân bố ở khắp các nước châu Á, chủ yếu tập trung ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,…
Trong đó các giống sâm trồng ở Việt Nam vinh dự là những loài sâm quý và có tác dụng chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả.
Rất nhiều người vẫn thắc mắc nhân sâm là gì? Việt Nam có các giống sâm nào?… Nhân sâm là một loại cây thuốc quý được sử dụng nhiều trong Đông Y. Các giống sâm trồng tại Việt Nam phải kể tới là vô vàn và chúng vô cùng quý báu, tốt cho sức khỏe cho người dùng.
Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ giới thiệu cho các bạn các giống sâm trồng tại Việt Nam cũng như những công dụng, đặc điểm của cây và hướng dẫn các bạn chọn lựa loại xâm nào phù hợp với sức khỏe cơ thể nhé.
Các loại sâm trồng ở Việt Nam hiện nay
Dưới đây là các loại sâm trồng ở Việt Nam mang công dụng tốt nhất, vì vậy hãy cùng tìm hiểu từng loại sâm để chọn lựa loại sâm nào thích hợp nhé.
1. Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh hay còn được gọi với cái tên là sâm Tiết Túc, đây là loại sâm rừng mang lại giá trị kinh tế cao cũng như công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, điều đặc biệt nhất chính là bạn chỉ tìm thấy sâm Ngọc Linh ở Việt Nam.
Cụ thể, sâm phân bố và sinh trưởng chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắ tại Việt Nam. Đặc biệt, những củ sâm mọc ở núi Ngọc Linh mang tới cho người dùng giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy chúng được mệnh danh là sâm Ngọc Linh.
Tại những địa điểm khác vẫn chưa tìm thấy sự xuất hiện của sâm Ngọc Linh. Theo nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của sâm Ngọc Linh đã chứng minh rằng sâm mang tới một số tác dụng nổi bật như:
- Chống trầm cảm, stress, căng thẳng
- Kích thích hệ thống miễn dịch
- Ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, lão hóa
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư
- Bảo vệ gan và những tế bào gan
- Giúp tăng cường sinh lý cho nam và nữ giới
- Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giúp ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn
Tại những vùng núi, người dân tộc thiểu số dùng sâm Ngọc linh để làm thuốc bổ, làm lành vết thương, cầm máu, điều trị bệnh sốt rét và kéo dài tuổi thọ.
Sâm Ngọc Linh là cây nhân sâm Việt Nam mang lại giá trị rất kinh tế cao, loại sâm này tương đương với sâm Linh chi của Hàn Quốc. Bình quân một kg sâm Ngọc Linh (tương đương với 2 đến 4 cây) có giá dao động từ 300 đến 400 triệu đồng.
2. Sâm Đá
Một trong các loại sâm trồng ở Việt Nam không thể bỏ qua đó chính là sâm đá. Sâm Đá hay còn được gọi với cái tên là sâm xuyên đá, đây là sâm mọc trên những vùng núi đá vôi và thường được tìm thấy ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai.
Sâm Đá có kích thước nhỏ, thân chỉ nhỏ bằng cây đũa, có màu vàng nhạt, hương thơm mát và dễ chịu. Loại sâm này có đặc điểm sinh trưởng rất kỳ lạ. Khi còn non thân cây sẽ sinh trưởng theo dạng mọc thẳng đứng.
Tuy nhiên, khi sâm đá vào giai đoạn trưởng thành cây sẽ phát triển thành dạng dây leo, bám vào những cây gỗ lớn. Phần củ sẽ ngày càng phát triển dài ra và ăn sâu vào lòng đất chứ không to ra như những loại sâm khá. Các loại sâm Đá có củ to thường là cây vẫn còn ít tuổi.
Trong thành phần của sâm Đá có chứa hàm lượng Saponin tổng hợp rất cao, hàm lượng này chỉ thấp hơn trong sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên một chút. Tuy nhiên, lại cao hơn sâm Ngọc Linh khi đã trồng 5 năm tuổi và sâm Triều Tiên.
Điều đặc biệt là cả thân cây đều có chứa chất Saponin, thậm chí lượng Saponin trong thân có thể bằng 70% củ sâm.
Nhờ vào lượng Saponin trong sâm đá dồi dào mà chúng được sử dụng để tái tạo lại tế bào, phục hồi cơ thể sau điều trị bệnh, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp mạnh gân cốt và giúp hỗ trợ bài trừ các độc tố có trong cơ thể.
Ngoài ra, sâm Đá cũng được cho là có lợi đối với những người mắc bệnh tim. Mặc dù sâm đá chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành của sâm Đá tương đối thấp so với giá nhân sâm Việt Nam.
Một cân sâm đá tươi nằm trong khoảng từ 200 đến 300.000 đồng trong khi sâm khô có giá từ 600 đến 800.000 đồng.
3. Sâm Bố Chính
Các loại sâm trồng ở Việt Nam mà Fao muốn giới thiệu với các bạn tiếp theo đó chính là sâm bố chính, loại sâm này còn được gọi với cái tên là Thổ Hào, đây là loại sâm Việt Nam thường được tìm thấy tại những vùng núi có thổ nhưỡng đặc biệt và khí hậu mát mẻ.
Sâm Bố Chính là giống cây thân thảo, mềm yếu có sức sống bền bỉ, dai. Tác dụng đặc trưng nhất của chúng là dùng để chữa ho, người nhiệt, nóng trong người, khát nước, táo, thường hay phát sốt.
Ngoài ra, sâm Bố Chính còn được coi là một vị thuốc bổ có thể điều hòa kinh nguyệt, thông tiểu tiên, điều trị lao phổi, động kinh, thiếu máu, mất ngủ, chống suy nhược thần kinh, trầm cảm.
Tuy mang nhiều giá trị dinh dưỡng như vậy nhưng sâm Bố Chính có giá thành không quá cao, khoảng 250 cho tới 350.000 đồng cho một kg sâm tươi và khoảng 800.000 đồng đối với một kg sâm khô.
Tuy nhiên, khi lựa chọn mua sâm Bố Chính, người sử dụng nên chọn loại sâm tự nhiên, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
4. Tam Thất Bắc
Tam Thất Bắc là một trong các loại sâm trồng ở Việt Nam phổ biến. Ngày xưa, Tam Thất Bắc được xem là thứ quý hơn cả vàng bởi vì người dân không thể tự tay trồng được loại sâm này.
Ngày nay, sâm thất bắc đã có thể di thực trồng ở Hà Giang, Lào Cai,.. tuy nhiên sâm rừng vẫn có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn.
Tam Thất Bắc thường được sử dụng để chưa trị các bệnh như: an thần, chống căng thẳng, dưỡng não, điều hòa các chức năng gan, hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt giải độc, bổ khí huyết và điều hòa huyết áp.
Bên cạnh đó, củ sâm cũng được dùng với công dụng là để tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống bệnh ung thư và sự xâm nhập của những loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Hiện tại, trên thị trường sâm Tam Thất Bắc có giá bán tương đối cao. Đối với Tam Thất Bắc hoang ruột tím và vàng, giá bán dao động từ 3 đến 5 triệu đồng cho một kg.
Sâm Tam Thất Bắc ruột trắng được xem là không có giá trị y học, vì vậy khi chọn mua các bạn cần thận trọng và lưu ý điều này.
5. Sâm Cau Rừng
Sâm Cau hay còn được gọi với cái tên là ngải cao cũng chính là một trong số các loại sâm trồng ở Việt Nam, đây là một dược liệu quý được tìm thấy ở những tỉnh miền Bắc của nước ta. Một vài dân tộc thiểu số sống ở Tây Bắc sử dụng sâm Cau rừng để điều trị bệnh vàng da, đại tiên phân lỏng, chữa ho, mộng tinh, di tinh.
Tuy nhiên, công dụng chủ yếu của sâm cam rừng vẫn là tăng cường sinh lực nam giới và hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương.
Qua nhiều nghiên cứu cho biết, sâm Cau rừng có thể giúp hỗ trợ hoạt động của thận, đào thải những chất cặn bã, chất độc khỏi cơ thể. Từ đó, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp cho cơ thể có thể tránh khỏi nhiều bệnh tật.
Sâm Cau Rừng có giá bán trên thị trường tương đối thấp, chỉ khoảng 200 đến 400.000 đối với cho một kg sâm khô.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về các loại sâm trồng ở Việt Nam rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể lựa chọn được những loại sâm phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Các Loại Sâm Quý Việt Nam
-
Tổng Hợp 10 Loại Sâm Quý Phổ Biến được Trồng ở Việt Nam
-
Top 8 Loại Sâm Quý Của Việt Nam Có Nhiều Tác Dụng Tốt Cho ...
-
Xác định Chính Xác Các Loài Sâm ở Việt Nam
-
TOP 12 Các Hình ảnh Các Loại Sâm ở Việt Nam Quý Hiện Nay - Ẩm Thực
-
Những Loại Sâm Cao Cấp Của Việt Nam
-
Điểm Danh Top 8 Sâm Quý Việt Nam Mà Không Phải Ai Cũng Biết
-
TOP 3 Loại Sâm Việt Nam Quý Hiếm
-
TOP 100 Các Loại Sâm ở Việt Nam Và Tác Dụng Của Chúng - KHBVPTR
-
Các Loại Cây Nhân Sâm Việt Nam - Công Dụng & Cách Dùng
-
Những Cây Sâm Quý Bồi Bổ Sức Khỏe - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Việt Nam đang Sở Hữu Loại Sâm Quý Nhất Thế Giới
-
Các Loại Sâm ở Việt Nam - Top 5 Loại Sâm Có Công Dụng Tuyệt Vời Nhất
-
Top 10 Loại Sâm Việt Nam Giá Trị Cực Lớn Chẳng Thua Kém Sâm Hàn ...