Các Giọng Trưởng | Anhbaduy Guitar

1. Các giọng trưởng có dấu thăng

– Giọng có trưởng 1 dấu thăng – Sol trưởng (G major):

Lấy chủ âm của giọng C major (giọng trưởng không có dấu hóa) làm điểm khởi đầu, tính lên quãng 5 đúng (5P) ta sẽ có chủ âm của giọng G major.

Sắp xếp các bậc của giọng G major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Fa thăng (F#).

g_major_scale_piano

Dấu # ở nốt Fa được ghi ở dạng cố định (còn gọi là Hóa biểu – Key – dấu hóa theo khóa).

G major

– Giọng trưởng có 2 dấu thăng – Rê trưởng (D major):

Từ chủ âm của giọng G major (giọng trưởng có 1 dấu thăng), tính lên quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng D major.

Sắp xếp các bậc của giọng D major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt F# và C#.

d_major_scale

Hóa biểu của giọng Rê trưởng (D major) có 2 dấu thăng:

D major

– Giọng trưởng có 3 dấu thăng – La trưởng (A major):

Từ chủ âm của giọng D major (giọng trưởng có 2 dấu thăng), tính lên quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng A major.

Sắp xếp các bậc của giọng A major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt F#, C# và G#.

A-Major-Scale

Từ 3 trường hợp trên ta thấy chủ âm của giọng có nhiều hơn 1 dấu thăng luôn nằm trên giọng ít hơn 1 dấu thăng quãng 5P; nốt thăng xuất hiện sau luôn nằm trên  nốt thăng trướng quãng 5P.  

Với cách làm tương tự người ta có thể tìm ra các giọng trưởng có nhiều dấu thăng hơn và đúc kết thành quy luật xuất hiện của chúng theo chiều kim đồng hồ của vòng quãng 5 sau đây:

Circle of Fifths

Vòng quãng 5 của các giọng

2. Các giọng trưởng có dấu giáng

– Giọng có trưởng 1 dấu giáng – Fa trưởng (F major):

Lấy chủ âm của giọng C major (giọng trưởng không có dấu hóa) làm điểm khởi đầu, tính xuống  quãng 5 đúng (5P) ta sẽ có chủ âm của giọng F major.

Sắp xếp các bậc của giọng F major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Si giáng (Bb).

f_major_scale_piano

Dấu b ở nốt Si được ghi ở dạng cố định (cũng gọi là Hóa biểu – Key – dấu hóa theo khóa).

F major

– Giọng trưởng có 2 dấu Giáng – Si giáng trưởng (Bb major):

Từ chủ âm của giọng F major (giọng trưởng có 1 dấu giáng), tính xuống quãng 5 đúng ta sẽ có chủ âm của giọng Bb major (B flat major).

Sắp xếp các bậc của giọng Bb major theo gam đi lên cho phù hợp công thức của điệu thức trưởng, ta thấy xuất hiện nốt Bb và Eb.

b-flat-major-scale-on-piano

Hóa biểu của giọng Bb trưởng (B flat major) có 2 dấu giáng:

Bb major

Từ 2 trường hợp trên ta thấy chủ âm của giọng có nhiều hơn 1 dấu giáng luôn nằm dưới giọng ít hơn 1 dấu giáng quãng 5P; nốt giáng xuất hiện sau luôn nằm dưới cnốt giáng trước quãng 5P.  

Với cách làm tương tự người ta có thể tìm ra các giọng trưởng có nhiều dấu giang hơn và đúc kết thành quy luật xuất hiện của chúng theo ngược chiều kim đồng hồ của vòng quãng 5 của cá giọng ở trên.

Để tiện nghiên cứu, các bạn có thể tham khảo thêm bảng tra cứu các giọng trường và thành phần âm củ chúng trong bảng dưới đây:

Ionian Mode

Trở về bài trước                                                                                                 Tới bài sau

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Gam Rê Trưởng