Các Hằng đẳng Thức đáng Nhớ: Bình Phương Của Một Tổng, Một Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này các em cùng làm quen với các công thức của các hằng đẳng thức như: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu hai bình phương.
• Bài tập vận dụng các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu và hiệu hai bình phương
1. Bình phương của một tổng
• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2.
• Phát biểu bình phương của một tổng: Bình phương của tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.
* Ví dụ:
a) Tính (a + 1)2.
b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.
c) Tính nhanh: 512; 3012
> Lời giải:
a) Ta có: (a + 1)2 = a2 + 2.a.1 + 12 = a2 + 2a + 1.
(trong câu này, ta thấy biểu thức A là a; biểu thức B là 1)
b) Ta có x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22 = (x + 2)2.
(trong câu này, ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 2)
c) 512 = (50 + 1)2 = 502 + 2.50.1 + 1 = 2500 + 100 + 1 = 2601
Tương tự: 3012 = (300 + 1)2 = 3002 + 2.300.1 + 1 = 90000 + 600 + 1 = 90601.
(Vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng để tách số và tính nhanh)
2. Bình phương của một hiệu
• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A - B)2 = A2 - 2AB + B2.
• Phát biểu bình phương của một hiệu: Bình phương của hiệu hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.
* Ví dụ:
a) Tính
b) Tính (2x - 3y)2
c) Tính nhanh 992
> Lời giải:
a)
(ta thấy biểu thức A là x; B là 1/2)
b) (2x - 3y)2 = (2x)2 - 2(2x).(3y) + (3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2
(ta thấy biểu thức A là 2x; B là 3y)
c) 992 = (100 - 1)2 = 1002 - 2.100.1 + 12 = 10000 - 200 + 1 = 9801
(Vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu để tách số tính nhanh)
3. Hiệu hai bình phương
• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: A2 - B2 = (A + B)(A - B).
• Phát biểu hiệu hai bình phương: Hiệu của bình phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và hiệu hai biểu thức.
* Ví dụ:
a) Tính (x + 1)(x - 1)
b) Tính (x - 2y)(x + 2y)
c) Tính nhanh: 56.64
> Lời giải:
a) (x + 1)(x - 1) = x2 - 1 (ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 1)
b) (x - 2y)(x + 2y) = x2 - (2y)2 = x2 - 4y2
(ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 2y)
c) 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) = 602 - 42 = 3600 - 16 = 3584.
(Vận dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để tính nhanh).
Từ khóa » Tổng Hoặc Hiệu 2 Bình Phương
-
Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ - Kiến Thức Quan Trọng Cần Nhớ
-
Viết Mỗi Biểu Thức Sau Về Dạng Tổng Hoặc Hiệu Hai Bình Phương:a ...
-
Bài Toán 6 Viết Mỗi Biểu Thức Sau D... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Hiệu Hai Bình Phương Là Gì? Các Dạng Bài Tập điển Hình - VOH
-
Viết Mỗi Biểu Thức Sau Dưới Dạng Tổng Của Hai Bình Phươnga) X2 ...
-
Viết Dưới Dạng Tổng Hoặc Hiệu Của 2 Bình Phương A/x^2-2xy+2y^2+ ...
-
Viết Mỗi Biểu Thức Sau Về Dạng Tổng Hoặc Hiệu Của 2 Bình ...
-
Viết Mỗi Biểu Thức Sau Về Dạng Tổng Hoặc Hiệu 2 Bình Phương
-
Viết Mỗi Biểu Thức Sau Dưới Dạng Bình Phương Một Tổng ...
-
Viết Các Biểu Thức Dưới Dạng Tổng Của 2 Bình Phương: X^2 + 10x + ...
-
Bảy Hằng đẳng Thức đáng Nhớ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 16 Trang 11 Sgk Toán 8 Tập 1, Viết Các Biểu Thức Sau Dưới
-
Viết Các Biểu Thức Sau Dưới Dạng Bình Phương Một Tổng Hoặc Một ...