Các Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Theo Quy định Của Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật bao gồm: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh,… Cụ thể được quy định như sau:
1. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp các gói thầu phải áp dụng các hình thức đấu thầu khác dưới đây.
2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Luật đấu thầu 2013.
Khác với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
3. Chỉ định thầu
Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013:
– Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
– Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
– Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
– Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Xem thêm: Quy trình chỉ định thầu thông thường theo pháp luật hiện hành
5. Chào hàng cạnh tranh
Một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu phải kể đến đó là chào hàng cạnh tranh.
Chào hàng cạnh tranh chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Ngoài ra, khi lựa chọn hình thức này, nhà đầu tư cần chú ý đến phạm vi áp dụng. Cụ thể là theo quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013, chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Xem thêm: Thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
6. Mua sắm trực tiếp
Căn cứ theo Điều 24 Luật đấu thầu 2013, mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
– Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
– Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
– Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Lưu ý: Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Xem thêm: Quy trình mua sắm trực tiếp theo quy định hiện nay
7. Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu” trên cơ sở tuân thủ quy định trên và đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, bao gồm:
– Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
– Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
– Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
Xem thêm: Quy định của pháp luật về quy trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu
8. Lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
9. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Luật đấu thầu 2013:
– Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Xem thêm: Quy định về bảo đảm dự thầu theo Luật đấu thầu 2013
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Từ khóa » Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Luật
-
Các Hình Thức, Phương Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Mới Nhất 2022
-
8 Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Trong đấu Thầu
-
Các Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu, Nhà đầu Tư Theo Quy định Của Luật ...
-
Theo Quy định Về Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu, Hình Thức Mua Sắm ...
-
Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu, Nhà đầu Tư được Quy định Như Thế Nào?
-
04 Phương Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Theo Quy định Mới Nhất
-
CÁC HÌNH THỨC ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM
-
Các Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Phổ Biến Nhất
-
[DOC] 1. Thẩm định Và Phê Duyệt Kế Hoạch Lựa Chọn Nhà Thầu áp Dụng Cho ...
-
Luật đấu Thầu Số 43/2013/QH13 - USSH
-
Hình Thức Lựa Chọn Nhà Thầu Qua Mạng | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Các Hình Thức đấu Thầu
-
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ...
-
Bắc Giang - Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Văn Bản Pháp Luật