Các Hình Thức Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán - Thành Lập Công Ty Online

Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán
  • Trang chủ
  • Tin tức tư vấn
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN Gửi thông tin

Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán

1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung  

  Hình thức này thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định, có khả năng đảm bảo việc luân chuyển chứng từ các bộ phận sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.      Theo hình thức này chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng     Kế toán của đơn vị. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và đơn vị.      Hình thức này có ưu điểm là bảo đảm sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp đơn vị kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc  ứng dụng các phương tiện tính toán hiện  đại có hiệu quả nhưng có nhược điểm là không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ đơn vị nếu địa bàn hoạt động rộng.

  Có thể mô tả hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung theo sơ đồ sau đây:

Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán

  2. Hình thức tổ chức kế toán phân tán

  Đối với những đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh lớn có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động rộng, có các đơn vị phụ thuộc ở xa trung tâm chỉ huy, trong trường hợp này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh ở cơ sở, mặt khác đảm bảo việc cập nhật sổ sách kế toán trong toàn đơn vị, sự cần thiết khách quan là tại các đơn vị phụ thuộc hình thành tổ chức kế toán hay nói cách khác người lãnh đạo đơn vị phải phân cấp việc hạch toán kế toán cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc.   Tức là chứng từ kế toán phát sinh tại cơ sở nào, cơ sở đó tự thanh toán và hạch toán không phải gửi chứng từ về phòng kế toán trung tâm như những đơn vị chưa được phân cấp hạch toán kế toán.      Quan hệ giữa phòng kế toán cấp trên với bộ phận kế toán ở đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc là quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ và tiếp nhận thông tin thông qua chế độ báo cáo kế toán do đơn vị quy định.   Tuỳ theo trình độ và điều kiện cụ thể, đơn vị có thể giao vốn (vốn cố định, vốn lưu động) cho đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng và uỷ quyền cho đơn vị phụ thuộc được vay vốn ngân hàng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh.   Như  vậy công việc  ở phòng kế toán doanh nghiệp chủ yếu là tổng hợp, kiểm tra báo cáo ở các  đơn vị phụ thuộc gửi lên và chỉ trực tiếp thanh toán, hạch toán những chứng từ kế toán của những đơn vị trực thuộc không có tổ chức hạch toán kế toán. 

  Có thể mô tả hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán theo sơ đồ sau:

    Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán       Hình thức này có  ưu  điểm là tạo  điều kiện cho các  đơn vị phụ thuộc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời nhưng có nhược  điểm là số  lượng nhân viên lớn, bộ máy cồng kềnh.

  3. Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán  

  Đây là một hình thức kết hợp  đặc  điểm của hai hình thức trên. Theo hình thức này đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm.   Nhưng những người quản lý ở các đơn vị trực thuộc thì ngoài việc ghi chép ban đầu còn được giao thêm một số phần việc mang tính chất kế toán   Ví dụ: Hạch toán chi phí tiền lương, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý. phát sinh tại đơn vị trực thuộc. Mức độ phân tán này phụ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý, trình độ hạch toán kinh tế của đơn vị.    
  • Currently 4.78/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 2926 đánh giá Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM Bài viết cùng chuyên mục Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề... Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông... Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty... Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp... Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để... Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ... 0932.068.886
  • zalo

Từ khóa » Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh