Các Hợp âm đàn Organ Cơ Bản Và Cách Bấm đơn Giản Nhất - Unica

Hợp âm đàn Organ là một trong những kiến thức nhạc lý quan trọng mà những ai đã, đang và sẽ học đàn Organ không nên bỏ qua. Vậy đàn organ bao gồm bao nhiêu hợp âm? Cùng UNICA tìm hiểu về các hợp âm đàn Organ cơ bản và cách bấm trong bài viết dưới đây. 

Về cơ bản, hợp âm đàn Organ tương đối giống với hợp âm đàn Piano, do đó, nếu bạn đã tìm hiểu về các hợp âm của đàn Piano thì việc trang bị cho mình thêm những kiến thức về hợp âm Organ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

1. Các hợp âm đàn Organ cơ bản

Cũng giống như học đàn Piano, Guitar,... hợp âm của đàn Organ gồm 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si được ký hiệu lần lượt bằng các chữ cái in hoa đó là C, D, E, F, G, A, B. 

hop-am-dan-organ-2

Hợp âm đàn Organ gồm bao nhiêu loại?

Hợp âm đàn Organ được chia thành nhiều loại, cụ thể như sau: 

- Hợp âm trưởng: Là loại hợp âm phổ biến và được sử dụng rộng rãi, bạn sẽ bắt gặp những hợp âm này trong bất kỳ bản nhạc nào. Hợp âm trưởng được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa. Ví dụ: Hợp âm Mi trưởng sẽ được ký hiệu là E. 

- Hợp âm thứ: Hợp âm thứ cũng là loại hợp âm thông dụng chẳng kém hợp âm trưởng. Các hợp âm thứ sẽ được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa ở phía trước kèm thêm chữ “m” thường ở phía sau. Ví dụ: Hợp âm Mi thứ sẽ là Em. 

- Hợp âm thăng/giáng: Nếu các hợp âm trưởng/thứ có thêm các ký hiệu thăng (#)/giáng (b) thì sẽ được gọi là hợp âm thăng/giáng. Ví dụ: Hợp âm Mi thăng trưởng là E#; Mi giáng thứ là Ebm. 

- Các hợp âm có dấu “/”: Đây là hợp âm Organ phức tạp, thông thường các dấu “/” sẽ đi kèm với các ký hiệu khác và bạn chỉ gặp nó trong các bản nhạc phức tạp. Ví dụ: E#m/Ab.

- Các hợp âm trưởng/thứ có được thêm vào các ký hiệu hoặc chữ số như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)... Ví dụ: CM7, Cm7, Fdim, Bsus…

Nếu bạn đã học Piano cơ bản thì chắc chắn sẽ biết đến kiến thức cơ bản này và quen thuộc với nó.

2. Cách bấm hợp âm đàn Organ

Hợp âm của đàn Organ được cấu tạo từ 3 nốt nhạc và mỗi nốt của hợp âm được cách nhau 1 nốt trắng. Bạn có thể tham khảo cách bấm hợp âm trưởng/thứ/thăng/giáng của đàn Organ dưới đây. 

Cách bấm hợp âm trưởng đàn Organ

Hợp âm trưởng được cấu tạo từ 3 nốt nhạc, nốt thứ nhất là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 cách nốt thứ nhất 5 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau và nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 4 phím đàn trắng đen liên tiếp. 

Ví dụ: Hợp âm Đô trưởng (C)  thì bạn sẽ bấm nốt đầu tiên là nốt Đô (nốt gốc), tiếp đến là nốt Mi cách nốt Đô 5 phím đàn trắng đen liên tiếp và cuối cùng là nốt Sol cách nốt Mi (nốt thứ 2) 4 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau. 

Tính theo công thức như vậy, chúng ta tìm được tọa độ của những hợp âm khác như sau:

- C major (C). C – E – G

- C# major (C#). C# – E# – G#

- D major (D). D – F# – A

- Eb major (Eb). Eb – G – Bb

- E major (E). E – G# – B

- F major (F). F – A – C

- F# major (F#). F# – A# – C#

- G major (G). G – B – D

- Ab major (Ab). Ab – C – Eb

- A major (A). A – C# – E

- Bb major (Bb). Bb – D – F

- B major (B). B – D# – F#

>>> Xem ngay: 4 Cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản bạn nên tham khảo

hop-am-dan-organ-1

Cách bấm hợp âm trưởng của đàn Organ

Tương tự, ta có thể xác định được hợp âm trưởng còn lại như sau: 

- D (Rê trưởng): Rê – Fa# – La

- E (Mi trưởng): Mi – Sol# – Si

- F (Fa trưởng): Fa – La – Đô

- G (Sol trưởng): Sol – Si – Rê

- A (La trưởng): La – Đô# – Mi

- B (Si trưởng): Si – Rê# – Fa#

Cách bấm hợp âm thứ đàn Organ

Hợp âm thứ Organ cũng được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa giống như hợp âm chính nhưng phía sau có thêm chữ “m” thường. Khi bấm hợp âm thứ của đàn Organ bạn cũng bấm nốt đầu tiên là nốt gốc như hợp âm trưởng; nốt thứ 2 cách nốt đầu 4 phím đàn trắng đen liên tiếp; nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 5 phím đàn trắng đen liên tiếp nhau. 

Ví dụ: Hợp âm Rê thứ (Dm) sẽ có cách bấm là: Bạn bấm nốt đầu tiên là nốt Rê (nốt gốc), nốt thứ 2 cách nốt đầu (nốt Rê) 4 phím đàn trắng đen liên tiếp là nốt Fa và nốt thứ 3 là nốt La cách nốt thứ 2 (nốt Fa) 5 phím đàn trắng đen liên tiếp. 

Tính theo công thức như vậy, ta có thể xác định tọa độ của những hợp âm khác như sau:

- C minor (Cm). C – Eb – G

- C# minor (C#m). C# – E – G#

- D minor (Dm). D – F -A

- Eb minor (Ebm). Eb – Gb – Bb

- E minor (Em). E – G – B

- F minor (Fm). F – Ab – C

- F# minor (F#m). F# – A – C#

- G minor (Gm). G – Bb – D

- Ab minor (Abm). Ab – Cb – Eb

- A minor (Am). A – C – E

- Bb minor (Bbm). Bb – Db – F

- B minor (Bm). B – D – F#

hop-am-dan-organ.jpg

Cách bấm các hợp âm thứ trên đàn Organ

Tương tự bạn có thể thực hiện cách bấm với các hợp âm thứ còn lại:

- Cm (Đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol

- Em (Mi thứ): Mi – Sol – Si

- Fm (Fa thứ): Fa – La(b) – Đô

- Gm (Sol thứ): Sol – Si(b) – Rê

- Am (La thứ): La – Đô – Mi

- Bm (Si thứ): Si – Rê – Fa#

Từ cách bấm hợp âm trưởng/thứ bạn có thể bấm hợp âm thăng/ giáng bằng cách nâng lên hoặc hạ xuống ½ cung. 

Đăng ký khoá học Organ online ngay để nhận ưu đãi siêu hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách làm Intro, đệm những điệu như Bolero, Chachacha, Slow, Disco, Twist,... Biết được cách bắt tone, chọn điệu, chọn tiếng phù hợp với bài hát và cách sử dụng đàn. Bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký học ngay: Dạy Đệm Organ Cấp Tốc I - Thiện Organ Lê Thiện Chánh (Thiện Organ) 299.000đ 800.000đ Đăng ký Học thử Dạy đệm Organ cấp tốc 2 Lê Thiện Chánh (Thiện Organ) 379.000đ 800.000đ Đăng ký Học thử Tự học guitar fingerstyle cùng Haketu Hà Kế Tú 499.000đ 800.000đ Đăng ký Học thử

3. Học cách nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc

Khi bạn tập đánh một bài nhạc mới trên đàn Organ thì chắc chắn bạn sẽ phải dựa vào sheet nhạc, do đó bạn cần học cách nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc. Một khuông nhạc sẽ có 5 dòng kẻ, nốt nhạc sẽ nằm 1 trong 2 vị trí đó là trên dòng kẻ hoặc giữa khe của 2 dòng kẻ.

Vị trí cụ thể các nốt nhạc trên khuông nhạc như sau: 

- Nốt nằm trên dòng kẻ đầu tiên đó là nốt Mi; 

- Nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 1 và 2 là Fa; 

- Nốt Sol nằm trên dòng kẻ thứ 2; 

- Nốt La nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và 3; 

- Nốt Si nằm trên dòng kẻ thứ 3;

- Nốt Đô nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và 4.

- Nốt nằm trên dòng thứ 4 là Re.

- Nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5 là Mi.

- Nốt nằm trên dòng kẻ thứ 5 là La. 

Ngoài 5 dòng kẻ chính, các nốt nhạc còn xuất hiện bên ngoài khuông nhạc. Nốt nằm giữa đường kẻ phụ thứ 1 và dòng kẻ thứ 1 là nốt Rê, nốt nằm trên dòng kẻ phụ thứ nhất là nốt Đô. 

notes-nhac-tren-khoa

Khuông nhạc cơ bản

Trên đây là những kiến thức bổ ích về các hợp âm đàn Organ và cách bấm mà UNICA gửi đến bạn đọc. Có thể thấy việc xác định hợp âm và bấm hợp âm Organ không hề đơn giản vì thế để có thể học hátcác bài nhạc trên đàn Organ bạn cần chăm chỉ, kiên trì để học và tập luyện. Một điều bất ngờ nữa mà Unica muốn chia sẻ đến bạn giúp bạn hiểu biết hơn về thế giới âm nhạc.

 Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Cách Bấm Hợp âm Bm Organ