Các Hợp Chất Hữu Cơ Là Gì? 5 ứng Dụng Thường Gặp - GLaw Vietnam
Có thể bạn quan tâm
CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ LÀ GÌ? 5 ỨNG DỤNG THƯỜNG GẶP
Hợp chất hữu cơ là những dạng chất tồn tại trong tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Trong các hợp chất hữu cơ chúng được phân loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất, vai trò riêng biệt. Để hiểu thêm về loại hợp chất này GLaw sẽ giải đáp qua bài viết sau
Mục lục
- 1. Các hợp chất hữu cơ là gì?
- a. Khái niệm:
- b. Phân loại:
- c. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- 2. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
- a. Mạch cacbon
- b. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
- c. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
- 3. Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ:
- a. Tính chất vật lý
- b. Tính chất hóa học
- 4. Ứng dụng của hợp chất hữu cơ trong đời sống:
- a. Khí (C1 – C4)
- b. Xăng
- c. Dầu hỏa và dầu điezen:
- d. Dầu nhờn và nhựa đường:
- e. Nguyên liệu trong công nghiệp:
- f. Ứng dụng khác:
1. Các hợp chất hữu cơ là gì?
a. Khái niệm:
Các hợp chất hữu cơ (organic compound) là những hợp chất hóa học mà trong phân tử có sự hiện diện của nguyên tử cacbon trừ cacbua, cacbonat, cacbon oxit, xyanua. Ví dụ như đường, cồn, khi metan, xăng, khí gas,..
b. Phân loại:
Các hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học tạo nên và thường được chia thành hai loại là hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
- Hidrocacbon: phân tử chỉ gồm 2 nguyên tố C (cacbon) và H (hidro)
- Ví dụ: CH4 (metan), C2H4(etilen), C6H6(benzene),…
- Dẫn xuất của Hidrocacbon: có nguyễn tố khác như oxi, nito, clo,… ngoài cacbon và hidro
- Ví dụ: C2H5OH (cồn), C12H22O11 (đường), CH3COOH (giấm ăn),…
Ngoài ra còn được phân loại theo mạch cacbon gồm: hợp chất hữu cơ mạch vòng và hợp chất hữu cơ mạch không vòng. Được chia chi tiết hơn trong mỗi loại.
c. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
Hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo và nó có ở xung quanh ta trong hầu hết các loại lương thực thực phẩm, cơ thể người, cơ thể sinh vật và trong các loại đồ dùng.
2. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
a. Mạch cacbon
Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch cacbon: mạch nhánh, mạch thẳng (mạch không phân nhánh) và mạch vòng.
b. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II. (mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết)
Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
c. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
3. Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ:
a. Tính chất vật lý
- Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi do có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Phần lớn các họp chất hữu cơ tan nhiều trong dung môi hưu cơ nhưng không tan hoặc ít tan trong nước.
b. Tính chất hóa học
- Các hợp chất hữu cơ thường dễ cháy, kém bền với nhiệt.
- Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
4. Ứng dụng của hợp chất hữu cơ trong đời sống:
a. Khí (C1 – C4)
- Sản phẩm là quá trình chưng cất dưới 80 độ C.
- Được hóa lỏng cho vào bình gas hoặc các đường dẫn khí để đun nấu hoặc sưởi ấm.
- Cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm và các nhà máy.
b. Xăng
- Là sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở 40 -> 80 độ C.
- Là nhiên liệu quan trọng cho hầu hết các phương tiện giao thông.
c. Dầu hỏa và dầu điezen:
Là nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải lớn được tinh chế qua quá trình chưng cất áp suất cao.
- Dầu hỏa (C10 – C16)
- Là sản phẩm tinh chế có được qua quá trình chưng cất ở nhiệt độ từ 180 – 220 độ C.
- Được điều chế từ dầu mỏ để thắp sáng, làm nguyên liệu chủ yếu cho động cơ phản lực.
- Diezen (C16 –C21)
- Được chưng cất ở nhiệt độ khoảng 260 – 300 độ C.
- Nhiên liệu cho động cơ đốt trong cần công suất lớn như xe tải, tàu hỏa,…
d. Dầu nhờn và nhựa đường:
- Dầu nhờn: dùng để bôi trơn cho các động cơ, máy móc công nghiệp, là sản phẩm mazut khi chưng cất ở áp suất cao.
- Nhựa đường: là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mazut dầu mỏ, là sản phẩm chưng cất ở áp suất thấp.
e. Nguyên liệu trong công nghiệp:
- Anken được tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ để làm nguyên liệu chế biến nhựa và cao su.
- Là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các chất hữu cơ và phân bón đạm.
f. Ứng dụng khác:
- Làm dung môi cho hợp chất hữu cơ.
- Ứng dụng trong y học và mỹ phẩm (ví dụ: vaseline).
- Ankan rắn (parafin) dùng làm nến.
Với những chia sẻ qua bài viết này hy vọng đã trả lời được cho các bạn câu hỏi “Các hợp chất hữu cơ là gì?” và những ứng dụng của loại hợp chất này trong đời sống mà ta vẫn thường gặp.
Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com
Từ khóa » Chất Hưu Cơ La Gi
-
Chất Hữu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hợp Chất Hữu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hợp Chất Hữu Cơ Là Gì? Khái Niệm Hợp Chất Hữu Cơ Và Hóa Học Hữu Cơ
-
Chất Vô Cơ Là Gì? Chất Hữu Cơ Là Gì? So Sánh ... - Phân Bón Huy Long
-
Thực Phẩm Hữu Cơ Là Gì Và Có Tốt Hơn Các Loại Thực Phẩm Khác Không?
-
Hợp Chất Hữu Cơ Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Đặc điểm Chung ...
-
Chất Hữu Cơ Là Gì? Các Vật Liệu Hữu Cơ Và Tác Dụng - Sachico
-
Chất Hữu Cơ Là Gì? Tác Hại Và Cách Xử Lý Nước Nhiễm Chất Hữu Cơ
-
Khái Niệm Chất Hữu Cơ Và Phân Hữu Cơ - WAO NNTT
-
Chất Hữu Cơ: Nó Là Gì, đặc điểm, Phân Loại Và Ví Dụ - Jardineria On
-
Hợp Chất Hữu Cơ Là Gì? Khái Niệm Và Phân Loại Hợp Chất Hữu Cơ
-
Chất Nào Sau đây Là Chất Hữu Cơ? - Luật Hoàng Phi
-
Thực Phẩm Hữu Cơ Là Gì? Lợi ích Và Cách Nhận Biết Thực Phẩm Hữu Cơ