Các Huyện Tỉnh Bình Thuận Năm 2021 - Phan Thiết Chill
Có thể bạn quan tâm
Các huyện tỉnh Bình Thuận rất đa dạng, từ địa hình, khí hậu, đến dân số và truyền thống văn hóa. Điều này giúp tỉnh có nhiều đặc điểm để phát triển du lịch. Chúng ta cùng xem qua một lượt nhé.
1. Tổng quan tỉnh Bình Thuận
Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ với bờ biển dài 192 km từ Mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến vùng đồng bằng phù sa Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Thiết cách TP.HCM khoảng 200 km. Phía Nam cách TP Nha Trang 250 km và về phía Bắc cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km.
Tỉnh Bình Thuận phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở phía Tây giáp Đồng Nai, phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
Về khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu Nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước, quanh năm nhiều nắng và gió. Khí hậu ở đây chia hai mùa khác nhau: mùa mưa/mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 vào năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26 ° C – 27 ° C.
Địa hình Bình Thuận
Địa hình của tỉnh Bình Thuận chia thành 4 dạng cơ bản như sau: núi thấp, địa hình đồi, đồng bằng, các cồn cát và cồn cát ven biển. Nhưng chủ yếu địa hình đồi núi thấp, các đồng bằng hẹp dài nằm ven biển và địa hình hẹp ngang, theo hướng dải đất chữ S: đông bắc – tây nam.
Ngoài khơi tỉnh Bình Thuận có một số đảo, trong đó có 10 đảo thuộc huyện đảo Phú Quý, nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km. Trên địa bàn tỉnh có các núi cao như: Đa Mi (1.642 m), núi Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), Ông (1.024 m) và núi Chi Két (1.017.m ). Ngoài ra, còn có một số nhánh của mũi đất chạy ra sát biển tạo thành các mũi là mũi Mũi Né, Kê Gà, Hòn Rơm, Mũi Nhỏ, La Gàn.
Xem thêm:Lịch sử Thanh long Bình Thuận | Từ 1 truyền thuyết
Các loại khoáng sản
Nhiều tụ điểm khoáng sản đa dạng tập trung tại Bình Thuận như: mỏ vàng, kim loại kẽm, volfram, chì, nước khoáng, đá granit, cát thủy tinh và các loại phi khoáng sản khác. Trong đó nước khoáng, đất sét và các khối xây dựng có giá trị.
Ngoài ra, dầu khí cũng là một phần thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn được phát hiện nằm cách đất liền 60 km. Hiện có 3 mỏ dầu. Các mỏ đang được khai thác là mỏ Rạng Đông, mỏ Sư tử đen và mỏ Rubi.
Văn hoá của tỉnh
Bình Thuận là tỉnh có lịch sử, văn hóa lâu đời, đặc biệt là nền văn hóa Chămpa với cụm di tích tháp Pô Sha Nu, đền thờ Po Klong Mohnai và hơn 100 bảo vật gốc quý hiếm của người Chăm. Bà Nguyễn Thị Thêm, hậu duệ vua Chăm giữ.
Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ những công trình kiến trúc cổ với đền tháp, đình, các chùa, lăng miếu,.v.v. gắn liền với các di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống,… tạo cho vùng đất Bình Thuận những nét văn hóa riêng.
Du lịch Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, giao thông kết nối tốt. Trải dài với hơn 200 km bờ biển bao gồm nhiều bãi biển sạch đẹp cát trắng vàng, đồi, cát, rừng ven biển, suối nước nóng và nước khoáng.v.v. để phát triển các loại hình du lịch đa dạng như nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí hoặc du lịch sinh thái. Bình Thuận có nhiều hồ, thác nước, rừng các loại thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái.
Các điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận như: thành phố Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, La Gi, đảo Phú Quý … Đây là những khu du lịch văn hóa, thể thao với các loại hình tắm biển, câu cá, du thuyền. Ngoài ra, tỉnh này còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hấp dẫn khác như chùa Hang, dinh Thầy Thím, dốc lầu Ông Hoàng gắn với thi sĩ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông .v.v.
Xem thêm:Dinh Thầy Thím – lễ hội hấp dẫn
2. Các huyện tỉnh Bình Thuận ra sao ?
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã sắp lên thành phố và 8 huyện. Đó là thành phố Phan Thiết, thành phố(tương lai) La Gi và các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, huyện đảo Phú Quý.
Năm 2019, dân số của tỉnh Bình Thuận đạt 1. 230. 808người, 38,1% dân số sống ở thành thị và 61,9% dân số sống tại các vùng nông thôn. Dân cư thì phân bố không đều giữa các huyện – thành phố – thị xã. Tập trung nhiều nhất là thành phố Phan Thiết với 272.457 nhân khẩu (năm 2015), tương ứng với gần một phần tư tổng dân số. Dân cư thưa thớt ở các huyện Bắc Bình, Tánh Linh và Hàm Tân.
Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất, kế tiếp là các dân tộc Chăm, Raglai, người Hoa (tập trung ở khu vực lân cận Đức Nghĩa – TP. Phan Thiết), người Cơ Ho, ChơRo, Tày, Nùng, Mường .v.v. Phan Thiết chill mong rằng thông tin trong bài sẽ giúp ích cho bạn và giải đáp được câu hỏi tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện ?
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Tỉnh Bình Thuận Có Khí Hậu
-
Tỉnh Bình Thuận - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Khí Hậu Tỉnh Bình Thuận? Khám Phá Vị Trí địa Lý, điều Kiện Tự Nhiên ...
-
Điều Kiện Tự Nhiên - UBND Tỉnh Bình Thuận
-
Vị Trí, Khí Hậu, Bản đồ
-
Nắm Chắc Khí Hậu Bình Thuận để Có Những Chuyến Xê Dịch Tuyệt Vời
-
Bình Thuận – Wikipedia Tiếng Việt
-
đặc điểm Khí Hậu Tỉnh Bình Thuận | Xemtailieu
-
Giới Thiệu Về Tỉnh Bình Thuận - Tour Du Lịch Lagi
-
Bình Thuận đang đối Mặt Với Nhiều Hiểm Họa Từ Biến đổi Khí Hậu
-
TỈNH BÌNH THUẦN - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Đặc điểm Khí Hậu Tỉnh Bình Thuận - 123doc
-
Khí Hậu Và Thời Tiết Trung Bình Cả Năm ở Phan Thiết Việt Nam
-
Mách Nhỏ Kinh Nghiệm Du Lịch Bình Thuận Thú Vị Và Tiết Kiệm Nhất