Các Ion Nào Sau đây Không Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch

Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịchChất điện liNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm hóa 11 chương 1 Sự điện li

  • Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
  • Phản ứng trao đổi trong dung dịch
    • 1. Phản ứng trao đổi ion là gì?
    • 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
    • 3. Các hình thức biểu diễn phản ứng trao đổi ion.
  • Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc trả lời các dạng câu hỏi liên quan đến sự điện li, cũng như vận dụng tốt vào làm các dạng bài tập câu.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

  • Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước không bị điện li
  • Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
  • Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dung dịch có chứa
  • Cho các chất H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH các chất điện li yếu là
  • Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch

Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. K+, Zn2+, NO3‒, Cl‒

B. Cu2+, Fe2+, HSO4‒, NO3‒

C. Zn2+, Al3+, Cl‒, HSO4‒

D. K+, NH4+, SO42‒, PO43‒

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion có phản ứng với nhau.

B. Cu2+, Fe2+, HSO4‒, NO3‒ vì:

HSO4- → H+ + SO42-

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O

Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Phản ứng trao đổi ion là gì?

Phản ứng trao đổi ion là phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng trao đổi ion với nhau. Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra trong chất điện li.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là trong sản phẩm phản ứng phải có ít nhất một trong các điều kiện tạo thành:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

Thí dụ: Trường hợp tạo kết tủa:

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Thí dụ: Trường hợp tạo chất khí :

2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2 ↑ + H2O

Thí dụ: Trường hợp tạo chất điện li yếu :

HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl

3. Các hình thức biểu diễn phản ứng trao đổi ion.

Phương trình phân tử :

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Phương trình ion:

(Các chất điện li mạnh viết dạng ion, các chất điện li yếu, kết tủa viết dạng phân tử) :

2Na+ + CO32- + Ba2+ + 2Cl- → BaCO3 + 2Na+ + 2Cl-

Phương trình ion thu gọn (bỏ các ion giống nhau ớ hai vế):

Ba2++ CO32- → BaCO3↓

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Câu 2. Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion

A. NH4+, Na+, K+.

B. Cu2+, Mg2+, Al3+.

C. Fe2+, Zn2+, Al3+ .

D. Fe3+, HSO4-.

Xem đáp ánĐáp án A

Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion

A. NH4+, Na+, K+.

Câu 3. Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-.

B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+.

C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-.

D. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-.

Xem đáp ánĐáp án B

Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:

B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+.

Câu 4. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.

B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.

C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.

D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.

Xem đáp ánĐáp án D

Dãy ion có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch là:

D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.

Câu 5. Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion

A. NH4+, Na+, K+.

B. Cu2+, Mg2+, Al3+.

C. Fe2+, Zn2+, Al3+ .

D. Fe3+, HSO4-.

Xem đáp ánĐáp án A

Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion NH4+, Na+, K+.

Câu 6. Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là

A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.

B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.

C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.

D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .

Xem đáp ánĐáp án C

Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là: Na+, NH4+, SO42-, Cl-.

Câu 7. Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.

B. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-.

C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl– .

D. K+, NH4+, OH–, PO43-.

Xem đáp ánĐáp án B

Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch vì các ion đó không kết hợp được với nhau tạo thành chất ↓, chất ↑ hoặc chất điện li yếu.

Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-.

Câu 8. Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2

(4) H2SO4 + BaSO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng phương trình ion rút gọn là

A.(1), (2), (3), (6).

B.(1), (3), (5), (6).

C.(2), (3), (4), (6).

D.(3), (4), (5), (6).

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình ion rút gọn

(1) SO42- + Ba2+ → BaSO4

(4) 2H+ + SO42- + BaSO3 → BaSO4 + SO2 + H2O

(2) SO42- + Ba2+ → BaSO4

(5) 2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

(3) SO42- + Ba2+ → BaSO4

(6) SO42- + Ba2+ → BaSO4

=> Các phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là: (1), (2), (3), (6).

Câu 9. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4

B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4

C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl

D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4

Xem đáp ánĐáp án B

C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion=>không có khả năng dẫn điện.

CH3COOH là chất điện li yếu =>dẫn điện yếu hơn so với 2 muối

Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì:

NaCl → Na+ +Cl− ; K2SO4 →2K+ + SO42−

K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.

=> C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4

Câu 10. Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O tương ứng với phương trình hóa học dạng phân tử nào sau đây ?

(1) 2HCl + Na2CO3 → 2 NaCl + CO2 ↑ + H2O

(2) 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2 H2O

(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

(4) Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 11. Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+  H+, NO3- . muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng :

A. dung dịch K2CO3 vừa đủ .

B. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.

C. dung dịch KOH vừa đủ.

D. dung dịch Na2CO3 vừa đủ.

Xem đáp ánĐáp án D

Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch trên thì

Ca2++ CO32-→ CaCO3

Mg2+ + CO32-→ MgCO3

Ba2+ + CO32-→ BaCO3

2H++ CO32-→ CO2+ H2O

Số ion còn lại trong dung dịch là Na+ và Cl-

..........................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Cặp Chất Không Cùng Tồn Tại Trong Một Dd Là