Các Khí Cụ được Sử Dụng Khi Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại

Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những phương pháp niềng răng ra đời sớm và có hiệu quả cao. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này để có thêm thông tin hữu ích trước khi lựa chọn nhé.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Thông tin về niềng răng mắc cài kim loại
    • 1.1 Niềng răng mắc cài kim loại là loại gì?
    • 1.2 Đối tượng nẹp răng mắc cài kim loại
  • 2. Các cách nẹp răng mắc cài kim loại
    • 2.1 Mắc cài gắn mặt ngoài
    • 2.2 Mắc cài tự động
    • 2.3 Mắc cài gắn mặt trong
  • 3. Các khí cụ sử dụng trong nẹp răng mắc cài kim loại
    • 3.1 Hệ thống mắc cài
    • 3.2 Dây cung
    • 3.3 Thun tách kẽ
    • 3.4 Khâu chỉnh nha
    • 3.5 Hook và minivis
    • 3.6 Sáp nha khoa
    • 3.7 Hàm duy trì

1. Thông tin về niềng răng mắc cài kim loại

1.1 Niềng răng mắc cài kim loại là loại gì?

Niềng răng (nẹp răng, nắn chỉnh răng) mắc cài kim loại là phương pháp được đánh giá có hiệu quả cao và sử dụng những khí cụ nha khoa chuyên dụng để khắc phục những nhược điểm của răng như hô, móm, lệch lạc, chen chúc… về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ đó, người bệnh sẽ lấy lại vẻ tự tin và hạn chế được tối đa việc mắc các bệnh lý răng miệng.

1.2 Đối tượng nẹp răng mắc cài kim loại

Nhìn chung, niềng răng phù hợp với hầu hết mọi đối tượng có những đặc điểm như:

– Răng hô, chìa ra ngoài hay khớp cắn sâu.

– Răng móm hay khớp cắn ngược.

– Răng mọc lệch, lộn xộn hay chen chúc.

– Răng mọc hở hay thưa.

Răng thưa là một trong những trường hợp có thể niềng răng

Răng thưa là một trong những trường hợp có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp niềng răng

2. Các cách nẹp răng mắc cài kim loại

2.1 Mắc cài gắn mặt ngoài

Đây là phương pháp đời đầu tiên, sử dụng 3 khí cụ truyền thống là mắc cài làm bằng kim loại, dây cung và dây thun để điều chỉnh những khuyết điểm của răng. Tuy giá thành thấp thấp và hiệu quả nhưng màu sắc kim loại của mắc cài dễ lộ khi giao tiếp nên phương pháp này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.

2.2 Mắc cài tự động

Loại mắc cài này có nắp tự động nên khi dây cung được đưa ra vào sẽ trượt vào rãnh mắc cài và nằm chắc chắn tại các mối đó. Chính vì vậy, dây chun bị loại bỏ hoàn toàn, người dùng tránh được những tác hại do khí cụ này mang lại (dây chun tuột, nuốt phải dây chun, dây chun bắn vào lợi) và giảm số lần cần tái khám.

2.3 Mắc cài gắn mặt trong

Trong các phương pháp gắn mắc cài kim loại thì đây là phương pháp hiện đại nhất vì mắc cài đã được thay đổi vị trí đặc biệt hơn. Việc gắn mắc cài vào mặt trong của răng không những vẫn đảm bảo tính hiệu quả mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vì mặt trong răng bị khuất nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Các khí cụ sử dụng trong nẹp răng mắc cài kim loại

3.1 Hệ thống mắc cài

Đây là phần chính trong bộ các khí cụ chỉnh nha. Chức năng của nó là cố định và giữ cho hệ thống dây cung, tạo nên áp lực để giúp răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Niềng răng bằng mắc cài kim loại

Mắc cài có vai trò cố định và giữ cho hệ thống dây cung trên cung hàm

3.2 Dây cung

Đây là dây kết nối giữa các mắc cài, có tác dụng tạo ra lực để kéo răng di chuyển theo hướng mong muốn. Có nhiều chất liệu dây cung khác nhau được sử dụng hiện nay trong đó phổ biến nhất là niken và titanium. Dây chun sẽ được gắn vào các mối mắc cài và được cố định bằng dây cung, dây thép hoặc cố định tự động (đối với mắc cài tự động).

3.3 Thun tách kẽ

Những vòng tròn nhỏ này được làm bằng cao su với chức năng tạo khoảng cách giữa kẽ răng. Thường trước một tuần niềng răng, người dùng sẽ phải dùng thun tách kẽ để có thể tạo khoảng cách giữa các răng. Bước này hỗ trợ rất nhiều cho khâu chỉnh nha và gắn mắc cài dễ hơn.

3.4 Khâu chỉnh nha

Loại khí cụ này được gắn cố định vào răng số 6 hoặc số 7 và được làm bằng vật liệu chuyên dụng. Những khâu chỉnh nha sẽ được gắn cố định trong suốt quá trình niềng răng.

3.5 Hook và minivis

Hook là một loại khí cụ có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung và kéo liên kết 2 hàm với nhau. Hook sẽ thường được gắn vào răng nanh hoặc răng cối nhỏ và trên khâu hoặc mắc cài răng cối lớn. Còn minivis là một điểm neo chặn tuyệt đối giúp cho khi răng phía trước chạy vào trong thì răng phía trong không bị chạy ra ngoài.

3.6 Sáp nha khoa

Trong nhiều trường hợp, các khí cụ có thể gây xước xát hay tổn thương cho lợi. Khi đó, người dùng sẽ bôi sáp nha khoa vào bề mặt khí cụ hoặc phần kẽ răng để hạn chế tình trạng này theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.7 Hàm duy trì

Khí cụ này được đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng. Sau quá trình niềng răng được hoàn tất, bác sĩ sẽ đưa hàm duy trì để bạn đeo ở nhà một thời gian cho răng ổn định. Khí cụ này được thiết kế cho từng cá nhân riêng và có thể dễ dàng tháo lắp để sử dụng.

Để thực hiện niềng răng hiệu quả với đẩy đủ khí cụ và đạt hiệu quả cao, bạn nên đến thăm khám và nhận tư vấn từ các nha sĩ giàu chuyên môn đến từ các bệnh viện lớn uy tín

Để thực hiện niềng răng hiệu quả cao, bạn nên đến thăm khám và nhận tư vấn từ các nha sĩ giàu chuyên môn đến từ các bệnh viện lớn uy tín

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “Niềng răng mắc cài kim loại”. Hy vọng rằng bạn đã được giải đáp chi tiết và lựa chọn cho mình một phương pháp niềng răng phù hợp.

Từ khóa » Cái Niềng Răng