Các Khoản Giảm Trừ Thuế TNCN - EasyInvoice Cập Nhật 2022
Có thể bạn quan tâm
Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Vậy theo quy định hiện hành, có bao nhiêu khoản giảm từ thuế TNCN? Thông tin chi tiết và cách tính các khoản giảm trừ thuế TNCN như thế nào? Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1. Cơ sở pháp lý để xác định các khoản giảm trừ thuế TNCN
- 2. Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
- 2.1. Mức giảm trừ gia cảnh
- 2.2. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
- 3. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
- 4. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
1. Cơ sở pháp lý để xác định các khoản giảm trừ thuế TNCN
Để xác định các khoản giảm từ thuế TNCN, đơn vị kinh doanh phải căn cứ vào quy định pháp luật sau:
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
Căn cứ vào các quy định trên, có 03 khoản giảm trừ thuế TNCN như sau:
- Giảm trừ gia cảnh, gồm giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc
- Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
>>>>>>> Xem thêm: Những điều cần biết về Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
2. Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
>>>> Tìm hiểu thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tăng ca
2.1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
2.2. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế
Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Điều kiện để trở thành người phụ thuộc
Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng (hoặc cha vợ, mẹ vợ); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế và các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng được tính là người phụ thuộc khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:
Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (Người khuyết tật, không có khả năng lao là người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động như bệnh AIDS, suy thận mãn, ung thư…).
Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
>>>> Tìm hiểu ngay: Cách quyết toán thuế TNCN của cá nhân có nhiều nguồn thu nhập
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
- Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
- Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện cấp.
- Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
- Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
- Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
4. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã chia sẻ những thông tin cơ bản về các khoản giảm trừ thuế TNCN. Người nộp thuế khi tính thuế cần nắm rõ để tính thuế TNCN một cách chính xác nhất theo đúng quy định của pháp luật.
>>>>>>> Hướng dẫn: Quyết toán thuế TNCN 2022
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Các Khoản được Giảm Trừ Thuế Tncn 2020
-
Nghị Quyết 954/2020/NQ-UBTVQH Về Giảm Trừ Gia Cảnh.
-
Các Khoản Giảm Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2022 - Luật Việt An
-
Các Khoản Giảm Trừ Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2021 Mới Nhất
-
Các Khoản Giảm Trừ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất
-
4 Khoản Giảm Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân - LuatVietnam
-
Các Khoản Phụ Cấp Không Tính Thuế TNCN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Thuế TNCN được Tính Như Thế Nào? (20/12/2021 13:57) - Bộ Tài Chính
-
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
-
Các Khoản được Giảm Trừ Vào Thu Nhập Chịu Thuế Của Cá Nhân Khi ...
-
Mức Giảm Trừ Gia Cảnh Khi Tính Thuế TNCN Cho NLĐ Từ Năm 2020
-
Các Khoản Giảm Trừ Thuế Thu Nhập Cá Nhân - LawKey
-
Mức Giảm Trừ Gia Cảnh Năm 2022 - Thư Viện Pháp Luật
-
Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế TNCN Năm 2020 | LTS LAW FIRM
-
Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất Năm 2022