CÁC KHOẢN PHẢI BỒI THƯỜNG KHI GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG

Tai nạn giao thông là một trong những hiện trạng đáng báo động hiện nay, đem lại hậu quả không chỉ thiệt tại về tài sản mà còn gây ra thương tích, tử vong cho con người. Vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông thì người gây ra tai nạn phải bồi thường những khoản gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông theo quy định pháp luật mà Luật Nhân Hòa chia sẻ dưới đây.

1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Bản chất của bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đầu tiên cần phải xác định được một số vấn đề như sau:

(a) Có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Thiệt hại là một trong các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại về sức khỏe, về vật chất về tinh thần, cụ thể:

+ Thiệt hại về tài sản được hiểu là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ, thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.

+ Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

(b) Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật hiểu dễ là những hành vi làm trái với quy định của pháp luật hiểu đơn giản như: pháp luật cấm người tham gia giao thông vượt đèn đó, nghiêm cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, không được vượt quá tốc độ cho phép, đi đúng làn đường theo quy định.

Theo đó nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt đèn đỏ và gây ra tai nạn giao thông thì hành vi này được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

(c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

Điều này được hiểu rằng, hậu quả – thiệt hại sảy ra trên thực tế phải bắt nguồn từ hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nan giao thông thì chúng ta phải xác định được các yếu tố như trên.

2. Các khoản bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho chủ thể bị thiệt hại theo pháp luật đối với các thiệt hại:

(a) Thiệt hại về tài sản

Theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

(b) Thiệt hại về sức khỏe

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Trường hợp người có trách nhiệm bồi thường phải chịu trách nhiệm hình sự do việc gây thiệt hại về sức khỏe theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự theo điều luật này.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về mặt tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Khoản bồi thường này được gọi là bồi thường thiệt hại tinh thần. Mức bồi thường cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

(c) Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.

Bên cạnh trách nhiệm hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự 2015, chủ thể gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm dân theo điều 591 BLDS 2015:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường cũng phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của những người bị thiệt hại. Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Trên đây là bài viết với nội dung các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông. Trường hợp Quý bạn đọc có câu hỏi về bài viết hoặc đang cần tư vấn về những vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa giải đáp kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email: luatsunhanhoa@gmail.com

Trân trọng!

Từ khóa » đền Mạng Người