CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN KHAI BÁO HẰNG, BIẾN ... - Facebook

I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN1. Kiểu logic- Từ khóa: BOOLEAN- miền giá trị: (TRUE, FALSE). - Các phép toán: phép so sánh (=, ) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.Giả sử A và B là hai giá trị kiểu Boolean. Kết quả của các phép toán được thể hiện qua bảng dưới đây:

http://i1121.photobucket.com/albums/l515/mikelhpdatke/7_zps077a4cdf.png

2. Kiểu số nguyên2.1. Các kiểu số nguyên (Đây là những kiểu số nguyên cơ bản, còn nhiều kiểu có kích thước / phạm vi lớn hơn mình sẽ nêu sau)http://i1121.photobucket.com/albums/l515/mikelhpdatke/8_zps01ac743c.png2.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên2.2.1. Các phép toán số học:+, -, *, / (phép chia cho ra kết quả là số thực).Phép chia lấy phần nguyên: DIV (Ví dụ : 34 DIV 5 = 6).Phép chia lấy số dư: MOD (Ví dụ: 34 MOD 5 = 4).2.2.2. Các phép toán xử lý bit:Trên các kiểu ShortInt, Integer, Byte, Word có các phép toán: · NOT, AND, OR, XOR.

http://i1121.photobucket.com/albums/l515/mikelhpdatke/9_zps621017a1.png

· 3. Kiểu số thực3.1. Các kiểu số thực:

http://i1121.photobucket.com/albums/l515/mikelhpdatke/10_zps11624c60.pngChú ý: Các kiểu số thực Single, Double và Extended yêu cầu phải sử dụng chung với bộ đồng xử lý số hoặc phải biên dich chương trình với chỉ thị {$N+} để liên kết bộ giả lập số.3.2. Các phép toán trên kiểu số thực: +, -, *, /Chú ýTrên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.3.3. Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:SQR(x): Trả về x2SQRT(x): Trả về căn bậc hai của x (x³0)ABS(x): Trả về |x|SIN(x): Trả về sin(x) theo radianCOS(x): Trả về cos(x) theo radianARCTAN(x): Trả về arctang(x) theo radianLN(x): Trả về ln(x)EXP(x): Trả về exTRUNC(x): Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.INT(x): Trả về phần nguyên của xFRAC(x): Trả về phần thập phân của xROUND(x): Làm tròn số nguyên xPRED(n): Trả về giá trị đứng trước nSUCC(n): Trả về giá trị đứng sau nODD(n): Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.INC(n): Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).DEC(n): Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).4. Kiểu ký tự (Kiểu này sẽ được tìm hiểu rõ hơn khi chúng ta học đến các bài tập về xử lý xâu)- Từ khoá: CHAR. - Kích thước: 1 byte. - Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây:· Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'.· Dùng hàm CHR(n) (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ CHR(65) biễu diễn ký tự 'A'.· Dùng ký hiệu #n (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ #65.- Các phép toán: =, >, >=, . * Các hàm trên kiểu ký tự:- UPCASE(ch): Trả về ký tự in hoa tương ứng với ký tự ch. Ví dụ: UPCASE('a') = 'A'.- ORD(ch): Trả về số thứ tự trong bảng mã ASCII của ký tự ch. Ví dụ ORD('A')=65.- CHR(n): Trả về ký tự tương ứng trong bảng mã ASCII có số thứ tự là n. Ví dụ: CHR(65)='A'.- PRED(ch): cho ký tự đứng trước ký tự ch. Ví dụ: PRED('B')='A'.- SUCC(ch): cho ký tự đứng sau ký tự ch. Ví dụ: SUCC('A')='B'.II. KHAI BÁO HẰNG- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình. - Cú pháp:CONST = ;hoặc:CONST : = ;Ví dụ:

Mã:

CONST Max = 100; Name = 'Tran Van Hung'; Continue = FALSE; Logic = ODD(5); {Logic =TRUE}

III. KHAI BÁO BIẾN- Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - Cú pháp:VAR [,,...] : ;Ví dụ:

Mã: 

VAR x, y: Real; {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}        a, b: Integer; {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}

Chú ýTa có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:CONST : = ;Ví dụ:

Mã: 

CONST x:integer = 5;

Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).

Nguồn: diendan.hocmai.vn

Từ khóa » Gán Giá Trị Cho Biến X được Khai Báo Kiểu Dữ Liệu Byte