Các Kiểu Dữ Liệu (Data Type) Trong JavaScript - Web Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
- Trong JavaScript, mỗi giá trị dữ liệu sẽ thuộc một nhóm kiểu dữ liệu nhất định.
- Ví dụ:
var a = "Lập Trình Web"; //giá trị của biến a thuộc kiểu dữ liệu string var b = 1993; //giá trị của biến b thuộc kiểu dữ liệu number var c = true; //giá trị của biến c thuộc kiểu dữ liệu boolean var d = false; //giá trị của biến d thuộc kiểu dữ liệu boolean var e = {name:"Nhân", age:24}; //giá trị của biến e thuộc kiểu dữ liệu object- Việc hiểu rõ bản chất một giá trị thuộc kiểu dữ liệu nào và cách sử dụng kiểu dữ liệu đó ra sao là điều hết sức quan trọng. Vì trong JavaScript, ta phải thường xuyên thực hiện những biểu thức giữa các giá trị, việc nhầm lẫn kiểu dữ liệu sẽ khiến kết quả không như mong đợi.
Ví dụ:- Trong đoạn mã bên dưới:
- Biến a có giá trị là số 22 (thuộc kiểu number)
- Biến b có giá trị là chuỗi 22 (thuộc kiểu string)
- Nếu không phân biệt rõ được sự khác nhau giữa hai kiểu dữ liệu này thì ta sẽ nghĩ biến a cộng b sẽ cho ra kết quả là số 44
<script> var a = 22; var b = "22"; var c = a + b; document.write(c); </script> Xem ví dụ- Trong JavaScript, các kiểu dữ liệu được chia thành những loại cơ bản như sau:
- string
- number
- boolean
- object
- undefined
- array (đây là một trường hợp đặc biệt của kiểu dữ liệu object)
1) Dữ liệu kiểu string
- Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu string (hay còn được gọi là "chuỗi") là một tập hợp gồm các ký tự, chúng được viết bên trong cặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn.
Ví dụ:- Giá trị của biến a là một chuỗi được viết bên trong cặp dấu nháy kép.
- Giá trị của biến b là một chuỗi được viết bên trong cặp dấu nháy đơn.
Bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về kiểu dữ liệu string trong các bài hướng dẫn tiếp theo.
2) Dữ liệu kiểu number
- Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu number (hay còn được gọi là "số") là một tập hợp của các con số (0 - 9) không chứa dấu khoảng trắng và có thể chứa dấu trừ (-) nằm ở đầu để đại diện cho số âm.
Ví dụ:- Giá trị của biến a là số 22.
- Giá trị của biến b là số -1993.
- Nếu một số được đặt bên trong gặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn thì nó sẽ bị chuyển sang kiểu dữ liệu string.
Ví dụ:- Giá trị của biến a là chuỗi 22.
- Giá trị của biến b là chuỗi -1993.
Bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về kiểu dữ liệu number trong các bài hướng dẫn tiếp theo.
3) Dữ liệu kiểu boolean
- Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu boolean chỉ có thể nhận một trong hai giá trị, đó là:
- true (đúng)
- false (sai)
- Có hai cách để nhận giá trị kiểu boolean, đó là:
- Gán giá trị trực tiếp.
- Nhận được từ một điều kiện.
- Giá trị của biến a là true.
- Giá trị của biến b là false.
- Giá trị của biến c là true, vì điều kiện (6 > 2) là đúng.
- Giá trị của biến d là false, vì điều kiện (6 > 10) là sai.
Bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về kiểu dữ liệu boolean trong các bài hướng dẫn tiếp theo.
4) Dữ liệu kiểu object
- Trong JavaScript, các dữ liệu thuộc kiểu object (hay còn được gọi là "đối tượng") là một tập hợp gồm những cái tên và mỗi cái tên sẽ chứa đựng một giá trị dữ liệu.
- Lưu ý: Những cái tên còn được gọi là "thuộc tính" của đối tượng, giá trị của những cái tên còn được gọi là "giá trị thuộc tính của đối tượng".
Ví dụ:Đoạn mã bên dưới dùng để tạo một đối tượng có tên là SinhVien, nó có ba thuộc tính:
- Thuộc tính name với giá trị là chuỗi Nhân.
- Thuộc tính gender với giá trị là chuỗi Nam.
- Thuộc tính year với giá trị là số 1993.
Bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về kiểu dữ liệu object trong các bài hướng dẫn tiếp theo.
5) Dữ liệu kiểu undefined
- Trong JavaScript, khi một biến được khai báo mà không gán giá trị thì biến đó sẽ có giá trị là undefined và kiểu dữ liệu cũng là undefined.
Ví dụ: <script> var myName; //biến myName sẽ có giá trị là undefined và kiểu dữ liệu là undefined </script> Xem ví dụ- Ngoài ra, giá trị undefined còn có thể nhận được bằng cách gán trực tiếp.
Ví dụ: <script> var myName = "Nguyễn Thành Nhân"; //biến myName có kiểu dữ liệu là string myName = undefined; //biến myName có kiểu dữ liệu là undefined </script> Xem ví dụ6) Dữ liệu kiểu array
- Trong JavaScript, array còn được gọi là mảng, nó là một trường hợp đặc biệt của đối tượng.
(Thật ra, mảng có kiểu dữ liệu là object)
- Mảng là một loại biến đặc biệt có thể lưu trữ nhiều giá trị đồng thời, mỗi giá trị được gọi là một phần tử mảng.
Ví dụ:Đoạn mã bên dưới dùng để tạo một mảng có tên là mobile và nó có ba phần tử:
- Phần tử thứ nhất có giá trị là HTC.
- Phần tử thứ nhất có giá trị là Nokia.
- Phần tử thứ nhất có giá trị là SamSung.
Bạn sẽ được tìm hiểu chi tiết về array trong các bài hướng dẫn tiếp theo.
7) Cách xác định kiểu của dữ liệu
- Để xác định kiểu của một dữ liệu nào đó thì ta sử dụng toán tử typeof
Ví dụ: <script> var a = typeof ""; //string var b = typeof "Lập Trình Web"; //string var c = typeof 1993; //number var d = typeof true; //boolean var e = typeof false; //boolean var f = typeof {name:"Nhân", gender:"Nam", year:1993}; //object var g = typeof undefined; //undefined var h = typeof ["HTC","Nokia","SamSung"]; //object </script> Xem ví dụ- Ta cũng có thể kiểm tra kiểu dữ liệu của một biến.
Ví dụ: <script> var year = 1993; var a = typeof year; //number </script> Xem ví dụTừ khóa » Các Kiểu Dữ Liệu Javascript
-
Các Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript
-
Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript - Viblo
-
Kiểu Dữ Liệu Trong Javascript Là Gì ? Sự Khác Nhau Giữa Null Và ...
-
Các Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript
-
Kiểu Dữ Liệu JavaScript
-
Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript - VietTuts
-
Các Kiểu Dữ Liệu Trong Javascript
-
Kiểu Dữ Liệu Trong Javascript - Giới Thiệu 8 Loại Và Cách Lưu Trữ Kiểm ...
-
Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript | Học Lập Trình JavaScript
-
Kiểu Dữ Liệu, Typeof, Tham Trị, Tham Chiếu Trong JavaScript
-
Kiểm Tra Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript
-
Các Kiểu Dữ Liệu Trong JavaScript - Vi
-
6 Kiểu Dữ Liệu Cơ Bản Trong Javascript - NIIT - ICT HÀ NỘI
-
Cấu Trúc Và Kiểu Dữ Liệu Trong Javascript - Phạm Công Thành