Các Kiểu Mọc Răng Của Bé, Mọc Răng Sữa Thứ Tự Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Các kiểu mọc răng của bé là những kiểu răng nào, mọc răng sữa lúc mấy tháng? Là câu hỏi được rất nhiều gia đình và các đôi vợ chồng mới có con gửi về cho nha khoa Paris. Sau đây đội ngũ chuyên gia răng- hàm- mặt tại Paris sẽ giải đáp cho các bố mẹ cụ thể hơn.
- 1. Thời điểm mọc răng sữa của trẻ
- 2. Các kiểu mọc răng của bé theo chu trình thế nào?
- 2.1 Răng cửa 2 cung hàm
- 2.2 Các kiểu mọc răng của bé: Răng hàm
- 2.3 Răng nanh
- 2.4 Các kiểu mọc răng của bé: Răng hàm cuối cùng
- 3. Dấu hiệu mọc răng của bé
- 3.1 Trẻ tỏ ra bứt rứt, hay nhai cắn đồ vật hoặc bất cứ thứ gì cầm được
- 3.2 Trẻ nước dãi nhiều
- 3.3 Da cằm bị đỏ ửng hoặc mẩn quanh cằm miệng
- 3.4 Trẻ bị nóng trán, nóng mặt và cả người (sốt nhẹ)
- 3.5 Bú chậm, kém hơn hoặc bỏ bú
- 3.6 Trẻ hay khóc, nóng tính, khó ngủ, sút cân
- 4. Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào đúng nhất?
1. Thời điểm mọc răng sữa của trẻ
Theo tiến trình phát triển răng, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ nhú khi trẻ được 6 tháng. Thời điểm răng sữa mọc lên giữa các trẻ là khác nhau, có trẻ mọc sớm từ tháng thứ 5, có trẻ tháng thứ 7, 8 mới mọc răng. Tuy nhiên khoảng thời gian hơn kém nhau không quá lớn, chúng chỉ kéo dài dưới 1 năm.
Thông thường chiếc răng sữa nhỏ xinh sẽ mọc đều từ tháng thứ 6 đến khoảng tháng thứ 30 là hoàn thiện. Chu trình sẽ là 2,5 năm để răng xuất hiện đều đặn, đầy đủ trên cả 2 cung hàm.
Thứ tự mọc răng sữa của các bé:
– Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 12
Cha mẹ để ý vị trí răng cửa của xương hàm phía dưới sẽ nhú lên 1, 2 chiếc răng cứng màu trắng. Răng này là chiếc răng “tiên phong” xuất hiện để chào đón bé bước vào giai đoạn ăn dặm và tập nói.
– Tháng thứ 9 đến 16
2 răng cạnh cửa hàm trên dưới dần đâm nướu mọc lên. Đây là 2 chiếc răng quan trọng trong việc ăn uống, gặm, cắn… của trẻ. Lúc này, 4 răng cửa bên trong hàm cũng có thể mọc lên đồng thời với răng cửa.
– Tháng thứ 13 đến 19 (lúc này trẻ đã được hơn 1 năm tuổi)
4 răng hàm nằm phía trong cung hàm được lớn lên và xuất hiện rõ với hình dáng to, vuông, cứng chắc hơn răng vị trí khác.
– Tháng thứ 17 đến 33 (đã được 2 năm)
Các răng ở vị trí còn lại như răng nanh, răng hàm thứ 2 sẽ mọc đều hết cung hàm để lấp đầy khoảng trống.
Lưu ý:
Thời gian và vị trí mọc răng của em bé là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Vì vậy không có 1 quy chuẩn chung nào để đo đạc hay đánh giá việc răng mọc bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bước sang tháng 12 (1 năm tuổi) mà chưa có chiếc răng sữa nào thì cha mẹ nên đi đến bác sĩ để xét nghiệm, chụp chiếu và xử lý nếu có điều gì bất trắc xảy ra.
2. Các kiểu mọc răng của bé theo chu trình thế nào?
Thật ra mầm răng sữa đã được hình thành khi bào thai được 5 tuần và đến khoảng 20 tuần thì 100% mầm răng sữa đã ngấm vôi. Chúng chỉ chờ cơ thể lớn lên để mọc lên trên cung hàm.
Dưới đây là quá trình mọc của các loại răng.
2.1 Răng cửa 2 cung hàm
Từ lúc được 4-5 tháng, ở cung hàm của trẻ vị trí chính giữa sẽ gồ lên 1 chút nướu. Thời gian sau nướu gồ rõ hơn và sẽ xuất hiện mặt răng trắng nhú lên. 2 răng cửa hàm dưới có thể mọc lên cùng 1 lúc hoặc cái trước cái sau nhưng không các nhau quá lâu.
Đến khoảng thời gian bé được gần 1 năm, có thể bi bô ê a, chập chững đi được là thời gian hàm trên tiếp tục xuất hiện 2 răng cửa.
4 răng cửa giúp bé gặm nhấm, ăn thức ăn, cắn đồ vật dễ dàng. Vì vậy đây là thời gian tốt để cha mẹ cho bé làm quen với các mùi, vị của đồ ăn.
Lưu ý:
– Chỉ cho trẻ ăn đồ ngọt như bánh kẹo, bim bim, kẹo cao su, socola, kem… có liều lượng. Tuyệt đối không cho ăn nhiều vì răng sữa dễ bị sâu và yếu.
– Lúc này nhiều mẹ sẽ thấy xót, đau và khó chịu đầu ti vì bé bú mẹ sẽ có hành động dùng răng nhai, cắn đầu ti.
2.2 Các kiểu mọc răng của bé: Răng hàm
Sau 1 năm lớn lên trở đi, các răng quan trọng nhất để thực hiện bản năng ăn uống của con người lần lượt mọc lên. Đó là các răng hàm. Lần này răng của cung hàm trên thường mọc sớm hơn hàm dưới.
Vị trí các răng này nằm ở chính giữa hàm và cách răng cửa vài cm.
Hình dáng răng hàm khá khác biệt với các răng còn lại. Chúng to, vuông hoặc bè ra so với vị trí khác. Thân răng cũng không cao.
Mọc xong 4 răng hàm, trẻ sẽ thuận tiện trong việc ăn cơm, cháo và các loại thực phẩm cứng khác nhau.
2.3 Răng nanh
Răng nanh được hiểu là răng bổ sung vào giữa các răng cửa và răng hàm. Lúc này trẻ đang ở trong khoảng 20 tháng tuổi. Các răng nanh hàm dưới thường đẩy nướu xuất hiện nhanh hơn hàm trên.
Hình dáng răng nanh với 1 số trẻ có thể bị khuyết 1 phần mặt nhai. Tức là mặt nhai của răng nhọn và không thẳng như các kiểu răng khác.
2.4 Các kiểu mọc răng của bé: Răng hàm cuối cùng
Răng hàm lộ diện cuối cùng trên cung hàm của trẻ là các răng nằm phía trong cùng – hay được gọi là răng hàm số 7. Khi đến tuổi trưởng thành, kế răng này sẽ có thể xuất hiện 1 loại răng nữa, răng này rất đáng ghét và phiền toái. Đó là “răng khôn”, vì vậy răng khôn hay được gọi là răng hàm số 8.
Trong thời gian từ 2 đến 2,5 năm, các vị trí bỏ trống trên hàm sẽ dần mọc lên các răng tương ứng. Kết thúc quá trình mọc răng sữa, 2 cung hàm của trẻ đã có đầy đủ các răng để tự ăn uống những gì mình yêu thích, không cần phụ thuộc nhiều vào sự mớm, đút của cha mẹ.
Theo Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ nha khoa cấp cao tại nha khoa Paris cho biết: Cha mẹ cần hướng dẫn con mình chải răng với bàn chải dành cho trẻ em khoảng 2 lần/ngày. Tương tự như người lớn, khi trẻ nhai, nuốt đồ ăn, các vụn thực phẩm cũng theo đó bám dính vào men răng. Nếu chủ quan, răng trẻ rất dễ bị sâu ăn mòn và lan sang nhiều răng khác.
3. Dấu hiệu mọc răng của bé
Có nhiều khi cha mẹ thấy trẻ 4- 5 tháng tuổi đột nhiên “khó tính” và quấy khóc, đây là những dấu hiệu báo động chuẩn bị bước vào giai đoạn mọc răng sữa. Để hiểu thêm về những dấu hiệu này, Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm chia sẻ với khách hàng cụ thể như sau:
3.1 Trẻ tỏ ra bứt rứt, hay nhai cắn đồ vật hoặc bất cứ thứ gì cầm được
Bản tính của trẻ là thích đưa mọi thứ vào miệng. Tuy nhiên nếu dạo gần đây thấy con hay chủ động cầm nắm đồ và đưa vào miệng nhai, gặm nhấm thì chúng ta cần biết là con đang mọc răng.
Thời gian này cha mẹ cần chú ý cho con tránh xa đồ vật dễ vỡ và sắc nhọn như: dao, kéo, cốc thủy tinh, bát đĩa… Khử trùng đồ chơi và khu vực chơi của con để bảo vệ hàm răng luôn được gặm nhấm những đồ vật an toàn, sạch sẽ.
Có không ít cha mẹ ngạc nhiên vì trong vài ngày con mình có thể cắn nát một chiếc cốc nhựa hoặc làm xước một số bộ đồ chơi. Nguyên nhân là răng đang nhú mạnh, trẻ bị ngứa hàm.
3.2 Trẻ nước dãi nhiều
Răng mọc nhú trong nướu và từ từ đâm lên làm trẻ khó chịu, răng đó kích thích dây thần kinh ở vị trí số 5 và phản ứng tự nhiên của cơ thể là tiết ra nhiều nước bọt. Lúc này trẻ chưa biết điều khiển nước bọt và cơ răng, môi. Vì vậy nước bọt tràn ra ngoài miệng và thành nước dãi.
Có nhiều trẻ chỉ chảy 1 chút nước dãi quanh cung hàm, nhưng cũng nhiều trẻ chảy dãi nhiều đến nỗi ướt hết cả cổ áo. Và điều này không phải bất thường.
Lúc này cha mẹ cần tạo cho con thói quen tự lau dãi cho mình bằng cách buộc chiếc khăn ở cổ. Khăn vừa bảo vệ cổ vừa “hứng” nước dãi từ miệng rớt xuống.
3.3 Da cằm bị đỏ ửng hoặc mẩn quanh cằm miệng
Dãi chảy nhiều sẽ thành dòng chảy qua vùng cằm. Trẻ lúc đang mọc răng sữa đang thích cắn, gặm đồ vật nên thao tác sẽ làm dây dưa nước dãi ra khắp vùng cằm, má cổ. 1 số bé da có thể phản ứng tiêu cực và gây mẩn đỏ, ngứa, mọc nốt sần.
Cha mẹ cố gắng theo sát lau sạch hoặc thay áo cho con để bảo vệ vùng má, môi, cằm.
3.4 Trẻ bị nóng trán, nóng mặt và cả người (sốt nhẹ)
Răng mọc lên làm cơ thể trẻ có nhiều thay đổi, thời gian 6-12 tháng tuổi cũng trùng với thời gian trẻ giảm kháng thể (kháng thể tốt mẹ truyền cho đã hết). Vì vậy có nhiều trẻ bị sốt cao. Biểu hiện là: người nóng bừng, má đỏ, trán nóng. Sốt ở trẻ vì mọc răng thông thường dao động khoảng 38,4 độ C.
Người thân cần thay nhau chăm sóc bé và đo thân nhiệt 2-3 lần/ngày. Có thể làm 1 số mẹo giúp giảm nóng sốt như chườm mát, chườm ấm, cho trẻ ở nơi thoáng mát, mặc quần áo vừa phải, cho bú nhiều hơn… Sẽ có thể giúp trẻ khỏe trở lại và thân nhiệt giảm dần đến 37 độ C.
Có nhiều trẻ sốt cao chưa chắc vì mọc răng khôn, mà có thể là do nhiễm virus hoặc lây cúm. Nếu thân nhiệt trẻ từ 39 độ trở lên, cha mẹ đừng chần chừ và hãy bế con đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
3.5 Bú chậm, kém hơn hoặc bỏ bú
Xương răng dưới hàm mọc lên làm hàm bị sưng đỏ hơn, kéo theo nướu, lợi cũng bị kích thích. Trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó tính, vùng vằng vì bị đau nướu. Và phần lớn trẻ sẽ bú ít hoặc không muốn bú nữa.
3.6 Trẻ hay khóc, nóng tính, khó ngủ, sút cân
Nguyên nhân trẻ mọc răng sữa giống như đang “dỗi cả thế giới” chính là vì cung hàm đang bị đau sưng, cộng với việc sốt, chảy dãi… càng làm trẻ thêm mệt mỏi.
Tùy từng bé sẽ gặp tình trạng này mức nặng hay nhẹ. Điển hình có bé khóc cả ngày, có bé bị khó ngủ, bé chỉ bị sốt nhưng vẫn ngoan, bé ngủ hay giật mình và khóc, bé lại nghiến răng cả ngày…
Cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe, dỗ dành và cư xử nhẹ nhàng. Tránh hăm dọa, quát nạt con làm con sợ hãi.
4. Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào đúng nhất?
Khi mới nhú các răng đầu (giai đoạn khó chịu nhất)
Cha mẹ cho trẻ uống nước hoa quả, vitamin hoặc nước có vị với liều lượng vừa đủ để “đánh lừa” cảm giác. Trẻ có thể sẽ thích thú với những đồ ăn mới lạ và quên đi sự khó chịu, đau nhức. Lúc này thực đơn của trẻ có thể thay đổi như ăn thêm bột, cháo nấu loãng, sữa, sinh tố…
Để đề phòng trẻ “vớ gì gặm nấy”, gặm nhầm đồ vật bẩn thỉu, chứa vi khuẩn thì cha mẹ nên
thiết kế cho trẻ 1 không gian chơi riêng thật sạch sẽ. Hoặc phương án đơn giản nhất là cho trẻ ngậm ti giả để trẻ nhai cắn thoải mái.
Khi nhú cùng lúc nhiều vị trí răng
Trẻ bị sốt lâu không hạ nhiệt được cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm 1-2 kháng sinh hạ sốt (đã được bác sĩ kê đơn). Nếu má sưng, nẻ và vẫn nóng có thể tiến hành chườm mát bằng đá, chườm ấm bằng khăn ấm luân phiên để hỗ trợ giả sưng đau.
Cuối ngày hãy lau sạch răng cho trẻ trực tiếp bằng khăn sạch để kẽ răng không đọng mắc đồ ăn.
Khi đã mọc toàn bộ răng
Hướng dẫn bé làm quen với thao tác súc miệng, cầm bàn chải đánh lên răng với lượng kem phù hợp. Có thể làm 1 ngày 1 lần và tăng lên tần suất đánh răng sau đó.
Cha mẹ cũng cần dạy con không cắn đồ vật cứng; không tự cắn hoa quả to như ổi, táo, lê…; hạn chế chạy vội vàng vì có thể làm răng sữa bị va đập và tổn thương/
Nếu con khó đi ngoài hãy cho con uống thật nhiều nước để bù nước. Tốt nhất sẽ là uống nước ấm đun sôi và để nguội dưới 50 độ.
việc chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa không hề khó. Cha mẹ chỉ cần chú ý 2 điều đó là:
– Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và xương răng thông qua sữa mẹ, bữa ăn chứa rau củ, đạm, vitamin, canxi, khoáng chất…
– Dạy trẻ cho đến khi trẻ tự hình thành thói quen đánh răng sữa trước khi đi ngủ và súc miệng sạch sau ăn,
Lưu ý từ Bộ Y tế Canada:
Cha mẹ không nên tin vào trào lưu sử dụng gel mọc răng sữa cho con trên thị trường . Phần lớn đó chỉ là những lời quảng cáo, mời gọi đánh lừa cha mẹ. Thực tế trong gel này và 1 số thuốc giảm đau có thành phần benzocaine. Chúng xâm nhập vào răng và cơ thể làm tăng methemoglobin huyết (ký hiệu: MetHb), ức chế khả năng cung cấp nguồn oxy của từng tế bào. Gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.
Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm đã giải thích cặn kẽ các thông tin về răng sữa và các kiểu mọc răng của bé cho các bậc cha mẹ. Nói chung, giai đoạn 2,5 năm đầu là giai đoạn răng sữa giúp trẻ có nhiều trải nghiệm đầu đời thú vị như tập ăn, tập nói…
Răng sữa rất quan trọng. Vòng đời của những chiếc răng nhỏ bé này sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ của hàm răng vĩnh viễn khi lớn lên. Nếu cha mẹ đang lo lắng hàm răng của con có biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay tại đây để gặp bác sĩ chỉnh nha tại Paris để được thăm khám kịp thời.
Từ khóa » Sơ đồ Răng Sữa Của Trẻ
-
SƠ ĐỒ RĂNG SỮA VÀ GIAI ĐOẠN MỌC RĂNG CỦA BÉ
-
Răng Sữa Của Trẻ: Khi Nào Sẽ Mọc Và Rụng? | Vinmec
-
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA ...
-
Thứ Tự Mọc Răng Của Bé Chuẩn 100% Bố Mẹ Cần Nhớ! - MarryBaby
-
QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG SỮA CỦA TRẺ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO
-
Lịch Mọc Răng Sữa đầy đủ ở Trẻ
-
Mọc Răng Sữa được Diễn Ra Theo Trình Tự Như Thế Nào?
-
Quá Trình Thay Răng Sữa Và Mọc Răng Vĩnh Viễn Ở Trẻ
-
Quy Trình Thay Răng Của Trẻ Em Từ 6 - 12 Tuổi - Elite Dental
-
Một Chiếc Răng Sữa Mọc Trong Bao Lâu? Cách Chăm Sóc Cho Trẻ
-
Chăm Sóc Hệ Răng Sữa
-
Thứ Tự Mọc Răng Của Bé - Nha Khoa Kim
-
Quá Trình Mọc Răng Của Bé | Sở Y Tế Nam Định