Các Kiểu Tiệc Chiêu đãi - Công Tác Lễ Tân

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Thông tin liên hệ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Cải cách hành chính
    • Chuyển đổi số
    • Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công tác lễ tân
    • Công khai ngân sách
    • Chi bộ - Công đoàn
    • Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
    • Lịch công tác
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Công tác lãnh sự
    • Hoạt động Đối ngoại
    • Sự kiện quốc tế
    • Hợp tác quốc tế
    • Hội nghị - Hội thảo quốc tế
    • Bảo hộ công dân
    • Người Việt Nam ở ngước ngoài
    • Quản lý biên giới
    • Thông tin đối ngoại
    • Ngoại giao văn hóa
    • Cộng đồng Asean
  • Thủ tục hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Công khai thủ tục hành chính
    • Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
  • Hệ thống Văn bản
    • Văn bản của Chính phủ
    • Văn bản Bộ Ngoại giao
    • Văn bản của Tỉnh Ủy
    • Văn bản của HĐND tỉnh
    • Văn bản của UBND tỉnh
    • Văn bản Quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Góp ý dự thảo VBPL
  • Định hướng Đối ngoại
  • Biển đảo Việt Nam
Các kiểu tiệc chiêu đãi Thứ Sáu, ngày 06/07/2012 10:00 | GMT +7 -   +   A -   A + In Các kiểu tiệc chiêu đãi Email

Các kiểu tiệc chiêu đãi

1. Ý nghĩa: Mời khách dự tiệc là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, đồng thời là biểu hiện tốt nhất của mối quan hệ thân thiện, hòa hợp giữa hai bên.

2. Các kiểu bố trí tiệc: a/ Một số qui tắc: - Theo tập quán chung, chỗ ngồi danh dự thường đối diện với cửa ra vào. Nếu cửa ra vào ở một bên thì vị trí danh dự là ở vị trí đối diện với các cửa sổ. Tập quán này cũng được áp dụng đối với các cuộc hội đàm. Ngay cả khi cửa ra vào ở chính giữa. - Bên phải chủ nhà là vị trí danh dự nhường cho khách. - Thứ tự quan trọng tính từ chủ tiệc và khách chính trở đi. - Thông thường, ta đặt card de verre (bảng tên để bàn tiệc, không có chức danh) tại vị trí của tất cả khách đối với các đoàn khách quan trọng đòi hỏi nhiều nghi thức lễ tân. - Nếu cùng cấp thì xếp người nhiều tuổi trước người ít tuổi, nữ xếp trước nam. - Vợ chồng không ngồi cạnh nhau. - Ghế chính thường được lùi ra hoặc vào sau một ít để khách có thể dễ nhận ra. - Có thể xếp xen kẽ giữa chủ và khách hoặc ngồi hai bên đối diện nhau như tại buổi làm việc/hội đàm. - Tránh xếp phụ nữ ngồi ngoài cuối bàn tiệc. - Chú ý đến khả năng ngoại ngữ, nghề nghiệp của những người ngồi gần nhau để dễ nói chuyện. - Tùy theo cấp bậc, số lượng người dự tiệc và diện tích, cấu trúc của phòng tiệc mà quyết định có bố trí bàn danh dự hay không, chọn bàn tiệc hình gì, số lượng bàn tiệc và cách bố trí bàn tiệc (có nhiều kiểu bố trí bàn tiệc: tiệc đứng và tiệc ngồi; bàn tiệc có thể bố trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật… tùy theo số lượng và tính chất). b/ Các kiểu tiệc: Để chuẩn bị cho một bữa tiệc, điều đầu tiên chúng ta phải lựa chọn hình thức tiệc nào cho thích hợp, kế đến là việc mời khách. Mời khách là hành động thể hiện cương vị người chủ. Nó bảo đảm mục tiêu cả cho sự thành công của hoạt động đó. Có các loại tiệc như sau: - Quốc tiệc (State banquet, State dinner) - Tiệc đứng (buffet dinner, cocktail), - Tiệc ngồi (dinner), - Tiệc trà (tea party, hightea), - Tiệc trưa (lucheon), bữa ăn trưa làm việc (Working lunch), bữa ăn tối làm viêc (informal or working dinner). - Tiệc chiêu đãi toàn thể (Gala dinner).

4. Các cách bố trí tiệc thông dụng: a/ Hình chữ nhật: - Khách không có phu nhân + Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc + Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách - Khách có phu nhân + Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt ông chủ + Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên phải bà chủ. b/ Bàn tròn (bố trí tương tự như tiệc hình chữ nhật). 5. Thực đơn:

Việc lựa chọn thực đơn xuất phát từ mục đích để khách ăn ngon miệng và an toàn về thực phẩm. Nếu lựa chọn thực đơn không đúng khẩu vị khách hoặc không an toàn thì bữa ăn đó coi như thất bại. - Kinh nghiệm mách bảo không bao giờ được áp đặt thực đơn cho đầu bếp và không nên xuất phát từ sở thích cá nhân của một người nào đó để ra thực đơn. Trước tiên, cần tiếp thu những gợi ý về những món ăn mà đầu bếp quen thuộc hoặc những món ăn dễ thành công nhất. - Lưu ý những chế độ ăn đặc biệt của khách (nếu có) như những món ăn cấm kỵ tôn giáo, chế độ ăn kiêng khem (Đạo Hồi kiêng thịt lợn, không uống rượu; Người Hindu không ăn thịt bò; Đạo người Do Thái cấm thịt lợn và động vật có vỏ cứng). - Thông thường không nên phục vụ khách nước ngoài những món ăn dân tộc của nước họ bởi vì những món ăn đó sẽ không bao giờ được nấu ngon như ở nước họ. Nên có những món ăn dân tộc hoặc địa phương của nước chủ nhà, tuy nhiên, cần tránh những món quá độc đáo như thịt rắn, chuột, rùa… - Về thức uống: theo qui định, các cơ quan không sử dụng rượu ngoại để tiếp khách. Các cơ quan sử dụng các loại rượu truyền thống, của địa phương để tiếp khách như Vang Đà Lạt, Vodka Hà Nội, Hồng Đào…

6. Trình tự nhập tiệc: Theo tập quán của Việt Nam, khi mới nhập tiệc, chủ tiệc phát biểu, sau đó nâng ly chúc khách; kế đó, khách chính đáp từ, và nâng ly chúc mừng, sau đó mọi người cùng ăn. Theo thói quen của nước ngoài, chủ tiệc phát biểu khi nhập tiệc, khách chính đáp từ khi buổi tiệc đã xong các món chính và trước khi đưa món tráng miệng lên, hoặc chủ tiệc phát biểu và khách đáp từ khi đã xong các món chính.

7. Giao tiếp trong chiêu đãi: Chiêu đãi là một dịp tốt để tất cả mọi người tham dự trao đổi, chuyện trò. Thật tẻ nhạt và buồn chán khi mọi người đều ngại ngùng, giữ ý và ít cởi mở trong bữa ăn. Lời khuyên đối với người đi dự chiêu đãi và giữ vẻ tự nhiên trong giao tiếp với những người ngồi gần mình. Giao tiếp thế nào, trao đổi cái gì? Có rất nhiều chuyện để nói, ví dụ như: Khi đến nơi chiêu đãi cần đến chào chủ nhà và cảm ơn lời mời. Khi vào bàn tiệc, nên đến bắt tay chào hỏi những người ngồi cạnh hoặc trước mặt mình, tự giới thiệu về mình để làm quen. Trong bữa ăn có thể nói chuyện về thời tiết, khí hậu, sở thích, món ăn… Cần tránh sa vào những chuyện chính trị phức tạp và những vấn đề có thể gây tranh cãi. Trong trường hợp gặp những vấn đề gây tranh cãi thì đừng tham gia hoặc tìm cách lái câu chuyện sang chủ đề khác. Cũng như lúc đến, khi kết thúc tiệc, người được mời cần đến chào, cảm ơn chủ nhà và nói một lời khen về bữa ăn.

8. Những điều cần biết khi được mời dự chiêu đãi: - Tìm hiểu chủ nhà là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự tiệc… - Thông báo với chủ tiệc: có đi dự hay không (để chủ tiệc không bị động, lúng túng). - Có quy định trang phục cho buổi tiệc hay không. - Đến đúng giờ theo giấy mời. - Đối với các tiệc chiêu đãi quan trọng, thường có sơ đồ xếp bàn tiệc đặt trước cửa phòng tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận biết chỗ ngồi của mình. - Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải trên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay thắt lưng. Chỉ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt. - Tư thế ngồi: thẳng lưng và chỉ cúi đầu khi ăn, không để cùi tay lên trên bàn. - Khi bắt đầu ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình. - Không ăn uống khi chủ và khách phát biểu. - Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước. Không dùng dụng cụ ăn của mình để lấy thức ăn mời người khác, không ép uống rượu hoặc ép ăn những món mà người khác có ý không thích. - Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mới lấy tiếp. - Tại tiệc ngồi, lấy dao, nĩa, thìa ăn từ phía ngoài vào phía đĩa, từ cái xa đĩa ăn nhất và kết thúc với cái sát đĩa ăn. Nếu không rành thì tinh tế quan sát người khác rồi làm theo. Tránh cầm nhầm của người khác. - Cầm muỗng, dao bằng tay mặt. Dao dùng để xắt, không dùng để xăm thức ăn vào miệng. Nĩa cầm tay trái khi tay mặt đang cầm dao. Nếu chỉ dùng nĩa (không có dao) thì cầm bằng tay phải. - Muốn nói chuyện khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn. Tuyệt đối không cần nĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện. Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn. - Cách đặt dao nĩa xuống đĩa lớn mang ý nghĩa khác nhau: khi ăn xong hoặc không muốn ăn nữa (mặc dù trong đĩa còn thức ăn) thì đặt dao nĩa dọc trong đĩa lớn (hoặc gác chéo dao nĩa lên nhau trong đĩa). Nếu còn đang ăn hoặc muốn ăn thêm thì đặt dao nĩa lên hai bên mép đĩa lớn. - Trong khi ăn tránh nhai tóp tép. - Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa. Đừng yêu cầu phục vụ tiếp lần thứ 3 cho một món ăn. - Muốn xỉa tăm phải dùng tay che miệng. - Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác vào lấy thức ăn. Chú ý không lấy quá nhiều thức ăn cùng một lúc. Ta có thể quay lại lấy thêm món ăn đó khi trong đĩa đã hết thức ăn. - Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.

Tin bài liên quan
  • Kế hoạch tổ chức lớp lễ tân đối ngoại của Sở Ngoại vụ (31/12)
  • Tài liệu Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân đối ngoại năm 2023 (10/07)
  • Tọa đàm Gặp gỡ Đoàn Ngoại giao, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam (27/12)
  • Chuyến thăm thắt chặt quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia (24/12)
  • Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo gửi thư chúc mừng Giáng sinh và Năm mới 2022 đến cộng đồng người Việt tại Hungary (24/12)
  • Chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đạt được nhiều kết quả toàn diện và quan trọng (23/12)
  • Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Campuchia (22/12)
  • Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị về công tác xây dựng Đảng và công tác đảng ngoài nước (17/12)
  • Xây dựng và phát triển nền ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện (17/12)
  • Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng (16/12)
  • Công văn 625/SNgV-LS (30/10/2020) Thực hiện Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp,...
  • Thông báo Số 44/TB-SNgV (14/09/2020) Triển khai thực hiện các chủ trương, văn bản chỉ đạo của Chính phủ và...
  • 43/TB-SNgV (11/09/2020) Thông báo công khai kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của...
  • Thông báo Số 42/TB-SNgV (11/09/2020) Triển khai thực hiện giải pháp nâng cao kết quả Chỉ số PAR INDEX và...
Xem thêm

  • Lịch công tác tuần từ ngày 25/11/2024 - 01/12/2024 (25.11.2024)
  • Lịch công tác tuần từ ngày 18/11/2024 - 24/11/2024 (18.11.2024)
  • Thông báo về việc phân công nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách... (16.11.2024)
  • Lịch công tác tuần từ ngày 11/11/2024 - 17/11/2024 (11.11.2024)
  • Thông báo giới thiệu chức danh và chữ ký của ông Nguyễn Văn... (08.11.2024)
  • Lịch công tác tuần từ ngày 04/11/2024 - 10/11/2024 (05.11.2024)
  • Lịch công tác tuần từ ngày 28/10/2024 - 03/11/2024 (28.10.2024)
  • Lịch công tác tuần từ ngày 21/10/2024 - 27/10/2024 (22.10.2024)
  • Thông báo Về việc điều chỉnh Kế hoạch số 88/KH-SNgV về việc... (19.10.2024)
  • Kế hoạch điều chỉnh thời gian theo Kế hoạch số 88/KH-SNgV... (19.10.2024)
Xem thêm 0.VTV. Lễ ký kết trực tuyến bản ghi nhớ...
  • 1. Ansan (Han Quoc) - Chúc mừng 30 năm (12.11.2021)
  • 2. Pohang (Han Quoc) - Chúc mừng 30 năm (12.11.2021)

Dịch vụ công trực tuyến

Email công vụ

Thủ tục hành chính

Thống kê - Tra cứu

Góp ý - Hiến kế

Hỏi đáp trực tuyến

Lấy ý kiến công dân

Phổ biến, Giáo dục

pháp luật

Tra cứu đơn thư KNTC

Hỏi – Đáp

Dịch vụ công trực tuyến

Chọn liên kết Cổng thông tin điện tử BRVT Cải cách hành chính Chính phủ Dịch vụ công Bộ Ngoại giao Tổng số lượt truy cập: 4822642 Số người đang truy cập: 16

Từ khóa » Chiêu đãi Khách