Các Kinh Nghiệm Khi Học Công Thức Rubik

Kinh nghiệm khi học công thức

Trong quá trình xoay rubik ngoài khả năng vận dụng finger trick và look ahead thì việc học CT cũng đóng 1 vai trò ko nhỏ để cải thiện tốc độ. Đây có thể nói là 1 trong những cách dễ nhất để cải thiện tốc độ nhanh hơn mà ko phải mất thời gian rèn luyện đôi tay. Nhưng CT thực sự rất nhiều (thường là hơn 100TH) chưa kể còn nhiều CT khác nhau nữa nên dễ gây nản cho nhiều người. Vậy nên mình viết bài này để chia sẻ cách học CT (cách Fridrich) của mình trong thời gian ngắn nhất (mà ít tẩu hỏa nhập ma nhất ).

1. Yêu cầu

- rubik đủ trơn

- đã học qua các CT cơ bản hoặc sau cơ bản của anh kieuphong

- finger trick tạm đủ xài

- sự kiên nhẫn

2. Phương pháp

Đầu tiên mình sẽ nói qua về 1 lượt các nhóm CT để học bao gồm:

-F2l(41TH)

-OLL(56TH)

-PLL(21TH)

Mới đầu nhìn các TH này chắc ai cũng sẽ hoảng (kể cả mình) nhưng thực sự các TH cũng rất đơn giản nếu biết vận dụng finger trick và cách nhận biết là xong.

Quá trình mình học là bắt đầu từ F2l sau đó là PLL và cuối cùng là OLL. Bởi vì F2l ko có quá nhiều kí hiệu phức tạp mà lại dễ finger trick ngoài ra còn tạo căn bản sau này nên mình khuyên là nên học F2l đầu tiên

F2l

Nếu nhìn số TH thì có thể nói F2l khá nhiều nhưng nếu nhìn vào CT thì hầu hết đều na ná nhau cực kì dễ học. Điều quan trọng là nhận biết và nhóm các TH với nhau. Khi mới bắt đầu học F2l mình đã nhóm vào khoảng 10 TH và với TH này vẫn có thể F2l như bình thường. Và lúc học mình khuyên đừng nên nhìn CT và học nhẩm làm gì (chỉ tổ loạn) tốt nhất là vừa làm theo CT vừa nhìn sự di chuyển các move ngoài ra nhìn dấu hiệu các cặp với nhau.

VD: có TH 2 cặp các màu chéo nhau (hoặc trùng nhau) mình thường nhận biết kiểu này

Sau khi đã nắm được sự di chuyển và đặc điểm của TH đó bạn hãy ko nhìn CT nữa và làm theo tư duy của mình ( chắc trong thời gian tới mình sẽ post cụ thể về F2l hơn)

PLL

Trong PLL bao gồm 21 TH thực sự ko quá nhiều bởi vì nếu đã biết xoay rubik thì ai cũng phải biết tầm 3-4 CT PLL nên số TH ta phải học thực sự chỉ khoảng hơn 10 TH. Kinh nghiệm của mình khi học đoạn này cũng chỉ là lựa chọn TH dễ mà học. Nhưng muốn học tầm 5 CT dễ trong 1 ngày chỉ trong vài giờ cũng ko khó nên lúc này finger trick bắt đầu có tác dụng:cool:

Mình có thể liệt kê vài finger trick hữu dụng để học PLL:

(RUR')

(RU2R')

(RUR'U')

(FRF')

(L'UL)

còn nhiều nữa trong quá trình học PLL bạn có thể tự ngộ thêm

Các finger trick trên bạn có thể tự ngộ ra trong các TH OLL hay PLL ở hướng dẫn cơ bản quan trọng là phải xoay nhiều + xem clip thì sẽ nhanh lên finger trick hơn:cool:

Chú ý: Để tránh loạn và ko quên thì cũng như học F2l bạn hãy dành thời gian làm từ từ từng bước 1 để nhận ra sự thay đổi và các move của TH đó rồi nhóm các move lại . Sau khi học xong hôm sau bạn nên ôn lại và học CT mới luôn thì sẽ rất nhanh và khó rơi vào TH ngày 1 học xong ngày 2 học lại

OLL

Cũng như PLL các TH OLL hầu như nếu finger trick tốt cũng rất dễ học thậm chí còn dễ hơn cả PLL (bởi vì rất nhiều TH CT rất giống nhau). Tuy nhiên 56 TH thực sự là 1 thử thách bởi vậy phần này cũng cần chú tâm hơn 1 chút vào CT vì nhiều cái giống nhau quá cũng dễ nhầm. Thế nên cũng như PLL bạn hãy chọn các TH dễ hoặc hay gặp để học đầu tiên

VD: nhóm chữ T hoặc chữ W mỗi nhóm chỉ có 2 TH CT cũng ngắn

Và tiếp theo khi học phần nhận biết là vô cùng quan trọng đừng áp dụng quá máy móc các CT hãy áp dụng các CT đó nhưng thỉnh thoảng hãy xoay cube đi để nhìn xem tại sao nó lại như vậy thì sẽ ko bao giờ nhầm giữa chừng khi xoay. Nói tóm lại trong OLL nếu đã học PLL tốt tầm 5 CT/ngày thì sang OLL bạn có thể học tầm 5-10 CT/ngày. Tất nhiên là đừng quên ôn lại ngày hôm sau sau khi học xong

Bài viết trên là tổng hợp 1 chút kinh nghiệm của mình khi học xong các TH Fridrich.

PS: Lời khuyên cuối cùng khi học đó là làm chậm và xoay cube càng nhiều càng tốt khi học CT có như vậy mới ko bao giờ nhầm và dễ ngộ ra được cách xoay từ 4 hướng.

Từ khóa » Cách Học Cfop Hiệu Quả