Các Ký Hiệu Và Cách Gọi Trong Nghành điện Lực
Có thể bạn quan tâm
I) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CHO CẤP ĐIỆN ÁP
1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5 2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2 3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1 4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7 5. Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3 6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4 7. Điện áp 15 kV: 15 kV đều lấy số 8 8. Điện áp 10 kV: 10 kV đều lấy số 9);Lấy chữ số 9 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ 9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6 (điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ < 10 kV đều lấy số 6); 10. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển tự quy định và phải thông qua cấp điều độ có quyền kiểm tra.II) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI THANH CÁI
1. Ký tự thứ nhất lấy là chữ C. 2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo quy định tại Điều 70 của Quy trình này. 3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng. Ví dụ: - C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV; - C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV; - C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.III) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI MÁY BÙ QUAY
1. Ký tự đầu được quy định như sau: a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S; b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H; c) Đối với tuabin khí: ký hiệu là chữ GT; d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST; đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D; e) Đối với máy bù quay: Ký hiệu là chữ B. 2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát. Ví dụ: - S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện số một. - GT2: biểu thị tổ máy tua -bin khí số hai.IV) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI MÁY BIẾN ÁP 1. Ký tự đầu được quy định như sau: a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn ký hiệu là chữ T; b) Đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT; c) Đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD; d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là TE; đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT. 2.Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự. Ví dụ: - T1: biểu thị máy biến áp số một. - T2: biểu thị máy biến áp số hai. - TD41: biểu thị máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22 kV. - AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.V) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỢI MÁY CẮT ĐIỆN 1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được quy định tại Điều 70 của Quy trình này. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp. 2. Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau: a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3. b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp); c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4. d) Máy cắt đầu cực máy phát điện: Lấy số 0. đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0. e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0. g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp). h) Máy cắt của kháng điện: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp). 3. Ký tự thứ thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1,2,3... 4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00. 5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái: a) Đối với sơ đồ hai thanh cái (hoặc một thanh cái có phân đoạn) đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ. b) Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây; c) Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo các cách sau: - Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây; - Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6. - Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ. Ví dụ: - 371: biểu thị máy cắt đường dây 35 kV mạch số một. - 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV. - 641: biểu thị máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 6 kV. - 10 kV.903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số ba, điện áp - K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 của thanh cái, điện áp 500 kV. - 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV. - 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái điện áp 220 kV.VI) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA KHÁNG ĐIỆN 1. Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng trung tính ký hiệu là KT. 2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này. 3. Ký tự thứ 4 là số 0. 4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng điện. Ví dụ: - KH504: biểu thị kháng điện 500 kV mắc ở mạch số bốn. - KT303: biểu thị kháng trung tính 35 kV mắc ở trung tính máy biến áp số 3.VII) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA TỤ ĐIỆN 1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN 2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định ở Điều 70 của Quy trình này. 3. Ký tự thứ 5 là số 0 4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ. Ví dụ: - TBD501: Biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số một. - TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV mắc ở mạch số hai.VIII) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP 1. Ký tự đầu là TU; 2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Ví dụ: - TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171. - TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV. - TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.IX) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN 1. Hai ký tự đầu là TI ; 2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Ví dụ: - TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV nối với máy cắt 171. Điều 79. Tên điện trở trung tính đấu vào điểm trung tính của máy biến áp hoặc kháng điện 1. Các ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính; 2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho cấp điện áp; 3. Ký tự tiếp theo là tên của thiết bị mà RT được đấu vào; Ví dụ: - RT1T1: biểu thị điện trở trung tính đấu vào trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1.X) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA CHỐNG SÉT 1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS; 2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp cấp điện áp lấy số 0. Ví dụ: - CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV. - CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1. - CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.XI) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CỦA DAO CÁCH LY 1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-). 2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau: a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly; b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7; c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3; d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9; đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9; e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó; g) Tên dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0. Ví dụ: - 331-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 35 kV. - K501-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1. - TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số hai điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2. - 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171. - 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng. - 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275. - KT301-0: biểu thị dao trung tính cuộn 35 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT301.XII) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI CẦU CHÌ 1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO. 2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ Ví dụ: - CC-TUC31: biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.XIII) CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁCH GỌI TIẾP ĐỊA 1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp. 2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau: a) Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6; b) Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và TU lấy số 8; c) Tiếp địa của máy cắt lấy số 5; d) Tiếp địa của thanh cái lấy số 4; đ) Tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08. Ví dụ: - 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271. - 331-38: biểu thị dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35 kV. - 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1. - 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.
XIV) KÍ HIỆU CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT Ở CÁC NHÁNH RẼ, CÁC PHÂN ĐOẠN GIỮA ĐƯỜNG KÍ HIỆU Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường ký hiệu như sau: 1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp. 2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số như quy định Điều 81 (đánh số dao cách ly được thực hiện giả thiết như có máy cắt). 3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh Ví dụ: - 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX điện áp 35 kV. - 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở số cột XX. - 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở số cột XX
XV) QUY ĐỊNH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG PHIẾU THAO TÁC (Kèm theo Quyết định số16/2007/QĐ-BCN ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
1. ĐĐV: Điều độ viên. 2. HTĐ: Hệ thống điện. 3. KSĐH: Kỹ sư điều hành hệ thống điện. 4. NMĐ: Nhà máy điện. 5. PTT: Phiếu thao tác. 6. TC: Thanh cái. 7. ĐD: Đường dây. 8. MBA: Máy biến áp. 9. MC: Máy cắt. 10. DCL: Dao cách ly. 11. DTĐ: Dao tiếp địa. 12. TI: Máy biến dòng điện. 13. TU: Máy biến điện áp. 14. AB: Áp tô mát. 15. A0: Cấp Điều độ hệ thống điện quốc gia. 16. A1: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Bắc. 17. A2: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Nam. 18. A3: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Trung. 19. B01: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 1. 20. B02: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 2. 21. B03: Trực ban đơn vị Truyền tải điện 3. 22. NMĐ XX...: Nhà máy điện XX... (các chữ cái đầu của tên nhà máy điện) 23. T500XX...: Trạm 500 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm) 24. T220XX...: Trạm 220 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm) 25. T110XX...: Trạm 110 kV XX... (các chữ cái đầu tên trạm
Hãy liên hệ với chúng tôi khi quý khác hàng có nhu cầu dịch vụ thi công điện:
Hotline: 0933.477.466 evnhaiphong@gmail.com
Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!
Từ khóa » Bu Bi Là Gì
-
Bút Bi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bút Bi Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Bút Bi Là Gì? Tìm Hiểu Về Bút Bi Là Gì? - VietAds
-
Bút Bi Có đặc điểm Gì? Phân Loại Và Cấu Tạo Của Cây Bút Bi
-
Máy Biến Dòng điện Là Gì
-
BI (Business Intelligence) Là Gì? Dịch Vụ Tư Vấn Triển Khai BI Uy Tín
-
"bubi" Là Gì? Nghĩa Của Từ Bubi Trong Tiếng Việt. Từ điển Đức-Việt
-
Xin Hỏi Các Thiết Bị TU TI Là Gì? - WebDien
-
PHÂN BIỆT TU, TI TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ? - Kỹ Sư M&E
-
Tụ Bù Là Gì? Cách Sử Dụng Tụ Bù Phù Hợp Với Hệ Thống điện Năng
-
Tù Bù Là Gì? Nó được Cấu Tạo Và Phân Loại Như Thế Nào? - EvnBamBo