Các Kỹ Thuật Chuyền Bóng Trong Bóng Rổ - Thể Thao Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Chuyền bóng là một kỹ thuật động tác nhờ đó mà các cầu thủ có thể chuyền bóng cho nhau để tấn công đối phương.
Mục Lục
- Tầm quan trọng của chuyền bóng
- Phân loại kỹ thuật chuyền bóng
- Yêu cầu chung về chuyền bóng
- 1.1. Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực
- 1.2. Chuyền bóng bằng hai tay bật đất
- 1.3. Chuyền bóng hai tay trên đầu
- 1.4. Chuyền bóng bằng một tay trên vai
- 1.5. Chuyền bóng một tay dưới thấp
- 1.6. Chuyền bóng 2 tay từ dưới thấp
- 1.7. Chuyền bóng bằng 1 tay bật đất
- 1.8. Chuyền bóng một tay bên mình
- 2.9. Kỹ thuật chuyền bóng kín
Tầm quan trọng của chuyền bóng
Trong thi đấu bóng rổ, chuyền bóng tốt là cơ sở cho sự phối hợp chính xác giữa các cầu thủ trên sân thi đấu. Nếu kỹ thuật chuyền bắt bóng không tốt thì không có điều kiện ném rổ được. Trong trường hợp tấn công trận địa nếu chuyền bóng không chính xác dễ bị đối phương cắt bóng hoặc đồng đội nhận được bóng trong điều kiện khó khăn thì hiệu quả tấn công không tốt, khả năng giành thắng lợi sẽ không cao.
Phân loại kỹ thuật chuyền bóng
Trong thi đấu bóng rổ cầu thủ có thể vận dụng các kỹ thuật chuyền bóng khác nhau như chuyền bóng bằng hai tay hoặc chuyền bóng bằng một tay.
Xem thêm >> học bóng rổ
Yêu cầu chung về chuyền bóng
Muốn chuyền bóng tốt phải chú ý những điểm sau:
– Sau khi bắt bóng phải làm động tác chuẩn bị chuyền bóng ngay, để tranh thủ thời cơ tấn công.
– Khi chuyền bóng cần dùng sức của cổ tay và các ngón tay là chủ yếu, sức cánh tay và thân người là động tác hỗ trợ.
– Phải tùy vào vị trí của đồng đội ở trên sân mà chuyền xa hay gần, mạnh hay nhẹ để đồng đội bắt được một cách dễ dàng.
– Phải dựa vào tốc độ của đồng đội mà chuyền cho phù hợp.
1.1. Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực
Đặc điểm sử dụng
Đây là phương pháp cơ bản cho phép chuyền bóng nhanh và chính xác cho đồng đội ở khoảng cách gần hay trung bình. Kỹ thuật này dùng nhiều khi đối phương không kèm chặt.
Tư thế đứng chuẩn bị
Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền.
Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên.
Khi chuyền người ngả nhanh về trước, chân sau đạp đất, 2 tay đưa từ dưới lên trên tạo thành một đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và duỗi cánh tay về hướng chuyền. Khi tay đã gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay (trỏ, giữa và cái) đẩy bóng. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa. Để tạo nên đường bóng đi mạnh, các ngón tay phải miết vào bóng và khi bóng rời tay lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Sau khi bóng rời khỏi tay, 2 tay duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền, kết thúc động tác hai lưng bàn tay hướng vào nhau.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Chuyền bóng không theo ý định của người chuyền.
Phương pháp: Khi chuyền 2 khuỷu tay phải khép vào người, cầm bóng đúng vị trí, thả lỏng cổ tay và ngón tay miết vào bóng, xoay lòng bàn tay ra ngoài.
Sai lầm: Không chuyền bóng được ở cự ly xa.
Phương pháp: Dùng lực của các ngón tay (trỏ, giữa, cái) kết hợp tay duỗi và sức của chân, hông và thân khi chuyền bóng đi.
Sai lầm: Động tác làm không nhịp nhàng giữa tay, chân và thân, đường bóng đi không chính xác.
Phương pháp: Cầm bóng cố định, tập chuyển sức từ chân tới tay. Tập miết đều 2 tay vào bóng.
Xem thêm >> kỹ thuật bắt bóng trong bóng rổ
1.2. Chuyền bóng bằng hai tay bật đất
Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật chuyền bóng hai tay bật đất thường được dùng ở cự ly gần và trung bình, động tác này được sử dụng để chuyền vượt qua người phòng thủ cho đồng đội. Động tác này đặc biệt có hiệu quả khi chuyền qua đối phương có tầm vóc cao hoặc đối phương đứng phòng thủ cao.
Tư thế chuẩn bị
Đứng chân trước, chân sau khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, gối khuỵu, trọng tâm thấp, 2 tay cầm bóng để ở trước bụng trên, cánh tay thả lỏng tự nhiên.
Khi chuyền
Hai tay đưa từ dưới lên trên ra trước tạo thành một đường vòng cung nhỏ, khi đưa tay đến ngang ngực thì xoay hai cổ tay và lòng bàn tay hướng xuống mặt sân nơi chuyền, duỗi cánh tay về phía hướng chuyền, khi tay gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay đẩy bóng đi, các ngón tay phải miết đều vào bóng. Điểm chạm bóng của động tác chuyền bóng bật đất ở 1/3 khoảng cách giữa người bắt và người chuyền (điểm chạm nền 2/3 khoảng cách tới người chuyền, 1/3 khoảng cách tới người bắt). Nếu người phòng thủ cách xa người chuyền bóng thì điểm chạm nền ở ngay cạnh chân người phòng thủ. Kết thúc động tác hai tay thẳng, lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài, trọng tâm dồn về hướng chuyền.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Chuyền bóng dễ bị đối phương đoán được ý định chuyền.
Phương pháp: Căn cứ vào vị trí đứng của người phòng thủ để chọn điểm chạm nền nảy lên thích hợp. Động tác thực hiện phải tự nhiên, khi chuyền nên kết hợp với các động tác giả. Tập chuyền bóng nhanh, kín.
Sai lầm: Chuyền bóng đi không chính xác, lực chuyền bóng không mạnh.
Phương pháp: Tập chuyền với hai tay dùng lực đều, xoay cổ tay, miết các món tay đều vào bóng, xoay lòng bàn tay ra ngoài. Dùng lực của các ngón tay (trỏ, cái, giữa) kết hợp duỗi tay và sức của chân, hông, thân người đẩy bóng đi.
1.3. Chuyền bóng hai tay trên đầu
Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật này thường được sử dụng để chuyền bóng ở khoảng cách trung bình khi đối phương phòng thủ chặt hoặc khi bắt bóng ở trên cao và muốn chuyền bóng ngay.
Vị trí bóng ở trên đầu tạo ra khả năng ném bóng chính xác cho đồng đội vượt qua tay của người phòng thủ.
Tư thế chuẩn bị
Đứng chân trước chân sau, hoặc hai chân đứng song song. Hai tay cầm bóng ở phía nửa sau của quả bóng, bóng để cách trán khoảng 5cm, 2 cánh tay co tự nhiên khép sát nách, thân trên thẳng.
Khi chuyền
Người ngả nhanh về phía trước kết hợp với 2 cẳng tay duỗi thẳng. Khi tay gần thẳng dùng sức của cổ tay và các ngón tay chuyền bóng đi. Bóng rời tay người vươn về trước.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Chuyền bóng không đi được xa.
Phương pháp: Dùng sức vút của cánh tay, cổ tay và các ngón tay miết vào bóng.
Sai lầm: Phối hợp tay chân không nhịp nhàng.
Phương pháp: Thân ngả về sau rồi nhanh chóng gập về trước và 2 tay cầm bóng đồng thời vút ngay.
1.4. Chuyền bóng bằng một tay trên vai
Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật chuyền bóng bằng một tay trên vai được vận dụng nhiều ở khoảng cách gần và trung bình. Kỹ thuật này giúp cầu thủ có thể thay đổi dễ dàng hướng và tốc độ bay của bóng khi chuyền đi.
Tư thế chuẩn bị
Đứng chân trước chân sau, hai chân tách rộng hay hẹp tùy theo cự ly chuyền xa hay gần, mặt quay hướng chuyền trọng tâm dồn đều vào hai chân, hai tay cầm bóng để trước ngực.
Khi chuyền
Hai tay cầm bóng từ trước ngực đưa lên vai, tay không chuyền đưa lên theo, thân người hơi ngả ra sau rồi nhanh chóng xoay người về hướng chuyền, khuỷu tay chuyền bóng đưa từ sau ra trước cẳng tay duỗi và đưa bóng về phía trước. Lực được chuyền từ chân tới thân, qua cẳng tay, cổ tay tới các ngón tay chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa lòng bàn tay hướng về nơi chuyền bóng, thân người lao về phía trước.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Thân vặn vỏ đỗ và không chuyền bóng được.
Phương pháp: Tay chuyền bóng ở phía sau, chân đối diện để trước, hai vai phải xoay thăng bằng về hướng ném rồi mới chuyền bóng đi.
Sai lầm: Bóng không chuyền được đi xa.
Phương pháp: Tập tại chỗ ngả người về sau rồi xoay vai thành hình cánh cung, bật thân về trước để chuyền bóng đi. Khuỷu tay bao giờ cũng di chuyển trước để kéo cẳng tay đi. Tập sức vút của tay kết hợp với thân.
1.5. Chuyền bóng một tay dưới thấp
Đặc điểm sử dụng
Đây là một loại chuyền bóng kín, phạm vi chuyền rộng và chuyền được nhiều hướng, thường kết hợp với động tác giả qua người.
Tư thế chuẩn bị
Đứng chân trước, chân sau trọng tâm hạ thấp, 2 gối khuỵu 2 tay cầm bóng về phía trước ngực.
Khi chuyền
Bóng đưa từ trước ngực ra phía sau dọc theo thân người. Sau đó lăng bóng từ sau ra trước thẳng với hướng bóng đi, thân người hơi quay về phía có bóng. Khi tay đã thẳng dùng lực cổ tay và các ngón tay chuyền bóng đi, bóng ra tay cuối cùng ở ngón trỏ và ngón giữa. Sau khi bóng rời khỏi tay thì lòng bàn tay, ngón giữa, ngón trỏ hướng về phía chuyền.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Đường bóng đi không đúng ý muốn,
Phương pháp: Khi chuyền phải sử dụng cả tay không cầm bóng để hỗ trợ tay cầm bóng chắc hơn. Khi cánh tay và cẳng tay gần thẳng, sử dụng sức của cổ tay và các ngón tay chuyền bóng đi.
Sai lầm: Thân vặn vỏ đỗ.
Phương pháp: Chân đối diện với tay cầm bóng để ở phía trước. Phải có tư thế chuẩn bị sớm và gọn chú ý đường bóng đi theo đà để chuyền bóng cho chắc và đúng thời cơ.
1.6. Chuyền bóng 2 tay từ dưới thấp
Đặc điểm sử dụng
Động tác này được áp dụng ở cự ly 4-6m, khi bóng được bắt ở tầm thấp hơn đầu gối bóng bật lên từ mặt sân và không có thời gian thay đổi vị trí.
Tư thế chuẩn bị
Chân trước chân sau, khoảng cách 2 chân rộng hơn vai, 2 gối khuỵu, trọng tâm thấp, 2 tay cầm bóng để ngang thắt lưng, bóng ở trong tay hạ thấp và hơi gập lại, các ngón tay đặt thoải mái lên bóng.
Khi chuyền
Bóng được đưa theo đùi của chân sau và hơi nâng lên.
Vung mạnh hai tay lên trước và đồng thời duỗi thẳng tay để chuyền bóng theo hướng cần thiết. Khi 2 tay đến ngang tầm thắt lưng, 2 tay chuyển động tích cực hơn để đẩy bóng và tạo cho bóng xoáy theo chiều ngược lại. Chiều cao đường bay của bóng do tác động của 2 bàn tay quyết định. Thường người ta thực hiện chuyền bóng bằng 1 bước lên trước.
1.7. Chuyền bóng bằng 1 tay bật đất
Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật chuyền bóng một tay bật đất thường được dùng ở cự ly gần, chuyền qua đối phương có tầm vóc cao hoặc đối phương đứng phòng thủ cao, trong thi đấu thường dùng phối hợp giữa hậu vệ với trung phong, tiền phong với trung phong.
Tư thế chuẩn bị
Hai chân đứng rộng gần bằng vai, chân trước chân sau, trọng tâm thấp, hai tay cầm bóng trước ngực.
Khi chuyền
Khi chuyền đưa bóng sang tay chuyền bóng, đưa tay có bóng sang ngang dùng cổ tay vẩy bóng bật xuống đất. Khi chuyền cần có động tác giả bước sang bên trái rồi chuyền bóng sang bên phải. Yêu cầu khi chuyền phải nhanh, kín và bất ngờ.
Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Phối hợp động tác không nhịp nhàng.
Phương pháp: Tập mô phỏng động tác không bóng thuần thục rồi mới tập với bóng.
Sai lầm: Thứ tự dùng lực khi chuyền không chuẩn xác.
Phương pháp: Tập dùng lực vẩy của cổ tay và miết các ngón tay.
Sai lầm: Chuyền bóng đi không chính xác.
Phương pháp: Tập chuyền bóng với điểm chạm đất khoảng 2/3 quãng đường từ người chuyền.
Sai lầm: Chuyền bóng dễ bị đối phương đoán được ý định chuyền.
Phương pháp: Tập chuyền với người đứng phòng thủ phía trước. Tập chuyền kết hợp với động tác giả, bước sang bên trái rồi chuyền bóng sang bên phải. Tập chuyền bóng nhanh, kín.
1.8. Chuyền bóng một tay bên mình
Đặc điểm sử dụng
Giống như chuyền bóng 1 tay dưới thấp, kiểu chuyền bóng này cho phép đưa bóng tới đồng đội ở khoảng cách gần và trung bình, nhằm thoát khỏi đối phương kèm chặt từ bên phải hay bên trái.
Tư thế chuẩn bị
Hai chân đứng rộng gần bằng vai, chân trước chân sau hoặc đứng song song, trọng tâm thấp, 1 tay cầm bóng để trước ngực.
Khi chuyền
Đưa bóng sang tay chuyền bóng, đưa tay có bóng sang bên – ra sau để lấy đà kết hợp xoay thân người. Vung tay có bóng về phía trước theo mặt phẳng song song với mặt sân, khi tay gần thẳng hết thì dùng lực cổ tay vẩy bóng đi, hướng bay của bóng phụ thuộc vào động tác mở bàn tay, bóng ra tay cuối cùng là ngón trỏ và giữa.
2.9. Kỹ thuật chuyền bóng kín
Ngoài các phương pháp chuyền bóng được miêu tả trên đây trong điều kiện đối phương phòng thủ tích cực, các vận động viên cần sử dụng cái gọi là kỹ thuật chuyền bóng kín để đảm bảo bí mật hướng chuyền bóng đã dự định. Các kỹ thuật chuyền bóng được gọi là kín bởi vì các cử động cơ bản gắn liền với việc tung bóng ra theo hướng cần thiết, che giấu khỏi tầm nhìn của đối phương phòng thủ và ở một mức độ nào đó là sự bất ngờ đối với đối phương. Các động tác đó gây khó khăn có đối phương cướp bóng.
Người ta thường áp dụng ba biến thế chuyền bóng kín: Chuyền bóng dưới tay, chuyền bóng sau lưng, chuyền bóng qua vai. Các kiểu chuyền bóng kín có đặc điểm tiêu biểu là vẩy tay biên độ ngắn và động tác kết thúc của bàn tay và các ngón tay rất mạnh.
– Khi thực hiện chuyền bóng dưới tay, thì tay có bóng chuyển động chéo phía trước của tay không có bóng về phía đồng đội chờ nhận bóng.
– Các cử động cơ bản của chuyền bóng sau lưng là vung tay hơi co ra phía sau lưng, tiếp đó vẩy bàn tay kết hợp với xoay thân.
– Khi thực hiện chuyền bóng qua vai, vận động viên gập mạnh cẳng tay và bàn tay về phía trên của vai cùng bên hoặc vai đối diện để chuyền bóng cho đồng đội đang chạy thoát kèm của đối phương.
Giáo trình chơi bóng rổ >> Bài 2: Các cách di chuyển trong bóng rổ >> Bài 3: Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ
Từ khóa » Chuyền Bóng Sang Bên Phải
-
Giáo án Thể Dục:“Chuyền Bắt Bóng Bên Phải Bên Trái”
-
Đề Tài: Chuyền Bóng Bên Phải, Bên Trái, Chạy Chậm 100m
-
Truyền Bắt Bóng Bên Phải Bên Trái - TaiLieu.VN
-
Hoạt động Học Phát Triển Thể Chất: Chuyền Bắt Bóng Bên Phải, Bên Trái
-
GIÁO ÁN MẦM NON Đề Tài Truyền Bắt Bóng Bên Phải Bên Trái Docx
-
PTTC. Thể Dục:Chuyền Bắt Bóng Bên Phải, Bên Trái.lứa Tuổi - YouTube
-
THỂ CHẤT: CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI- BÊN TRÁI 5-6 T - YouTube
-
Bài Dạy: Chuyền Bắt Bóng Bên Phải, Bên Trái, Chạy Chậm 100m ...
-
Giáo án Lớp Lá - Thể Dục: Chuyền Bắt Bóng Bên Phải
-
THỂ DỤC: CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG... - Trường Mầm Non Anh Việt
-
Hoạt động PTVĐ " Chuyền Bắt Bóng Bên Phải, Bên Trái" 5-6 Tuổi
-
[PDF] Bóng Chuyền 2 2. Mục Tiêu Của Học Phần
-
Hoạt động Chung: Thể Dục: Chuyền Bóng Sang 2 Bên - Giáo Án
-
Bóng Chuyền – Wikipedia Tiếng Việt