Các Kỹ Thuật Trong Bơi Lội | SAIGONKIDSWIM
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khuyến khích các bạn yêu thích và tập luyên thể thao đặc biệt là bơi lội, Trung Tâm Saigonkidswim xin giới thiệu các kỹ thuật trong bơi lội cho các bạn tham thảo và tự tập luyện nhé. Nếu qua quá trình tự học bơi các bạn vẫn không thể bơi tốt các bạn có thể gọi về số Hotline trung tâm tư vấn nhé.
KỸ THUẬT BƠI SẢI ( trườn sấp)
Động tác chân
- Phẳng và ngang với mặt nước
- Đầu để tự nhiên dưới mặt nước, mực nước ngang chân tóc
- Hai vai nổi nhẹ
- Hông và gót chân nằm ngay mặt nước
- Mắt nhìn xuống đáy hồ về phía trước 1.5m
- Thân người xoay khi đưa tay ra khỏi mặt nước
Động tác tay
- Chân nhịp nhàng luân phiên, liên tục,nhóm cơ duổi đùi điều khiển động tác chân lên xuống.
- Các ngón chân duổi và hướng vào trong
- Cổ chân thả lỏng và linh hoạt
- Chân gần như thẳng và gần nhau
- Chuyển động từ hông, không đập cách mặt nước quá 45cm
- Đập xuống: đâu gối dẩn dắt cẳng chân, ngón chân hướng lên vào trong
- Đập lên: đùi đi hướng lên, bàn chân trong tư thế gập
1. PHA HIỆU LỰC – các kỹ thuật trong bơi lội
Vào nước:
- Đầu ngón tay vào nước khoảng giữa mặt phẳng cơ thể và mặt ngoài vai khoảng 30 độ so với mặt nước.
- Cánh tay duổi thăng thoải mái.
- Khuỷu tay gập và cao hơn cổ tay 1 chút.
- Bàn tay phẳng với lòng bàn tay hướng xuống nước.
Tì nước:
- Ngón tay khép sát nhau.
- Bàn tay phẳng và cổ tay gập nhẹ.
- Đầu ngón tay thẳng hàng với trục dọc cơ thể.
- Độ sâu của chuyển động tay nhằm tạo ra áp lực mong muốn là vào khoảng 30cm
- Cố gữi được nước.
Kéo nước:
- Lòng bàn tay hướng ra sau.
- Ngón tay sát nhau chuyển động trong phạm vi mặt phẳng cơ thể.
- Bàn tay phẳng và cơ tay hơi gập.
- Khuỷu tay nâng cao và gập, ngón cái ở vị trí cao nhất.
- Kéo nước thành hình chữ “S”
Đẩy nước:
- Cánh tay gập ở khuỷu tay.
- Bàn tay hướng trực tiếp ra sau, trên cùng một đường thẳng với cẳng tay.
- Bàn tay dẫn dắt khuỷu tay.
- Khi kéo đến ngang hông, bàn tay hướng ra ngoài và lên trên cho đến khi gần chạm hông.
- Cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn khi kết thúc pha này.
2. Pha trả tay ra trước(vung tay trên không) – các kỹ thuật trong bơi lội
Chuẩn bị tay rời khỏi nước.
- Bàn tay sát hông hoặc mặt trên đùi, thả lỏng.
- Lòng bàn tay xoay vào trong và bàn tay hơi nghiêng lên trên
- Khuỷu tay đi trước bàn tay khi ra khỏi mặt nước.
Vung tay trên không.
- Khuỷu tay cao và hơi gập.
- Bàn tay vung thấp
- Thân người hơi nhẹ
- Vai ra khỏi nước hoàn toàn
Thở.
- Đầu xoay chứ không nhấc lên.
- Hít vào sớm trong đoạn tay trả về trước cùng xoay bên đầu.
- Thở ra trong đoạn vào nước và kéo nước.
- Hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi.
- Đầu xoay cùng với thân xoay
- Mực nước nằm ở chân tóc trong suốt đoạn thở ra.
Phối hợp.
- Tay và chân: thông thường 6 nhịp chân là tương xứng cho 1 chu kỳ động tác tay hoàn chỉnh.
- Chân đối diện đập xuống ở thời điểm kéo tay của mỗi tay.
- Tay và thở: lấy hơi khi kết thúc động tác tay đảy nước.
- Hai chân bướm cho mỗi chu kỳ tay.
- Lần đập thứ nhất khi tay vào nước và bắt đầu tỳ nước.
- Lần đập thứ 2 rơi vào đoạn kết thúc đẩy nước.
- Nhịp điệu động tác: đập – đập – vung.
- Chân đập xuống thứ nhất giúp bàn tay vào động tác tỳ nước chuẩn xác.
- Chân đập thứ 2 giúp nâng hông và vai để cho phép tay rút khỏi mặt nước rõ ràng.
Toàn bộ động tác kéo nước theo hình chữ S và nên được thực hiện liên tục. Lưu ý: khi nào các bạn bơi sải tốt từ 100-200m rồi mới bắt đầu học bơi bướm nhé.
KỸ THUẬT BƠI NGỮA
Đây là bài viết tham khảo cho các bạn muốn tự học bơi ngữa, nên học bơi sải và bơi ếch trước thì các bạn mới học kỹ thuật học bơi ngữa nhé.
TƯ THẾ THÂN NGƯỜI:
- Ngực phẳng nằm trên mặt phẳng ngang với mặt nước
- Mặt sau đầu thì tới ngang vai giữ đầu tương đối ổn định
- Mắt nhìn lên và hơi nhìn lên phía chân 1 chút
- Vai xoay về phải tay kéo
- Hông hơi gập để chân đá cao khỏi mặt nước.
ĐỘNG TÁC CHÂN kỹ thuật học bơi ngữa
- Ngón chân duổi hướng vào trong, đá lên mặt nước
- Chuyển động chân xuất phát từ hông
- Đầu gối và hông không bao giờ được đá khỏi mặt nước
- Chiều sâu động tác chân từ 45 – 60 cm
- Cổ chân và bàn chân trong tư thế linh hoạt trong tư thế gập bàn chân
- Ngón chân cái có thể đá chạm gần mặt nước để chắc rằng động tác chân đá lên là đúng.
- Không bao giờ đá chân thẳng lên và xuống.
- Đá lên: bắt đầu đá chân hướng lên và vào trong nhưng kết thức và hướng lên và ra ngoài (chuyển động phần bên).
- Đập xuống: bắt đầu từ hông và chân thả lỏng.
- Cần đập chân nhẹ nhàng và nhịp nhàng, đừng đập quá nhanh hay nặng nề quá.
ĐỘNG TÁC TAY kỹ thuật học bơi ngữa
Pha hiệu lực
- Vào nước: bàn tay vào nước với ngón tay trước
- Lòn bàn tay hướng xuống và hơi ra ngoài
- Cánh tay duổi thẳng hoàn toàn
- Vào nước hầu như ngay và trực tiếp trước vai
- Điểm vào nước được mô tả là 1 và 11 giờ.
- Kiểm soát động tác vào nước, vai bắt đầu xoay sang bên.
Tì nước
- Ngón áp úp vào trước, đẩy đến độ sâu vào nước khoảng từ 15 – 30cm, ngón tay hơi căng ra.
- Cổ tay hơi gập
- Động tác tì nước theo hướng xuống và ra ngoài của bàn tay với cánh tay duổi thẳng
- Lòng bàn tay xoay hướng ra ngoài
Vai bắt đầu xoay sang bên Kéo nước kỹ thuật học bơi ngữa
- Bàn tay di chuyển hướng xuống và ra ngoài về phía bàn chân
- Vai bên tay quạt chìm sâu hơn
- Khuỷu tay gập khoảng 90 độ khi cánh tay quạt đến đường thẳng ngang vai và hạ thấp hơn bàn tay.
- Đầu ngón tay chìm khoảng 25cm và bàn tay quạt theo hình chữ S nằm ngang kéo dài.
- Vai xoay về bên quạt nước để tăng thêm thế đòn bẩy.
Đẩy nước:
- Khuỷu tay và bàn tay di chuyển về phía cơ thể
- Đẩy nước từ khu vực xương sườn và xuống đến đùi theo đường cong hướng xuống
- Cổ tay cao hơn và duổi thẳng
- Kết thúc sâu dưới hông hoặc dưới đùi khoảng 7-10cm
- Cánh tay thẳng và lòng bàn tay hướng xuống dưới khi kết thúc đẩy nước.
Pha trả tay về trước (vung tay trên không)
- Ngón tay cái ra khỏi mặt nước trước
- Cánh tay thẳng di chuyển thẳng đứng lên trên gần cơ thể
- Cổ tay thả lỏng
- Bàn tay thả lỏng và mu bàn tay hướng lên khuỷu tay giữ thẳng
- Cổ tay ở tư thế nữa thả lỏng
- Vai nâng nhẹ khi thân người xoay về phía đối nghịch
- Cánh tay xoay vừa để lòng bàn tay hướng ra ngoài
- Cánh tay thẳng với ngón tay khép và thẳng.
THỞ
- Một lần hít vào và 1 lần thở ra cho 1 chu kỳ tay
- Giữ miệng mở, môi thở nhẹ
- Nhịp thở thông thường thoải mái
- Đừng bao giờ nín thở.
PHỐI HỢP
- 6 nhịp chân cho 1 chu kỳ tay hoàn chỉnh
- Chân đối nghịch đập xuống khi tay bắt đầu kéo
- Khi 1 tay vào nước, tay kia phải bắt đầu pha vung lên không.
PHƯƠNG PHÁP HỌC BƠI ẾCH
Đây là kiểu bơi đơn giản nhất cho mọi người, sau khi học bơi ếch xong các bạn mơi chuyển qua học bơi sải nhé
TƯ THẾ THÂN NGƯỜI
– Tư thế phẳng với mặt nước.
– Giữ cho thân người hoàn toàn nằm tựa lên ngực với vai cùng trên 1 đường thẳng ngang mặt nước.
– Giữ đầu chắc, mực nước ngang với chân tóc.
ĐỘNG TÁC CHÂN.
– Cả 2 chân duỗi thẳng và thuôn dòng
– 2 bàn chân sát nhau hoặc gần sát nhau, gần như trên cùng hàng với cẳng chân.
– Gót chân cách mặt nước 20cm và cách nhau.
– 2 gối hơi tách bằng khoảng cách của vai.
– Gót chân rút lên càng gần mông càng tốt.
– Cổ chân thả lỏng, bàn chân xoay ra ngoài bằng cách xoay đùi và đầu gối cũng như gập cổ chân.
Đạp nước:
- Bàn chân gập, mũi chân bẻ ra ngoài.
- Đầu gối hướng vào trong và bàn chân hướng ra ngoài, chân phía trên xoay ra ngoài khi chân tiến lại gần nhau.
- Kết thúc đạp nước với bàn chân hướng ra sau và hơi hướng lên trên.
- Cảm giác áp lực nước ở lòng bàn chân, phía bên trong cẳng chân, chổ phẳng liền kề phía bên trong mắt cá chân, bàn chân phải được bẻ ra trong suốt quá trình đạp mạnh về sau.
- Đầu gối duỗi thẳng cho đến khi 2 bàn chân gần chạm vào nhau.
ĐỘNG TÁC TAY – CÁC KỸ THUẬT TRONG BƠI LỘI
Tì nước:
- 2 tay duỗi thẳng hoàn toàn
- Lòng bàn tay cách mặt nước khoảng 10cm hướng thẳng xuống đáy hồ.
- Các ngón tay khép sát và 2 ngón cái chạm vào nhau.
- Xoay bàn tay ra ngoài và xuống dưới 1 góc 45 độ.
Kéo nước
- Tốc độ quạt của bàn tay tăng dần (ra ngoài, ra sau và xuống nước) bằng cách nhấn cả lòng bàn tay và cẳng tay.
- Khuỷu tay hơi gập và nâng cao hơn bàn tay.
- Lòng bàn tay hướng về sau
- Cánh tay trên xoay vừa phải và đẩy nước ra phía sau.
- Góc giữa cánh tay trên và cẳng tay là 1 góc 90 độ
Chèo
- Tác động chèo được tạo ra bởi lòng bàn tay
- Lòng bàn tay hơi nghiêng vào trong và hơi hướng lên trên ngay phía trước cằm từ 20-25cm dưới mặt nước, ngay dưới vai.
- Bàn tay và cẳng tay quét hướng vào trong và ra sau
Pha trả tay về trước
- Bàn tay đẩy về trước tạo thành tư thế phẳng và thuôn dòng ngay dưới mặt nước.
- Khuỷu tay khép lại sát người, cánh tay duổi thẳng về trước.
- Ngón tay khép sát, lòng bàn tay hướng xuống khoảng 10cm dưới mặt nước.
THỞ – PHƯƠNG PHÁP HỌC BƠI ẾCH
- Hít vào lúc kết thúc động tác kéo tay, đầu hơi hướng ra sau 1 chút
- Thở ra bằng mũi khi cánh tay duỗi thẳng về trước và mặt đã nằm trong nước.
- Đầu hướng về trước và mắt hướng về trước và xuống nước khoảng 30 độ dưới nước.
- Khi thở mặt hướng thẳng về trước, thở ra mạnh trong suốt pha kéo nước và ngay khi miệng ra khỏi mặt nước.
PHỐI HỢP
- Sau khi tay bắt đầu kéo thì chân bắt đầu co.
- Sau khi kết thúc động tác tay, bắt đầu động tác đạp chân.
- Kết thúc thở, đầu vào nước và tay duỗi thả lỏng, pha đạp chân bắt đầu.
- Khi kết thúc đạp cánh tay giữ trong tư thế duỗi thẳng trong 1 thời gian ngắn, thân người trong tư thế thuôn dòng tốt. Học phí học bơi Saigonkidswim
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VỚI các kỹ thuật trong bơi lội nhé.
Lấy hơi khi tay thở ở phía sau và thở ra khi cùng cánh tay đó vào nước. Chúc các bạn thành công với các kỹ thuật trong bơi lội – xem video các bé học bơi
KỸ THUẬT BƠI BƯỚM PHƯƠNG PHÁP HỌC BƠI BƯỚM
TƯ THẾ THÂN NGƯỜI:
- Gần như phẳng và nằm ngang với hông di chuyển biên độ tối thiểu (như bơi trườn sấp 2 tay).
- Vai và đầu nằm trên cùng đường thẳng với mặt nước.
- Hông nằm gần mặt nước, đầu thấp khi thở.
- Chân đập xuống hông nổi, chân đập lên hông chìm.
- Trả tay về trước đầu và vai đị xuống
- Bắt đầu kéo nước đầu và vai đi lên.
KỸ THUẬT CHÂN BƯỚM (chân sóng bướm):
- Cả 2 chân duỗi thẳng, ngón chân duỗi thẳng và gần mặt nước.
- Lần đập chân xuống đầu tiên (nhẹ) sau khi tay vào nước.
- Lần đập chân thứ 2 (mạnh) trong phần cuối của tay kéo.
- Tốc độ đập chân xuống nhanh gấp đôi tốc độ nâng chân lên.
- Đập xuống gối đập, đập lên chân thẳng nhưng không gồng chân.
- Bàn chân ở tư thế gập, ngón chân xoay vào trong, 2 ngón chân cái gần nhau.
- Đầu gối cách nhau 1 khoảng nhỏ.
- Chân đập sâu 45-60cm tùy vào vóc dáng và sức mạnh của từng cá nhân.
KỸ THUẬT TAY BƯỚM:
Vào nước:
- Đầu ngón tay vào nước trước.
- Ngón cái hơi hướng xuống
- Đầu khuỷu tay cao và hướng ra ngoài
- Bàn tay duỗi thẳng hàng với cẳng tay
- Vị trí vào nước tốt nhất là nơi nào đó trước vai.
Tỳ nước:
- Bàn tay thẳng, các ngón tay khép hoặc gần như khép lại với nhau.
- Cổ tay hơi gập, khuỷu tay cao.
- Cánh tay trước vai bằng chiều rộng trước vai và dưới mặt nước khoảng 20-30cm.
- Cố gắng giữ nước bằng cách ép bàn tay ra ngoài và xoay vào ngay lập tức sau khi vào nước.
Kéo nước:
- Giống như động tác tay trườn sấp nhưng 2 tay cùng 1 lúc.
- Khuỷu tay nâng cao, cổ tay gập
- Bàn tay hướng thẳng về sau và hơi xuống dưới cùng 1 lúc.
- Khi đến gần mặt phẳng vai, bàn tay kéo vào trục dọc cơ thể.
- Cả 2 tay thẳng hàng mỗi bên, bàn tay ở mức sâu nhất hướng về phía sau.
Pha trả tay về trước:
- Khuỷu tay vẫn gập và nâng cao, bàn tay ở khoảng gần hông.
- Ngón tay út dẫn đường, lòng bàn tay hướng lên.
Vung tay trên không
- Khuỷu tay vẫn hơi gập và nâng cao trên bàn tay.
- Cánh tay hoàn toàn ra khỏi mặt nước.
- Bàn tay và cánh tay giữ tẳng suốt trong quá trình vung tay.
- Bàn tay vung về trước theo vòng hình cung.
PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG BƠI BƯỚM:
- Kiếu mẩu chung là 2 chu kỳ tay một thở để duy trì tư thế than người thuôn dòng tốt nhất và làm cho động tác trả tay về trước dễ hơn bằng cách giữ cơ thể nằm ngang với bàn chân và hông
- Nâng đầu bằng cách duỗi thẳng cổ, giữ vai thấp trong nước, cằm nâng lên khỏi mặt nước về trước.
- Hít vào bằng miệng khi đén đoạn cuối kéo nước với than người trong đối phẳng.
- Đầu xuống chỉ bằng nữa thời gian đầu nâng lên.
- Thở ra bằng miệng và 1 chút qua mũi trước khi nâng đầu hoặc nâng cằm.
PHỐI HỢP TAY CHÂN THỞ:
Từ khóa » Những Kỹ Năng Bơi Lội
-
5 Kỹ Năng Bơi Cơ Bản Nhất Mọi Người Nên Biết
-
Kỹ Năng Bơi Lội
-
Những Kỹ Năng Bơi Lội Cần Thiết Nhất định Phải Dạy Cho Trẻ Trong Dịp Hè
-
5 Kỹ Năng Cơ Bản Trong Bơi Lội - Swim To Be Live
-
Những Kỹ Năng Trong Bơi Lội Cơ Bản Cần Phải Trang Bị Cho Trẻ Càng ...
-
Kỹ Năng Bơi Lội - Đồ Bơi, đồ đi Biển, Quần Bơi Nam
-
[VUI SỐNG MỖI NGÀY] Hướng Dẫn Những Kỹ Năng Bơi Cơ Bản
-
Các Hướng Dẫn Học Bơi Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Bơi Lội – Kỹ Năng Cần Có Cho Trẻ | Mầm Non Sơn Ca 5
-
Trang Bị Kỹ Năng Bơi Cho Trẻ - Báo Cà Mau
-
Phổ Biến Kỹ Năng Bơi Lội, Giảm Giá Vé, Chi Phí Học Bơi Cho Học Sinh
-
Lợi ích Và Những Mẹo Giúp Trẻ Làm Quen Với Bơi Lội - Decathlon
-
Cần Thiết đưa Môn Học Kỹ Năng Bơi Lội Vào Trường Học | Xã Hội
-
Học Bơi – Giúp Trẻ Em Tự Bảo Vệ Mình