Các Lệnh Chỉnh Sửa Kích Thước Hình Ảnh Trong Photoshop
Có thể bạn quan tâm
LỆNH CHỈNH SỬA KÍCH THƯỚC HÌNH ẢNH TRONG PHOTOSHOP CC – TÍNH NĂNG VÀ MẸO
Tìm hiểu tất cả về lệnh chỉnh sửa hình ảnh (Image Size) và cách tận dụng tối đa các tính năng tuyệt vời của nó.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu nhanh về các tính năng trong hộp thoại Image Size của PTS (được thiết kế lại trong Photoshop CC). Hộp thoại Image Size không chỉ cho phép người dùng xem kích thước hiện tại của ảnh mà còn có thể thay đổi kích thước tại đây. Cho dù bạn cần phóng to hình ảnh để in hay thu nhỏ để phù hợp với trang web thì tất cả đều được thực hiện bằng một lệnh Image Size này.
Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét tính năng cửa sổ xem trước mới và tốt nhất trong hộp thoại Image Size cũng như cách tận dụng tối đa tính năng này. Từ đó chúng ta sẽ tìm hiểu một số kích thước hình ảnh đặt trước mà bạn có thể chọn và nhập giá trị chiều rộng (Width), chiều cao (Height) và độ phân giải của riêng bạn. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữ việc thay đổi kích thước và lấy mẫu lại một hình ảnh. Cuối cùng chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đảm bảo thu nhỏ bất kì hiệu ứng layer nào được thêm vào cùng với hình ảnh.
Nếu bạn chưa quen với ảnh kĩ thuật số thì nên xem lại bài viết đầu tiên của chương này. Ở đó có giải thích tất cả về pixel, kích thước hình ảnh cũng như độ phân giải. Giờ thì hãy một mở một ảnh bất kì để có thể làm theo bài hướng dẫn này:
Mở một ảnh trên PTS. (Nguồn: Adobe Stock)
Lệnh Image Size Nằm Ở Đâu?
Hộp thoại Image Size chính là lệnh chính để thay đổi kích thước hình ảnh. Để mở nó, hãy chuyển đến menu Image rồi chọn Image Size. Hoặc dùng phím tắt Ctrl+Alt+I (Windows) / Command+Option+I (Macbook):
Image > Image Size.
Trong Photoshop CC, hộp thoại Image Size có cửa sổ xem trước ở bên trái và các tùy chọn để xem và thay đổi kích thước hình ảnh ở bên phải:
Hộp thoại Image Size trong Photoshop CC.
Cửa Sổ Xem Trước Hình Ảnh (Tính Năng Mới)
Adobe đã thiết kế lại hộp thoại Image Size trong Photoshop CC và thay đổi lớn nhất chính là cửa sổ xem trước (preview window). Không cần biết bạn đã phóng to hay thu nhỏ hình ảnh ở mức độ nào, cửa sổ xem trước sẽ cho phép bạn xem trước hình ảnh ở mức độ 100%. Điều này có nghĩa một pixel trong hình ảnh chiếm đúng 1 pixel trên màn hình. Nó cũng có nghĩa là bạn đang có cái nhìn chính xác nhất về hình ảnh khi đang thay đổi kích thước của nó.
Cuộn Hình Ảnh Bên Trong Cửa Sổ Xem Trước
Khi mở hộp thoại Image Size lần đầu tiên, cửa sổ xem trước có thể được căn giữa vào một khu vực không được hữu ích cho lắm. Như trong ví dụ của mình, nó đang hiển thị một phần trên mặt của người đàn ông. Nhưng hoàn toàn có thể thay đổi sang vị trí khác bằng cách nhấp và kéo bên trong cửa sổ:
Nhấp và kéo bên trong cửa sổ xem trước để thay đổi sang khu vực khác.
Chuyển Đến Một Khu Vực Cụ Thể
Ngoài việc cuộn, bạn cũng có thể chuyển đến một nơi cụ thể của hình ảnh bằng cách nhấp vào nó. Nếu di chuyển con chuột vào hình ảnh, bạn sẽ thấy biểu tượng con chuột đổi thành một hình vuông nhỏ. Nó đại diện cho cửa sổ xem trước. Hãy nhấp vào vị trí bạn cần và ngay lập tức vị trí đó sẽ được căn giữa trong cửa sổ xem trước:
Nhấp vào nơi bất kì trên ảnh để xem trước vị trí đó.
Thay Đổi Mức Thu Phóng Của Cửa Sổ Xem Trước
Mình đã đề cập rằng cửa sổ xem trước cho phép người dùng xem trước hình ảnh ở kích thước 100%. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thay đổi mức độ thu phóng nếu cần. Hãy di chuyển chuột bên trong cửa sổ xem trước, nó sẽ hiển thị các tùy chọn thu phóng dọc theo phía dưới. Mức thu phóng hiện tại được hiển thị ở giữa. Nhấp vào dấu + để phóng to và dấu – để thu nhỏ.
Trong khi nhấn nút, nếu bạn đồng thời nhấn phím Ctrl (Windows) / Command (Macbook) rồi nhấp vào cửa sổ xem trước, bạn sẽ thực hiện lệnh phóng to. Để thu nhỏ, hãy giữ phím Alt (Windows) / Option (Macbook). Trên thực tế đa phần mọi người sẽ để ở mức 100%:
Thay đổi mức thu phóng của hình ảnh bên trong cửa sổ xem trước.
Khiến Bản Xem Trước Trở Nên Lớn Hơn
Cuối cùng để bản xem trước trở nên lớn hơn, hãy làm cho hộp thoại Image Size trở nên lớn hơn. Trên thực tế người dùng có thể thay đổi kích thước của nó tới mức khiến cho hộp thoại Image Size chiếm gần hết màn hình. Để thực hiện thay đổi kích thước hộp thoại này, hãy nhấp và kéo bất kì góc nào ra bên ngoài:
Cửa sổ xem trước thay đổi kích thước khi bạn thay đổi kích thước hộp thoại.
Xem Kích Thước Hình Ảnh Hiện Tại
Bên phải cửa sổ xem trước chính là nơi tìm thấy các tùy chọn khác nhau để xem và thay đổi kích thước hình ảnh. Kích thước hình ảnh hiện tại (tính bằng Megabyte (M) và pixel) được hiển thị ở trên cùng.
Kích Thước Hình Ảnh Hiện Tại Tính Bằng Megabyte (M)
Con số đầu tiên ngay cạnh dòng chữ Image Size chính là dung lượng hình ảnh đang chiếm trong bộ nhớ máy tính của bạn (RAM). Trong ví dụ của mình nó là 47,5 triệu. Con số này không liên quan gì đến số layer trong tài liệu hoặc kích thước tệp sẽ lớn như thế nào nếu hình ảnh được lưu dưới dạng JPG, PNG v.v. Nó đơn giản là kích thước của hình ảnh trong bộ nhớ và phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng pixel trong hình ảnh. Khi bạn thêm hoặc bớt số lượng pixel trong ảnh, con số này sẽ thay đổi:
Kích thước hiện tại của hình ảnh tính theo megabyte.
Kích Thước Hình Ảnh Hiện Tại Tính Bằng Pixel
Ngay dưới Image Size chính là Dimension, nó hiển thị kích thích của hình ảnh tính theo pixel. Trong ví dụ của mình, hình ảnh có chiều rộng 4992 pixel và chiều cao 3328 pixel. Chúng ta không thể thay đổi số lượng pixel ở đây bởi nó chỉ hiển thị cho ta thấy kích thước hiện tại. Khi bạn thực hiện thay đổi đối với các kích thước thì ở đây sẽ luôn được cập nhật theo thay đổi đó:
Kích thước hình ảnh hiện tại tính theo pixel.
Thay Đổi Đơn Vị Đo
Ngoài pixel, chúng ta có thể đổi sang để xem kích thước hiện tại bằng cách sử dụng đơn vị đo lường khác. Hãy nhấp vào mũi tên bên cạnh từ “Dimensions” để chọn một đơn vị đo khác như inch hay percent (phần trăm). Tuy nhiên phổ biến và hữu ích nhất vẫn là tính bằng pixel:
Các đơn vị đo lường có trong PTS.
“Fit To”
Cùng với việc cho phép thay đổi kích thước hình ảnh theo cách thủ công, hộp thoại Image Size cũng cung cấp cho chúng ta các kích thước đặt trước để lựa chọn. Có thể tìm thấy chúng trong tùy chọn Fit To ngay bên dưới kích thước hình ảnh hiện tại:
Tùy chọn “Fit To”.
Nhấp vào Original Size (cài đặt mặc định) để mở danh sách các preset (cài đặt trước). Chúng bao gồm các loại đo lường cụ thể như pixel, inch hay các độ phân giải đặt trước. Một số thiết kế để in, ngoài ra có những cài đặt khác dành cho web hoặc xem màn hình chung:
Các kích thước hình ảnh cài đặt trước.
Đặt Hình Ảnh Trong Một Kích Thước Nhất Định
Thật tốt khi có những preset như này để nhanh chóng thay đổi kích thước hình ảnh. Nhưng lưu ý tùy chọn này được gọi là Fit To, không phải Resize To (hai cái này có sự khác biệt khá quan trọng). Việc chọn một trong các preset này sẽ thay đổi kích thước đã chọn. Nhưng nó có thể không phù hợp hoàn toàn với hình ảnh. Tất cả phụ thuộc vào tỷ lệ khung hình của hình ảnh.
Ví dụ mình muốn in hình ảnh dưới dạng 4 x 6, thì sẽ chọn preset 4 x 6 in 300 dpi:
Chọn preset 4 x 6.
Điều này sẽ đổi chiều rộng mới của hình ảnh thành 4 inch và chiều cao thành 6 inch. Lúc này sẽ có một vấn đề xảy ra. Preset này giả định hình ảnh với chiều cao lớn hơn chiều rộng, nhưng trên thực tế ảnh của chúng ta có chiều rộng lớn hơn chiều cao và vì thế tỷ lệ khung hình và preset không khớp nhau.
Vì vậy ta sẽ thấy giá trị Width là 4 inch, trong khi đó Height chỉ có 2,667 inch. Nói cách khác hình ảnh vẫn sẽ vừa với kích thước 4 x 6 mới đặt nhưng do tỷ lệ khung hình, nó sẽ không khớp toàn bộ chiều cao:
Sự cố khi kích thước đặt trước không khớp với tỷ lệ khung hình của hình ảnh.
Hoán Đổi Hai Chiều Với Nhau
Trường hợp này khắc phục khá dễ vì vấn đề duy nhất là hướng của hình ảnh. Ta có thể hoán đổi chiều rộng và chiều cao của preset bằng cách thủ công. Đổi Width từ 4 thành 6 inch, và đổi Height từ 6 thành 4 inch. Giờ thì hình ảnh đã vừa vặn hoàn hảo:
Có thể hoán đổi hướng để khắc phục sự cố.
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Preset Và Tỷ Lệ Khung Hình Không Khớp Nhau?
Vấn đề chính là khi tỷ lệ khung hình và preset hoàn toàn không khớp. Ví dụ mình cố gắng thay đổi kích thước hình ảnh để in dưới dạng 8 x 10 bằng cách chọn preset 8 x 10 in 300 dpi:
Chọn preset 8 x 10.
Vấn đề bắt đầu phát sinh tại đây, mình không thể nào có hình ảnh phù hợp với kích thước mới. Nếu đổi chiều rộng thành 8 inch thì chiều cao sẽ bị sai:
Với chiều rộng 8 inch, chiều cao không khớp với giá trị đặt trước.
Kể cả khi thử hoán đổi chiều rộng thành 10 inch theo cách thủ công, thì chiều cao lại sai:
Không thể khắc phục sự cố bằng cách hoán đổi.
Sự thật là không có cách nào để thay đổi kích thước hình ảnh có tỷ lệ khung hình 4 x 6 thành 8 x 10. Cách duy nhất để làm điều này (không gây biến dạng hình ảnh) là cắt hifh ảnh theo tỷ lệ khung hình mới và thay đổi kích thước của nó. Mình sẽ nói về cách thực hiện này trong hướng dẫn sau.
Cách Reset Cài Đặt Trong Image Size
Có thể thấy rằng tính năng Fit To không phải lúc nào cũng hữu dụng. Trước khi xem xét cách để thay đổi kích thước hình ảnh, hãy reset các cài đặt trong hộp thoại Image Size về cài đặt gốc.
Nếu đã thực hiện các thay đổi trong hộp thoại Image Size (và chưa nhấn nút ok để xác nhận thay đổi) bạn có thể khôi phục về kích thước bạn đầu abwngf cách nhấn giữ phím Alt (Windows) / Option (Macbook). Thao tác này sẽ chuyển nút Cancel bên dưới thành nút Reset. Bấm vào đây để khôi phục cài đặt gốc:
Nhấn giữ phím Alt (Windows) / Option (Macbook) để chuyển Cancel thành Reset.
Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Theo Cách Thủ Công
Cách chính để thay đổi kích thước hình ảnh là tự nhâp các giá trị vào từng mục Width, Hight và Resolution. Lưu ý có một tùy chọn thứ tư (ngay dưới Resolution) là Resample. Lựa chọn này có tác dụng: thay đổi kích thước hình ảnh hoặc lấy mẫu lại:
Các tùy chọn trong Image Size.
Sự Khác Biệt Giữa Thay Đổi Kích Thước Và Lấy Mẫu Lại
Thay đổi kích thước là không thay đổi số lượng pixel. Tất cả những gì chúng ta làm là thay đổi kích thước hình ảnh sẽ in, bởi vì số lượng pixel không đổi nên việc thay đổi kích thước không ảnh hưởng đến tệp của hình ảnh hay việc hiển thị trên màn hình. Nó chỉ ảnh hưởng đến kích thước in.
Lấy mẫu lại thì lại khác, nó sẽ làm thay đổi số lượng pixel. Chúng ta có thể thêm nhiều pixel hơn (gọi là upsampling) hoặc loại bỏ các pixel (gọi là downampling. Upsampling được sử dụng để phóng to hình ảnh, thường sử dụng khi chúng ta cần in một bức ảnh lớn hơn kích thước pixel hiện tại. Dowmsampling thường được dùng để giảm kích thước tệp tổng thể khi chúng ta muốn up nó lên web hay gửi qua email.
Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh
Mình sẽ nói rõ hơn về thay đổi kích thước và lấy mẫu lại trong hướng dẫn tiếp theo. Tóm lại, nếu chỉ muốn thay đổi kích thước in của hình ảnh thì hãy tắt tùy chọn Resample:
Tắt tùy chọn Resample.
Sau đó nhập kíc h thước mới vào phần Width, Height. Cả hai mục này liên kết với nhau vì vậy việc thay đổi một cái sẽ tự động thay đổi cái còn lại. Hãy nhớ chúng ta chỉ có thể chọn kích thước phù hợp với tỷ lệ khung hình. Nếu hình ảnh có tỷ lệ khung hình 4 x 6 mà chúng ta cứ cố chọn in ở dạng 5 x 7 hay 8 x 10 thì nó sẽ không hoạt động.
Độ Phân Giải Hình Ảnh Là Gì?
Khi tắt tùy chọn Resample thì Resolution sẽ được liên kết với Width và Height. Có nghĩa là khi bạn thay đổi hai giá trị Width (chiều rộng) và Height (chiều cao) thì Resolution (độ phân giải) cũng sẽ thay đổi theo và ngược lại. Ví dụ, mình giảm kích thước in xuống 6 x 4 inch thì độ phân giải đã tăng từ 300 pixel/inch lên thành 832 pixel/inch:
Tắt Resample để thay đổi kích thước hình ảnh.
Vậy độ phân giả hình ảnh là gì? Độ phân giải kiểm soát số lượng pixel trong hình ảnh sẽ được in lên trên mỗi inch giấy theo cả chiều ngang và chiều dọc. Đó là lý do vì sao độ phân giải được đo bằng đơn vị pixel/inch (hoặc ppi). Chúng ta không thay đổi tổng số pixel trong hình ảnh mà thay đổi kích thước in bằng cách thay đổi mức độ chặt chẽ của các pixel khi in trên giấy. Giá trị độ phân giải cao khiến cho kích thước in nhỏ hơn và độ phân giải thấp khiến cho kích thước in lớn hơn.
Lấy Mẫu Lại Hình Ảnh
Để lấy mẫu lại hình ảnh và thay đổi số lượng pixel hãy bật tùy chọn Resample:
Bật tùy chọn Resample.
Upsampling
Sau khi bật Resample, Width và Height sẽ không còn được liên kết với Resolution. Vì vậy khi mình tăng gấp đôi giá trị Width từ 6 lên 12 inch, thì PTS sẽ tự động tăng gấp đôi giá trị Height từ 4 lên 8 inch để giữ cho tỷ lệ khung hình không bị thay đổi. Trong khi hai giá trị Width và Height thay đổi thì lúc này Resolution vẫn giữ nguyên:
Thay đổi Width và Height không làm ảnh hưởng tới Resolution.
Tuy nhiên số lượng pixel thực tế trong ảnh đã thay đổi. Nếu nhìn vào kích thước trên cùng, có thể thấy chiều rộng hiện đã tăng gấp đôi (từ 4992 pixel lên thành 9984 pixel), chiều cao cũng tương tự (từ 3328 pixel lên 6656 pixel). Vậy là hiện tại chúng tó có gấp 4 lần số pixel trong ảnh (gấp đôi chiều rộng và chiều cao). Kích thước hình ảnh trong bộ nhớ cũng đã tăng gấp 4 lần (từ 47,5 triệu lên gần 190 triệu):
Upsampling làm tăng kích thước hình ảnh.
Downsampling
Nếu giảm độ phân giải, từ 832 pixel/inch xuống mức hợp lý hơn như 300 pixel/inch thì có thể thấy cả kích thước pixel và kích thước hình ảnh trong bộ nhớ đều giảm (lưu ý đã bật tùy chọn Resample):
Downsampling sẽ làm giảm kích thước hình ảnh.
Phương pháp Interpolation
Ở bên phải tùy chọn Resample là tùy chọn Interpolation. Nó là phương pháp PTS sử dụng để vẽ lại hình ảnh khi thêm hoặc xóa pixel và nó được đặt là Automatic theo mặc định. Vì nó chỉ áp dụng cho việc lấy mẫu lại, nên nếu tắt tùy chọn Resample thì nó cũng sẽ không khả dụng:
Tùy chọn Interpolation.
Nếu nhấp vào tùy chọn này, PTS sẽ mở ra danh sách các lựa chọn. Một số cái là lựa chọn tốt nhất dành cho upsampling và downsampling. Những điều này có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh vì thế hầu hết chúng ta nên chọn Automatic. Trường hợp duy nhất cần thay đổi đó là khi sử dụng Photoshop CC 2018 (hoặc mới hơn) và bạn cần phóng to hình ảnh. Trong trường hợp này mình sẽ thay đổi sang lựa chọn Preserve Details 2.0 (mình sẽ nói rõ hơn ở bài viết khác):
Phương pháp interpolation.
Cách Chia Tỷ Lệ Hiệu Ứng Từng Lớp
Cuối cùng nếu hình ảnh của bạn đang sử dụng hiệu ứng lớp (đổ bóng, nét vẽ, ánh sáng bên ngoài v.v.) thì có thể bạn sẽ muốn các hiệu ứng này được chia tỷ lệ cùng hình ảnh. Vì vậy trước khi nhấp vào OK để chấp nhận kích thước hình ảnh mới, hãy nhấp vào biểu tượng bánh răng ở phía trên bên phải của hộp thoại Image Size và đảm bảo rằng Scale Styles đang được chọn:
Bật Scale Styles để thay đổi kích thước hiệu ứng layer.
Chấp Nhận Hoặc Hủy Kích Thước Hình Ảnh Mới
Khi bạn đã sẵn sàng thay đổi kích thước hình ảnh, hãy nhấp vào OK để xác nhận và đóng hộp thoại Image Size. Để hủy cài đặt hãy nhấn vào Cancel:
Nhấn Ok để thay đổi kích thước hình ảnh, hoặc Cancel để hủy.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong và hộp thoại Image Size trong PTS, ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thay đổi kích thước hình ảnh để in.
Từ khóa » Chỉnh Kích Cỡ Trong Photoshop
-
3 Cách Thay đổi Kích Thước ảnh, Resize ảnh Bằng Photoshop Dễ ...
-
Cách Chỉnh Kích Thước ảnh Trong Photoshop
-
Thay đổi Kích Thước ảnh Trong Photoshop Với 3 Cách đơn Giản
-
Cách Thay đổi Kích Thước Layer Trong Photoshop - Color ME
-
Đổi Kích Thước ảnh Trong Photoshop 2020 Hiệu Quả - Thủ Thuật
-
Mẹo Nhỏ Giúp Thay đổi Kích Thước Background Trong Photoshop Nhanh
-
Cách Thay đổi Kích Thước Ảnh Trong Photoshop - Thủ Thuật Máy Tính
-
Cách Thay đổi Kích Thước Size Cho File ảnh Bất Kỳ. - YouTube
-
3 Bước Chỉnh Kích Thước ảnh Trong Photoshop CS6
-
Layer, Transform & Các Công Cụ Thay đổi Kích Thước ảnh Trong ...
-
Cách điều Chỉnh Kích Thước ảnh Trong Photoshop
-
Cách Thay đổi Kích Thước ảnh Trong Photoshop - Thủ Thuật Phần Mềm
-
3 Cách đơn Giản để Thay đổi Kích Thước Layer Trong Photoshop
-
Hướng Dẫn Resize, điều Chỉnh Kích Cỡ ảnh Trong Photoshop CS6