Các Loại Bảng Chữ Cái đo Thị Lực Và Quy Trình đo Thị Lực Chuẩn Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
- 1. Quy trình đo thị lực chuẩn
- 2. Các loại bảng chữ cái đo thị lực
- 2.1. Bảng chữ cái đo thị lực chữ C (Bảng Landolt)
- 2.2. Bảng chữ cái đo thị lực chữ E
- 2.3. Bảng thị lực Snellen
- 2.4. Bảng kiểm tra thị lực điện tử
- 3. Bao lâu nên đo thị lực một lần?
- 4. Đo thị lực ở đâu? Đo thị lực bao nhiêu tiền?
- 5. Lời khuyên khi đi đo thị lực và cắt kính cận
Đo thị lực là đo khả năng nhìn của một người bằng cách phân biệt hai điểm gần nhau có khoảng cách 5m. Đo thị lực sẽ giúp phát hiện sớm những tổn thương về mắt để có hướng điều trị phù hợp.
1. Quy trình đo thị lực chuẩn
>>Quy trình đo thị lực chuẩn cho mắt cần trải qua 04 bước sau: Bước 1: Đo mắt với máy khúc xạ kế tự động giúp xác định số kính cần tham khảo. Bước 2: Sử dụng mặt nạ thị lực và kính thử khác nhau kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên màn hình.Bước 3: Đeo kính thử từ 20 đến 30 phút, đi lại hoặc nhìn xa, nhìn gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
Bước 4: Trao đổi thêm thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh số kính phù hợp nếu trong quá trình thử kính xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt...Sử dụng kính thử để xem độ cận phù hợp hay chưa
Để có kết quả chính xác, trường hợp đối tượng đo mắt là trẻ em chưa từng đeo kính hoặc những người có dấu hiệu bệnh lý ở mắt, khúc xạ viên sẽ chỉ định sử dụng thuốc liệt điều tiết để kiểm tra, đo lại nhiều lần.
Nếu sử dụng thuốc liệt điều tiết nhanh, người đo sẽ chờ sau 30 phút để đo lại. Còn đối với trường hợp sử dụng thuốc liệt điều tiết chậm sẽ phải chờ một vài ngày sau mắt ổn định mới đo lại.
>> Xem thêm: Dịch vụ đo thị lực miễn phí tại Kính mắt Bích Ngọc
2. Các loại bảng chữ cái đo thị lực
Hiện nay có 04 loại bảng chữ cái đo mắt được các phòng khám mắt, bệnh viện mắt và các cửa hàng kính sử dụng: Bảng chữ cái đo thị lực chữ C (Landolt), bảng chữ cái đo mắt chữ E (Armaignac), bảng thị lực Snellen và bảng kiểm tra thị lực điện tử.2.1. Bảng chữ cái đo thị lực chữ C (Bảng Landolt)
Bảng kiểm tra thị lực chữ C (bảng Landolt), là kiểu vòng tròn vỡ hay kiểm tra thị lực của Nhật Bản là biểu tượng tiêu chuẩn sử dụng kiểm tra tầm nhìn. Landolt C bao gồm một vòng có khe hở, nhìn giống chữ C có các khe hở theo hướng lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải. Kích thước chữ C có trên bảng sẽ được giảm cho đến khi bệnh nhân không thể xác định được hướng của chữ C nữa. Bảng đo thị lực chuẩn chữ C (Bảng Landolt). Đối với bảng chữ cái đo mắt này, bệnh nhân đứng cách bảng thị lực khoảng 5m, che đi một mắt. Khúc xạ viên sẽ hỏi phần hở của chữ C quay về phía nào: trên, dưới, phải, trái lần lượt từ lớn tới nhỏ. Sau đó bệnh nhân giơ tay ra hiệu xem phần hở của chữ C nếu mắt nhìn rõ. Khúc xạ viên sẽ ghi lại thị lực tương ứng với hàng nhỏ nhất mà bệnh nhân còn có thể đọc được. Bảng này phù hợp dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.2.2. Bảng chữ cái đo thị lực chữ E
Với dạng bảng này chỉ gồm một ký tự là chữ E. Giống như bảng đo thị lực chữ C, chữ E cũng hướng về các phía trái, phải, trên dưới khác nhau. Bệnh nhân cũng cần đọc các hướng chữ theo yêu cầu của khúc xạ viên từ lớn đến nhỏ. Bảng chữ E áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em vì nó rất đơn giản.Bảng chữ cái đo thị lực chữ E.
2.3. Bảng thị lực Snellen
Với bảng thị lực Snellen sẽ bao gồm các chữ cái L, F, D, O, I, E. Để khám mắt được với bảng chữ cái này bạn phải biết đọc chữ. Bảng đo thị lực chuẩn Snellen sẽ hiển thị 11 hàng chữ in hoa. Ở dòng đầu tiên có một chữ cái rất lớn. Các hàng sau sẽ có kích thước chữ cái nhỏ dần. Bệnh nhân sẽ đứng cách biểu đồ khoảng 6 mét (20 feet) và đọc từ khúc xạ viên yêu cầu đó mà không cần kính hoặc kính áp tròng. Bảng thị lực Snellen. Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên mỗi mắt bằng cách che một mắt và đọc ra dòng chữ nhỏ nhất mà bạn có thể thấy. Nếu một người có tầm nhìn bình thường sẽ đọc được các chữ ở hàng số 8 tương đương với 20 feet. Mắt bạn sẽ có tầm nhìn 20/20. Nhưng nếu mắt có tật hay vấn đề khác thì chỉ có khả năng đọc rõ nhất ở hàng số 05 chẳng hạn ta có thể nói rằng bệnh nhân có khả năng đọc được chi tiết ở vị trí 20 feet tương đương người bình thường đọc cùng chi tiết ở vị trí 40 feet. Còn các dòng 9,10,11 thì ít được sử dụng vì nếu bạn đọc được các dòng đó ở vị trí 20 feet mắt bạn được coi là có tầm nhìn tốt hơn 20/20.2.4. Bảng kiểm tra thị lực điện tử
Đây được đánh giá là một trong những bảng đo độ cận thị hiệu quả và tiện lợi nhất. Với thiết kế màn LCD mỏng, màn hình thử thị lực rất phù hợp với bất kỳ phòng khám về mắt để thực hiện các bài test thị lực tinh vi đã được đưa ra trên Thế Giới. Thiết bị có thể đưa ra bài test dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của khúc xạ viên. Bảng kiểm tra thị lực điện tử sẽ tích hợp đầy đủ các loại bảng đo thị lực chuẩn phù hợp với mọi đối tượng, cũng như có nhiều tính năng xác định chính xác các bệnh lý về mắt. Khi đo khám thị lực tại Showroom Kính mắt Bích Ngọc, khách hàng sẽ được kiểm tra mắt với bảng đo thị lực điện tử tích hợp các tính năng hiện đại hàng đầu. Với màn hình LCD sắc nét sẽ truyền tải hình ảnh đến mắt một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, bảng đo thị lực điện tử sẽ có bài test và mẫu thử thị lực kèm khả năng nâng cấp, các công cụ kiểm tra, tập luyện cho bệnh nhân, hình ảnh động và video phù hợp kiểm tra thị lực cho trẻ nhỏ. Kiểm tra mắt với bảng đo thị lực điện tử chuẩn tại Kính mắt Bích Ngọc. >> Khuyên đọc: Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? Đeo kính cận có làm mắt bị NHỎ, bị DẠI, bị LỒI?3. Bao lâu nên đo thị lực một lần?
Việc khám mắt cần được kiểm tra định kỳ, bất kể cho trẻ em hay người lớn để đảm bảo chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho đôi mắt hay can thiệp kịp thời khi gặp các vấn đề về mắt.
Với trẻ em: Cha mẹ nên chú ý đưa bé đi kiểm tra định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Do mắt trẻ đang trong quá trình điều tiết dự trữ, việc kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp cha mẹ biết mắt bé có đang tăng hay giảm độ không hoặc phát hiện sớm tật khúc xạ ở mắt trẻ (nếu có). Tránh trường hợp một năm mới đi khám một lần.
Trẻ em nên đi đo thị lực định kỳ 3-6 tháng/lần.
Với người lớn: Thời gian khám định kỳ là 6 - 12 tháng, khúc xạ viên sẽ đo, kiểm tra xem mắt của bạn điều tiết có tốt không? Mắt tăng hay giảm độ cận để điều chỉnh kính phù hợp giúp mắt luôn khỏe mạnh.
Người lớn nên đi đo thị lực định kỳ 6-12 tháng/lần.
4. Đo thị lực ở đâu? Đo thị lực bao nhiêu tiền?
Có ba lựa chọn để bạn có thể đo, khám thị lực cho mắt là: bệnh viện mắt, phòng khám mắt hoặc các cửa hàng kính mắt.
Nếu bạn đến kiểm tra thị lực ở các bệnh viện mắt phòng khám mắt mức phí giao động từ 70.000đ- 200.000đ/lượt. Còn nếu kiểm tra tại các cửa hàng kính mắt thì dịch vụ này sẽ hoàn toàn miễn phí. Hai mô hình này có sự khác biệt bởi bệnh viện mắt, phòng khám mắt có khả năng phát hiện điều trị các bệnh về mắt. Còn tại các cửa hàng kính thì chỉ có chuyên môn chính xác về tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).Nếu bạn nghi ngờ mắc các bệnh lý ở mắt như đau mắt đỏ, dị ứng mắt, viêm giác mạc… thì phải tìm đến bệnh viện, phòng khám để điều trị kịp thời. Còn nếu bạn muốn kiểm tra, đo thị lực cho mắt có thể đến các cửa hàng kính mắt.
5. Lời khuyên khi đi đo thị lực và cắt kính cận
Với thâm niên và kinh nghiệm trong ngành, Kính Mắt Bích Ngọc có những lời khuyên dành cho người đeo kính cận. Lời khuyên 1: Thường xuyên đi khám mắt định kỳ từ 6 - 12 tháng/ lần để kịp thời điều chỉnh kính và có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất. Khi đo mắt, nhớ đeo thử số kính mới đủ 20-30 phút, xem khả năng thích nghi mắt, không nên vội vàng. Lời khuyên 2: Kính mắt có cấu tạo 2 phần: gọng kính và cặp mắt kính. Trong khi gọng kính là thời trang, thì mắt kính mới quyết định tầm nhìn và bảo vệ mắt. Nên tìm hiểu: mắt kính đang dùng của thương hiệu nào, có chiết suất bao nhiêu và tính năng gì? >> Khuyên đọc: Cắt kính cận giá bao nhiêu thì phù hợp ? Lời khuyên 3: Khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra kỹ bao gói mắt kính, và theo dõi quá trình mài lắp vào gọng kính, để an tâm không bị đánh tráo sản phẩm (vì sau khi mài lắp xong, mắt kính rất khó phân biệt về thương hiệu và chiết suất). Lời khuyên 4: Sử dụng đồ điện tử như máy tính, điện thoại là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu bạn không điều tiết thói quen này thì sẽ rất dễ gây hại cho mắt, đặc biệt là nhìn màn hình quá gần hoặc sử dụng chúng trong tư thế nằm trượt dài. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử và máy tính thì hãy tìm hiểu thêm về sự nguy hại của ánh sáng xanh đối với mắt. >> Khuyên đọc: [Tư vấn] Chọn mua mắt kính chống ánh sáng xanh phù hợpNên tìm hiểu và sử dụng mắt kính chất lượng tốt giúp bảo vệ cho đôi mắt của bạn.
Kính mắt Bích Ngọc chỉ sử dụng mắt kính chính hãng chất lượng cao, dịch vụ công khai minh bạch, tận tâm với khách hàng.✓ Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm đối với lỗi sản phẩm (gọng kính và mắt kính)
✓ Minh bạch tuyệt đối, toàn bộ quá trình mài lắp kính được công khai để khách hàng giám sát
✓ Cố vấn chuyên môn TS.Trịnh Thị Bích Ngọc, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội
✓ Miễn phí vệ sinh, thay ốc, đệm mũi, nắn chỉnh gọng kính, sửa chữa cơ bản trọn đời sản phẩm
Từ khóa » Cách đo Thị Lực Bằng Bảng Chữ C
-
6 Loại Bảng Chữ Cái Đo Mắt Cận Thị ... - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2
-
BẢNG THỊ LỰC VÀ HƯỚNG DẪN ĐO THỊ LỰC NHÌN XA
-
Bảng đo Thị Lực Và Cách đánh Giá Thị Lực - Viên Bổ Mắt Mắt Ngọc
-
Hướng Dẫn đọc Kết Quả đo Mắt Dành Cho Mọi Lứa Tuổi
-
Cách đo Thị Lực Phổ Biến Nhất Hiện Nay được Nhiều Người áp Dụng
-
[Hướng Dẫn] Cách đọc Bảng Kiểm Tra Thị Lực Chuẩn Nhất 2022
-
Có Mấy Loại Bảng đo Thị Lực? Cách Sử Dụng Bảng đo Thị Lực
-
Quy Trình Đo Thị Lực Chuẩn Xác Và Các Loại Bảng Đo Thị Lực Cơ ...
-
Bảng Thị Lực Chữ C Nhựa - Thiết Bị Y Tế Viên An
-
Bảng đo Thị Lực Và Hướng Dẫn Sử Dụng Bảng đo Thị Lực Mắt Chuẩn
-
6 Loại Bảng Chữ Cái Đo Mắt Cận Thị | Hướng ... - EmPhaiDep.Com
-
4 Loại Bảng Chữ Cái đo Thị Lực Phổ Biến - Kính Mắt Bích Ngọc
-
- HƯỚNG DẪN ĐO THỊ LỰC TẠI NHÀ | Facebook
-
Các Loại Bảng Chữ Cái Đo Thị Lực Và Quy Trình Đo Thị Lực Chuẩn