Các Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Cảnh, Cách Phòng Ngừa Và ...

Các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh là vấn đề khiến nhiều người chơi chúng phải lo lắng. Các loại cây cảnh thường dùng để trang trí không gian nội thất văn phòng, dù được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng đôi khi cây cũng bị mắt một số bệnh phổ biến mà nguyên nhân gây ra là do điều kiện sống hay do chính đặc điểm sinh lý của cây.

Các bệnh thường gặp trên cây cảnh
Các bệnh thường gặp trên cây cảnh

Việc phát hiện và phòng trừ các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh là điều rất cần thiết, vì nó không chỉ làm cây khô héo mà đôi khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe của còn người. Cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và chế phẩm nào đặc trị nhé!

Một số bệnh thường gặp trên cây cảnh
Một số bệnh thường gặp trên cây cảnh
  1. Những nguyên nhân khiến cây cảnh bị bệnh
    1. Các bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý) của cây cảnh
      1. Một số loại phân bón vi sinh hữu cơ tốt cho cây cảnh
    2. Các bệnh truyền nhiễm gây hại cho từng bộ phận của cây
      1. Bệnh gây hại lá cây cảnh
      2. Bệnh gây hại thân cành cây cảnh
      3. Bệnh gây hại rễ cây cảnh
  2. Các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh, cách phòng ngừa và các chế phẩm đặc trị
    1. Bệnh đốm lá trên cây cảnh
    2. Bệnh phấn trắng trên cây cảnh
    3. Bệnh xoắn lá ở cây cảnh
    4. Bệnh chảy nhựa trên cây cảnh
    5. Bệnh thủng lá trên cây cảnh
    6. Bệnh mục thân ở cây cảnh (Chủ yếu là cây thân gỗ)

Những nguyên nhân khiến cây cảnh bị bệnh

Cây cảnh của bạn phát triển không được tốt khiến bạn phải đau đầu tuy đã được chăm sóc kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy bệnh trên các loài cây cảnh không đến từ việc chăm sóc mà xuất phát từ điều kiện sồng và đặc điểm sinh lý của cây. Hoặc do việc chăm sóc cây quá mức cần thiết, gây dư thừa các chất cũng khiến cây cảnh bị bệnh.

Phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây cảnh Kim Ngân
Phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây cảnh Kim Ngân

Và những bệnh thường gặp trên cây cảnh được phân chia ra thành 2 dạng cơ bản là: bệnh không truyền nhiễmbệnh truyền nhiễm.

Những nguyên nhân khiến cây cảnh bị bệnh
Những nguyên nhân khiến cây cảnh bị bệnh

Các bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý) của cây cảnh

Bệnh sinh lý là trường hợp cây bị bệnh do những yếu tố ngoại cảnh không phù hợp như khí hậu, đất, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc bị thừa quá mức,… Cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết cây bị mất cân bằng dinh dưỡngg
Dấu hiệu nhận biết cây bị mất cân bằng dinh dưỡng
  • Cây cảnh bị vàng lá có thể do thiếu Nitơ.
  • Lá cây biến màu tạo ra một số đốm đậm hơn do thiếu Kali.
  • Cây bị mất màu xanh, lá chuyển thành màu trắng hay trắng vàng, đó là hiện tượng thiếu sắt (Fe).
  • Lõi cây bị thối khô, ngọn và cổ rễ có đốm vàng nâu,… nguyên nhân rất lớn là do thiếu nguyên tố vi lượng Bo.
Cây bị thừa hoặc thiếu nước
Cây bị thừa hoặc thiếu nước
  • Thiếu độ ẩm trong đất sẽ khiến ngọn cây cảnh bị khô, ngược lại độ ẩm quá mức lại khiến cây cảnh bị úng nước.
Nhu cầu ánh sáng của cây cảnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
Nhu cầu ánh sáng của cây cảnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
  • Ánh sáng không đủ sẽ làm cây chuyển màu xanh nhạt, nặng hơn thì thành màu vàng, ngọn cây mọc dài về hướng về phía có ánh sáng,…
  • Nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến thân cây bị nứt….
  • Ngoài ra còn rất nhiều bệnh không truyền nhiễm khác ở các loài cây cảnh do mất cần bằng các chất dinh dưỡng.
Bệnh sinh lý thường gặp trên các loại cây cảnh
Bệnh sinh lý thường gặp trên các loại cây cảnh

Để phòng trừ bệnh sinh lý ở cây cần những kỹ thuật làm đất, bón phân và tạo môi trường sống phù hợp cho cây cảnh. Đảm bảo không thiếu hay thừa vì đều có thể gây bệnh cho cây nên hãy tìm hiểu thiệt kỹ về nhu cầu của loại cây cảnh để chăm sóc chúng sao cho phù hợp nhất.

Nắm rõ các yêu cầu của cây để chăm sóc cây cảnh phù hợp
Nắm rõ các yêu cầu của cây để chăm sóc cây cảnh phù hợp

Một số loại phân bón vi sinh hữu cơ tốt cho cây cảnh

Các bệnh truyền nhiễm gây hại cho từng bộ phận của cây

Cây cảnh bị bệnh truyền nhiễm có nghĩa là cây bị bệnh do các loài sinh vật gây ra. Bệnh có thể lây lan từ từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác và phát sinh trên một diện tích rộng lớn nếu bạn trồng nhiều cây cảnh.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên cây cảnh
Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên cây cảnh

Bệnh gây hại lá cây cảnh

Đây là bệnh thường gặp trên cây cảnh nhất, đa phần ở mọi loài cây cảnh có lá nhiều, diện tích lá lớn. Nếu cây bị bệnh về lá, sẽ dẫn đến tình trạng lá rụng dần, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, thậm chí làm cây chết.

Bệnh hại lá là bệnh thường gặp trên cây cảnh
Bệnh hại lá là bệnh thường gặp trên cây cảnh

Nguyên nhân gây bệnh hại lá cây cảnh thường do nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma. Triệu chứng khi cây cảnh bị bệnh hại lá bao gồm: bệnh xoăn lá; bệnh nhỏ lá khảm lá; bệnh vàng lá, bệnh phấn trắng; bệnh bồ hóng, bệnh gỉ sắt….

Bệnh thường gặp trên cây cảnh nguyên nhân do nấm
Bệnh thường gặp trên cây cảnh nguyên nhân do nấm

Bệnh gây hại thân cành cây cảnh

Đây là bệnh rất nguy hiểm với các loài cây cảnh, cây có thể bị chết khô. Ví dụ điển hình là: bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh khô héo. Biểu hiện là làm cho cây sinh trưởng kém và dần dần sẽ chết.

Một số bệnh hại thân cây cảnh
Một số bệnh hại thân cây cảnh thường gặp

Bệnh gây hại rễ cây cảnh

Bệnh hại rễ cây cảnh không phải là bệnh thường gặp trên cây cảnh nhưng chúng gây ra những thiệt hại lớn vì khi bị bệnh cây thường chết vì rễ là bộ phận cung cấp dinh dưỡng và là giá đỡ cho cây. Ví dụ như các bệnh thối cổ rễ cây con, bệnh mục rễ.

Bệnh thối rễ trên cây cảnh
Bệnh thối rễ trên cây cảnh

Bệnh gây hại rễ cây cảnh có tác hại nghiêm trọng, tổn thất lớn và rất khó phát hiện. Bệnh có thể khiến cây sinh trưởng kém hoặc chết. Nguyên nhân gây nên bệnh ở rễ cây là do: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng,…

Bệnh hại rể cây cảnh là bệnh không thường gặp
Bệnh hại rễ cây cảnh là bệnh không thường gặp

Triệu chứng bệnh gây hại cho rễ cây cảnh khá phức tạp, được chia làm 4 loại cơ bản:

  • Phá hoại cổ rễ làm cho vỏ gốc cây bị loét nhẹ.
  • Làm cho rễ và gốc cây phình lên như bệnh sùi gốc, bệnh tuyến trùng.
  • Làm cho rễ hoặc gốc cây bị thối phần gỗ.
  • Làm cho mạch dẫn bị tắc ngẽn.
Bệnh thường gặp trên cây cảnh đa phần là do nấm
Bệnh thường gặp trên cây cảnh đa phần là do nấm

Đa số các bệnh thường gặp trên cây cảnh từ bệnh sinh lý hay bệnh truyền nhiễm điều bắt nguồn từ nấm là chủ yếu.

Các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh, cách phòng ngừa và các chế phẩm đặc trị

Bệnh đốm lá trên cây cảnh

Bệnh đốm lá là loại bệnh thường gặp trên cây cảnh, lá cây cảnh xuất hiện những đốm nhỏ, màu sắc, hình dáng hay độ lớn của chúng không giống nhau, phiến lá bị quăn lại, có đốm màu nâu, đen, tím… lá bị khô héo và rụng khiến cây mất khả năng quang hợp và chết.

Bệnh đốm lá trên cây cảnh
Bệnh đốm lá trên cây cảnh

Cách phòng trừ và chế phẩm đặc trị

Khi thấy triệu chứng trên nên ngắt bỏ những lá bị sâu bệnh và đem đốt, phun thuốc định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia. Có thể dùng đồng sunphat kết hợp với vôi sống và lượng nước gấp 100 lần pha thành dung dịch thuốc để phun cho cây.

Cách phòng ngừa bênh đốm lá trên cành
Cách phòng ngừa bênh đốm lá trên cành

Ngoài ra có thể sử dụng các chế phẩm như: thuốc bio neem, chế phẩm Nano bạc đồng silic, Thuốc trị đốm lá Bio Herb; Thuốc thảo mộc cao cấp Bio Garlic…

Lưu ý không dùng các dụng cụ kim loại trong quá trình pha chế. Phun thuốc đều cả mặt trước và sau lá cây cũng như thân, cành cây.

Cách điều trị bệnh đốm lá trên cây cảnh
Cách điều trị bệnh đốm lá trên cây cảnh

Bệnh phấn trắng trên cây cảnh

Khi cây bị bệnh phấn trắng mặt trên mặt lá, cành hay thân cây có xuất hiện những lớp phấn dầy màu trắng bông khiến cho lá bị rụng, thân khô héo.

Cách xử lý bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
Cách xử lý bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Cách phòng trừ và chế phẩm đặc trị

Khi thấy cây cảnh có hiện tượng trên cần ngắt bổ lá, cành bị bệnh đem đốt, đồng thời phun dung dịch tổng hợp gồm lưu huỳnh nồng độ 0,3 – 0,5 với một phần vôi trong pha với 10 phần nước rồi đem đun lên. Có thể sử dụng các chế phẩm đặc trị bệnh phấn trắng như: Chế Phẩm Sinh Học Orat; ….

Phương pháp trị bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
Phương pháp trị bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Bệnh xoắn lá ở cây cảnh

Triệu chứng của bệnh xoán lá là một phần hay toàn bộ lá bị dày lên, lá chuyển màu từ xanh xám sang đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng, sau chuyển thành nâu. Lá bị xoăn lại, khô và rụng, cành bị héo dẫn đến chết cây.

Cây cảnh bị bệnh xoắn lá
Cây cảnh bị bệnh xoắn lá

Cách phòng trừ và chế phẩm đặc trị

Dùng dung dịch lưu huỳnh vôi 3 – 5- be vào đầu mùa xuân khi cây có sức sống tốt nhất. Phun liên tục 2 đến 3 lần cách nhau một tuần đến 10 ngày, ngắt bỏ lá, cành bị bệnh đem đốt bỏ.

Phòng trị bệnh xoắn lá trên cây cảnh
Phòng trị bệnh xoắn lá trên cây cảnh

Chế phẩm trị bệnh xoắn lá trên cây cảnh

Bệnh chảy nhựa trên cây cảnh

Thân cành của cây, đặc biệt là những chỗ phân nhánh, vỏ cây bị nứt ra, bị chảy nhựa vàng trong suốt, sau chuyển thành màu nâu đỏ. Phần bị bệnh sẽ lồi lên, vỏ và thân bị mục khiến cây chết khô.

Cách xử lý bệnh chảy nhựa trên cây đào
Cách xử lý bệnh chảy nhựa trên cây đào

Nguyên nhân chính của bệnh này là do hiện tượng sương muối, do có sâu đục vỏ hoặc do đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp làm vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập làm tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chảy ra.

Hiện tượng chảy nhựa trên cây cảnh
Hiện tượng chảy nhựa trên cây cảnh

Cách phòng trừ và chế phẩm đặc trị

Để phòng ngừa và điều trị bệnh này cần tăng cường chăm sóc đất tơi xốp,  bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý. Có thể quét lên vết thương hợp chất lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét một lớp dầu để bảo vệ.

Trị bệnh chảy nhựa trên cây đào
Trị bệnh chảy nhựa trên cây đào
Thuốc trị bệnh chảy nhựa Alpine 80WG
Thuốc trị bệnh chảy nhựa Alpine 80WG

Bệnh thủng lá trên cây cảnh

Khi cây bị bệnh thủng lá trên lá xuất hiện những đốm nhỏ, lan rộng thành lỗ to hình thù khác nhau, viền thủng có màu tím, nâu hoặc đen. Xung quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra khiến lá bị thủng.

Bệnh thủng lá trên cây
Bệnh thủng lá trên cây

Cách điều trị và chế phẩm đặc trị

Tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón quá nhiều phân đạm. Đảm bảo cây được thông thoáng và có đủ ánh sáng.

Bệnh mục thân ở cây cảnh (Chủ yếu là cây thân gỗ)

Trên cây xuất hiện những triệu chứng như có sâu đục thân, ruột thân cây bị mục rỗng, trên nhánh xuất hiện những đốm nhỏ. Cần dùng thuốc trừ sâu chuyên dụng để trị loại bệnh này.

Bệnh mục thân trên cây hoa giấy
Bệnh mục thân trên cây hoa giấy
Thuốc trị bệnh đục thân trừ sâu sinh học Radiant 60SC
Thuốc trị bệnh đục thân trừ sâu sinh học Radiant 60SC

Hi vọng bài viết về các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về các bệnh thường gặp ở cây cảnh và chủ động hơn trong việc chăm sóc, điều trị cũng như phòng bệnh cho cây. Chúc bạn thành công sở hữu cho mình những loại cây cảnh khỏe mạnh.

Cây Cảnh Hà Nội – caycanhhanoi.vn

Từ khóa » Các Loại Rễ Cây Thường Gặp Là