Các Loại Biển Báo Giao Thông

Các biển báo giao thông đường bộ 2024Tìm hiểu về biển báo giao thông đường bộ và ý nghĩaTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Các loại biển báo giao thông

Biển báo giao thông đường bộ mới nhất - Các biển báo giao thông đường bộ 2023 được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm 5 nhóm biển báo giao thông đường bộ quan trọng giúp các bạn nắm được cách nhận biết các loại biển báo giao thông cũng như ý nghĩa của mỗi loại biển báo giúp nâng cao sự an toàn khi tham gia giao thông cũng như đảm bảo tuân thủ pháp luật khi lưu thông trên đường.

  • Những biển báo giao thông tài xế ô tô cần biết
  • Mức xử phạt khi đi vào đường có biển báo 115 cấm 3,5 tấn

Sau đây làtổng hợp các loại biển báo giao thông đường bộ và ý nghĩa các biển báo giao thông đường bộ để các bạn cùng tìm hiểu.

1. Biển báo cấm

Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).

Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

Biển báo cấm

Biển báo cấm

2. Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm

3. Biển chỉ dẫn

Hệ thống biển báo chỉ dẫn có 48 loại, được đánh số từ 401 đến 448. Loại biển này có tác dụng hướng dẫn những nội dung cần thiết, giúp người điều khiển phương tiện di chuyển thuận lợi hơn.

Phần lớn biển báo chỉ dẫn hình vuông hoặc chữ nhật. Nền biển báo màu xanh, không viền. Nội dung trên biển màu trắng. Ngoài ra, cũng có một số biển nền xanh lá hay vàng.

Biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn

4. Biển hiệu lệnh

Gồm có 09 loại với tổng cộng 18 biển, được đánh số từ 301 đến 309. Biển báo hiệu lệnh thông báo các lệnh mà người lái xe phải chấp hành theo.

Nhóm biển báo an toàn giao thông này hình tròn, nền xanh và không có viền. Nội dung biểu thị trên biển màu trắng.

Biển hiệu lệnh

5. Biển phụ

Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số từ 501 đến 510. Biển báo phụ dùng đặt bên dưới biển chính với tác dụng làm rõ thông tin của biển chính phía trên.

Loại biển này có hình vuông hoặc chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau. Phần lớn là màu trắng, viền đen, nội dung bên trong màu đen. Một số ít biển màu đỏ hoặc xanh.

Biển phụ

6. Vạch kẻ đường

Dù là loại vạch sơn trên mặt đường nhưng vạch kẻ đường cũng được xem là một loại biển báo đường bộ. Loại báo hiệu này có tổng cộng 23 kiểu, được đánh số từ 1.1 đến 1.23. Tác dụng của vạch đường là phân làn xe và chỉ hướng di chuyển của phương tiện.

Vạch kẻ đường được phân loại theo dạng nét liền, nét đứt hoặc vạch kẻ đứng, vạch nằm ngang. Vàng và trắng là hai màu sắc được sử dụng cho nhóm báo hiệu này.

Vạch kẻ đường

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Hình ảnh Biển Báo Giao Thông