Các Loại Biển Báo Giao Thông Thường Gặp Bạn Cần Phải Biết
Có thể bạn quan tâm
Các loại biển báo giao thông đường bộ là một bộ quy chuẩn cần tuân theo khi tham gia lưu thông. Hiểu được ý nghĩa và phạm vi áp dụng của các biển báo giao thông đường bộ sẽ giúp các bạn tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Vì vậy, hãy tìm hiểu ngay một số ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ thường gặp nhé!
Mục Lục
- Các loại biển cấm giao thông
- Biển báo cấm:
- Biển báo hiệu lệnh:
- Biển báo phụ:
- Biển báo nguy hiểm:
- Biển báo chỉ dẫn:
- Vạch kẻ đường:
- Biển báo đường 1 chiều
- Tìm hiểu ý nghĩa các loại biển báo dành cho người đi bộ
- Các loại biển báo làn đường
- Biển báo đường 2 chiều
Các loại biển cấm giao thông
Đặc điểm nhận dạng của các biển cấm giao thông là có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có các hình vẽ màu đen thể hiện cho các điều cấm hoặc hạn chế đi lại cho các phương tiện cơ giới, thô sơ, người đi bộ…
Hiệu lực của các loại biển báo giao thông này cũng áp dụng tùy trường hợp, một số thường áp dụng cho tất cả các làn đường. Số còn lại trong trường hợp khác chỉ có giá trị nên một hoặc một số làn đường nhất định. Và phải treo các biển phụ số 504 đặt bên dưới biển cấm chính trong trường hợp chỉ hạn chế trên một số làn đường. Người đi đường cần tuân thủ những điều cấm mà biển đã báo.
Chúng ta có thể phân loại các biển báo giao thông thành 6 nhóm, gồm:
Biển báo cấm:
Biển thường là hình tròn, viền đỏ hoặc xanh.
Biển báo hiệu lệnh:
Viển thường là hình tròn, nền xanh.
Biển báo phụ:
Biển thường là hình chữ nhật hoặc hình vuông, với 2 màu chủ đạo thường là đen và đỏ trên nền trắng.
Biển báo nguy hiểm:
Thường thể hiện dưới dạng hình tam giác nền vàng, ký hiệu màu đen.
Biển báo chỉ dẫn:
Thường thể hiện dưới dạng hình vuông hoặc chữ nhật, nền xanh.
Vạch kẻ đường:
Là các vạch kẻ sọc trên mặt đường, thường là màu trắng hoặc vàng.
Biển báo đường 1 chiều
Sau đây là các loại biển báo giao thông đường 1 chiều phổ biến:
- Biển báo đường 1 chiều chỉ cho phép đi thẳng theo chiều mũi tên: được kí hiệu là R407a. Biển báo này thường được đặt sau ngã ba và ngã tư, dùng để chỉ dẫn những đoạn đường xe sẽ phải chạy một chiều, chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi thẳng và tuân thủ theo chiều mũi tên đã hướng dẫn. Biển báo đường 1 chiều R407a cấm người điều khiển phương tiện giao thông quay đầu xe ngược lại, trừ các xe được ưu tiên.
- Biển báo đường 1 chiều rẽ phải: được kí hiệu là R407b, thường đặt trước ngã ba và ngã tư để chỉ dẫn những đoạn đường xe chỉ được phép chạy một chiều, cho phép các phương tiện tuân thủ theo chiều mũi tên chỉ dẫn là quẹo phải. Biển báo này cũng cấm người điều khiển phương tiện giao thông quay đầu xe ngược lại.
- Biển báo đường 1 chiều rẽ trái: được kí hiệu là R407c, thường đặt trước ngã ba và ngã tư để chỉ dẫn đến những đoạn đường xe chỉ được chạy một chiều. Các loại biển báo giao thông này cho phép các phương tiện giao thông đường bộ được đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn là quẹo trái. Biển báo R407c cũng cấm người tham gia giao thông quay đầu xe ngược lại.
- Biển báo đường 1 chiều cấm đi ngược chiều: được kí hiệu là 102, dùng để báo đường cấm tất cả các loại xe chỉ được đi theo chiều đặt biển, trừ các loại xe ưu tiên theo quy định. Đối với biển báo đường 1 chiều, người đi bộ vẫn được phép đi trên vỉa hè theo hướng ngược lại.
Tìm hiểu ý nghĩa các loại biển báo dành cho người đi bộ
Các loại biển báo giao thông dành cho người đi bộ bao gồm:
- Biển báo R305: đặc điểm nhận dạng là có hình tròn, nền xanh, hình vẽ người đi bộ ở giữa, màu trắng để báo hiệu đoạn đường dành cho người đi bộ. Các loại xe tham gia giao thông không được phép đi vào đường đã đặt biển báo này để đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
- Biển báo I.423a, I.423b: dùng để biểu thị khu vực cho người đi bộ qua đường. Đặc điểm nhận dạng của biển báo này là có hình vuông, nền trắng, viền xanh, hình vẽ đen. Khi tham gia giao thông, các phương tiện cần đi chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.
- Biển báo I.424a, I.424b: dùng để biểu thị phía trước là cầu vượt qua đường cho người đi bộ. Đặc điểm nhận dạng là có hình vuông, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
- Biển báo I.424c, I.424d: dùng để biểu thị phía trước là hầm chui dành cho người đi bộ. Đặc điểm nhận dạng là có hình vuông, nền xanh, hình vẽ màu trắng có người đi bộ xuống bậc thang.
- Biển báo P112: đặc điểm nhận dạng là có hình tròn, viền đỏ, nền trắng và ảnh biểu thị màu đen. Biển báo này được dùng để thông báo đoạn đường cấm người đi bộ. Đây là làn đường chỉ dành cho phương tiện cơ giới lưu thông và thường được đặt trên các cầu vượt hay những đoạn đường.
- Biển báo W224: đặc điểm nhận dạng là có hình tam giác, viền đỏ, ảnh biểu thị màu đen với ý nghĩa thể hiện đường cắt ngang dành cho người đi bộ. Người sử dụng các phương tiện giao thông khi gặp biển báo này cần phải chú ý quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.
Xem thêm: Bảng tra cứu các biển số xe các tỉnh thành phố ở Việt Nam 2023
Các loại biển báo làn đường
- Biển báo R.412 là làn đường dành riêng cho ô tô khách, kể cả xe buýt.
- Biển báo R.412b là làn đường dành cho xe ô tô con.
- Biển báo R.412c là làn đường dành cho xe ôtô tải.
- Biển báo R.412d là làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy.
- Biển báo R.412e là làn đường dành cho xe buýt.
- Biển báo R.412f là làn đường dành cho ô tô.
- Biển báo R.412g là làn đường dành cho xe máy, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác.
- Biển số R.412h là làn đường dành cho xe đạp.
Việc chuyển làn cần tuân thủ theo đúng quy định của các loại biển báo giao thông nêu trên.
Biển báo đường 2 chiều
Đặc điểm nhận dạng biển báo đường hai chiều là có hình tam giác màu vàng, viền đỏ, có 2 mũi tên màu đen đặt song song và ngược hướng với nhau. Loại biển báo đường 2 chiều này dùng để thông báo sắp đến các đoạn đường có trở ngại, đang phải sửa chữa vì vậy các phương tiện nên di chuyển 2 chiều trên phía đường còn lại. Hoặc biển báo dùng để thông báo một đoạn đường đôi có chiều xe đi và về chung thì đặt biển báo đường 2 chiều và biển báo giao thông 204.
Bài viết trên của Vận tải Toàn quốc đã cung cấp thêm một số thông tin về đặc điểm và ý nghĩa của các loại biển báo giao thông thường gặp. Hy vọng đây là những chia sẻ hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại biển báo và tuân thủ đúng khi tham gia giao thông.
Đội ngũ tài xế của Vận tải Toàn quốc dày dặn kinh nghiệm và nằm lòng các loại biển báo giao thông giúp việc tham gia lưu thông đúng luật, thuận lợi. Từ đó thời gian vận chuyển hàng hóa đến quý khách hàng cũng nhanh chóng và an toàn hơn. Nếu quý khách hàng có nhu cầu gửi hàng nguyên chuyến đi các tỉnh, vận chuyển hàng hóa ghép lẻ hay thuê xe cẩu tphcm, vui lòng liên hệ 0867.135.567 hoặc website https://vantaitoanquoc.com để đội ngũ chúng tôi tư vấn miễn phí.
5/5 (1 Review)Từ khóa » Các Loại Biển Báo Giao Thông Hình Vuông
-
Biển Báo Giao Thông Hình Vuông Cho Biết Thông Tin Gì? - LuatVietnam
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
Hình ảnh, ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Mới Nhất
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam Và ý Nghĩa
-
Một Số Hình Dáng Phổ Biến Của Biển Báo Giao Thông
-
Tổng Hợp Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ - SÀI GÒN ATN
-
Biển Báo Giao Thông Đường Bộ - Xe Tải
-
6 Loại Biển Báo Giao Thông Và Ý Nghĩa Từng Loại Biển Báo Bạn Nên Biết!
-
Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam Mới Nhất - Ô Tô
-
Biển Báo Giao Thông Của Việt Nam | Tổng Hợp đầy đủ Nhất Năm 2020
-
Nhận Biết 05 Loại Biển Báo Giao Thông Thường Gặp
-
Cách Nhận Biết Các Biển Báo Giao Thông, Vạch Kẻ đường Bộ
-
Tổng Hợp 100+ Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Phổ Biến