Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và ý Nghĩa Của Từng Loại ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của quy chuẩn Việt Nam về giao thông thì tùy từng đối tượng mà mỗi loại biển báo mang một ý nghĩa khác nhau, và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn công dân thực thi pháp luật giao hông.Với nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nó là phương tiện và công cụ quản lý giao thông. Với đội ngũ cảnh sát giao thông thì nó như một phương tiện trợ giúp đắc lực. Với người tham gia giao thông thì biển báo với mục đích là định hướng người tham gia giao thông về phương thức một cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó biển báo hiệu lệnh là biển báo bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các nhóm của biển báo giao thông
- 2 2. Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam
- 3 3. Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh
1. Các nhóm của biển báo giao thông
Căn cứ vào các loại biển báo giao thông đường bộ mới nhất, ta có thể chia biển báo giao thông đường bộ thành 4 nhóm chính. Cụ thể:
– Nhóm biển báo cấm: Cấm đường, cấm rẽ phải, cấm người đi bộ, cấm xe thô sơ, cấm dừng,…
– Nhóm biển cảnh báo nguy hiểm: Thông báo giao nhau với đường ưu tiên, đường ngầm, cầu hẹp, công trường, đá lở,…
– Biển báo hiệu lệnh: Tuyến đường cầu vượt cắt qua, ấn còi, đường dành cho người đi bộ,…
– Biển chỉ dẫn: Đường ưu tiên, chỗ quay xe, nơi đỗ xe, đường cụt, bệnh viện,…
– Biển phụ: Thông báo hướng rẽ, hướng đường ưu tiên, chỗ đường sắt cắt đường bộ,…
– Vạch kẻ đường: Vạch kẻ đứng và vạch kẻ ngang
Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Trong khi đó, nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Như vậy, nếu không tuân thủ biển hiệu lệnh, tài xế sẽ bị phạt. Trong khi đó, người tham gia giao thông không tuân thủ biển chỉ dẫn thì không bị xử phạt.
2. Các Loại Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam
Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
2.1. Các loại biển cấm
Biến báo cấm được sử dụng để thông báo các điều cấm, buộc người điều khiển phương tiện giao thông cần tuân thủ. Nhóm biển báo cấm được chia thành 39 loại, đánh số thứ tự từ 101 đến 139. Biển báo cấm có thể được áp dụng cho toàn bộ tuyến đường hoặc áp dụng cho một vài làn đường khác nhau tùy theo quy định.
Đặc điểm của biển báo cấm: Biển có hình tròn, viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ mô tả màu đen để đại diện cho điều cấm.
2.2. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là nhóm biển quan trọng trong giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông cần nhớ, được nhận biết qua hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Khi nhìn vào các biển báo này người đi đường sẽ chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn xảy ra.
Biển báo nguy hiểm được sử dụng để cung cấp thông tin, cảnh báo nguy hiểm phía trước cho người tham gia giao thông. Nắm bắt được ý nghĩa của các loại biển báo này, người tham gia giao thông sẽ cảnh giác và tìm được phương án xử lý tình huống phù hợp.
Đặc điểm của biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng và hình vẽ màu đen phía trong để mô tả dấu hiệu của nguy hiểm.
Biển báo đường cáp điện ở phía trên W.239 cũng là một dạng biển báo nguy hiểm mà bạn cần phải nắm bắt. Khi tham gia giao thông vào những ngày mưa bão, nếu thấy phía trước có loại biển báo này, bạn cần tìm tuyến đường di chuyển khác để đảm bảo an toàn cho mình.
Dưới đây là số thứ tự và tóm tắt tên của hệ thống biển báo nguy hiểm như hình bên dưới, đây là hệ thống biển báo cập nhật theo Quy chuẩn 41 mọi người nên lưu ý, vì hiện nay một số nguồn thông tin khác trích dẫn hình ảnh về biển báo giao thông đã lỗi thời nhé.
2.3. Các loại biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh được sử dụng để thông, đưa ra các hiệu lệnh để người tham gia giao thông tuân thủ. Bộ luật giao thông đường bộ Việt Nam chia biển báo hiệu lệnh thành 10 loại khác nhau, đánh số thứ tự từ 301 đến 310.
Đặc điểm của biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ mô tả màu trắng đại diện cho hiệu lệnh di chuyển.
2.4. Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, được sử dụng để thông báo hoặc chỉ dẫn hướng di chuyển cho các phương tiện tham gia giao thông hoặc chỉ dẫn các điều có lợi khác.
Đặc điểm của loại biển chỉ dẫn: Biển có hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh và hình vẽ màu trắng bên trong đại diện cho điều chỉ dẫn.
2.5. Biển báo giao thông phụ
Các loại biển báo giao thông phụ được gắn kèm với các loại biển cám, biển hiệu lệnh hoặc biển cảnh báo nguy hiểm bổ sung hoặc làm rõ ý nghĩa của các loại biển chính
Đặc điểm của các loại biển phụ: Biển phụ thường có dạng hình vuông/hình chữ nhật, có nền trắng, hình vẽ màu đen để người tham gia giao thông nắm bắt và hiểu rõ hơn nội dung của biển chính.
2.6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được xem như một dấu hiệu để người tham gia giao thông nắm bắt và chấp hành đúng theo quy định của luật giao thông. Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại chính là vạch kẻ đứng (phân chia làn xe, vị trí dừng, đỗ xe) và vạch kẻ ngang (đường dành cho người đi bộ).
Đặc điểm của các loại vạch kẻ đường: Là các ô dạng hình chữ nhật, nền đen với các nét mô tả màu trắng/vàng, đại diện cho các quy định về làn đường, vị trí dừng đỗ, điểm giao xe,…, trên đường.
3. Ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310. Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, có các loại biển hiệu lệnh dưới đây:
Biển số R.122 “Dừng lại”
Biển có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.
Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) “Hướng đi phải theo”
Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) “Hướng đi phải theo”. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp.
Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):
– Biển số R.301a: các xe chỉ được đi thẳng;
– Biển số R.301b: các xe chỉ được rẽ phải;
– Biển số R.301c: các xe chỉ được rẽ trái;
– Biển số R.301d: các xe chỉ được rẽ phải;
– Biển số R.301e: các xe chỉ được rẽ trái;
– Biển số R.301f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải;
– Biển số R.301g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái;
– Biển số R.301h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải.
Biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”
Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, đặt biển số R.302 (a,b,c) “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”. Biển số R.302 (a,b) còn dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.
Biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”
Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.
Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên
Biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”
Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, đặt biển số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ”.
Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
Biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”
Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”.
Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
Biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”
Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”.
Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.
Biển số R.307 “Hết tốc độ tối thiểu”
Đến hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, đặt biển số R.307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu” (hoặc đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”, nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
Biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”
Biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải), đặt biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt ngang
Biển số R.309 “Ấn còi”
Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi.
Biển số R.310 (a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”
Để báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.310(a,b,c) “Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm “.
Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực: Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), đặt biển “Bắt đầu vào khu vực” (Ví dụ: biển số R.E,9a; R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d; …). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới. Tùy theo chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn mà bố trí biển tương ứng.
Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực, đặt biển “Ra khỏi khu vực” tương ứng.
Báo hiệu có hầm chui và kết thúc hầm chui (biển R.E,11a; R.E,11b theo GMS)
Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng, đặt biển R.E,11a “Đường hầm”.
Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, đặt biển R.E,11b “Kết thúc đường hầm”.
Từ khóa » Mô Tả đúng Về Nhóm Biển Hiệu Lệnh Giao Thông
-
Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu đường Bộ | | Cục Cảnh Sát Giao Thông
-
Biển Hiệu Lệnh – Ý Nghĩa Từng Loại
-
Biển Báo Hiệu Lệnh Và Những điều Cần Lưu ý
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Các Loại Biển Hiệu Lệnh Và ý Nghĩa Của Từng Loại - LuatVietnam
-
Đâu Là Mô Tả đúng Về Nhóm Biển Hiệu Lệnh
-
Đặc điểm Chung Của Nhóm Biển Báo Hiệu Lệnh Là Gì?
-
Đâu Là Mô Tả đúng Về Nhóm Biểu Hiệu Lệnh?
-
Đâu Là Mô Tả đúng Về Nhóm Biểu Hiệu Lệnh - .vn
-
[Tất Tần Tật] 6 Nhóm Biển Báo Giao Thông đường Bộ Lái Xe Phải Biết
-
đâu Là Mô Tả đúng Về Nhóm Biển Chỉ Dẫn - Học Tốt
-
Quy định Về Nhóm Biển Báo Hiệu Giao Thông đường Bộ - Ô Tô VinFast