Các Loại Bột Nếp & Chế Biến Nhiều Món Ngon Từ Bột Nếp - VinID
Có thể bạn quan tâm
Bột nếp là một nguyên liệu quen thuộc, gắn liền với nhiều món ăn dân gian thơm ngon. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu bột nếp làm từ gì, phân loại và các món ngon từ bột nếp chưa? Để có câu trả lời chi tiết, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Nội dung chính
- 1. Bột nếp là gì?
- 2. Các loại bột nếp
- 2.1. Bột nếp Việt Nam
- 2.2. Bột nếp chín
- 2.3. Bột nếp Thái Lan
- 2.4. Bột nếp Nhật Bản
- 3. Công dụng bột nếp
- 3.1. Công dụng trong chế biến món ăn
- 3.2. Công dụng của bột nếp trong làm đẹp
- 3.3. Công dụng của bột nếp tốt với phụ nữ sau sinh
- 4. Cách pha bột nếp
- 5. Các món ngon làm từ bột nếp
- 5.1. Bánh giầy giò
- 5.2. Bánh tro
- 5.3. Nấu chè
- 5.4. Bánh mochi
- 5.5. Bánh ít
- 5.6. Bánh rán vừng
- 5.7. Bánh nếp nhân đậu xanh
1. Bột nếp là gì?
Còn được gọi là bột gạo nếp, là loại bột được làm từ gạo nếp. Loại bột này mềm mịn, màu trắng tinh, có tính chất tạo sự kết dính, dẻo và dai. Để chế biến người ta sẽ ngâm với nước qua đêm cho mềm sau đó xay khô ra bột hoặc xay với nước, phơi nắng và giã nhuyễn để ra bột nếp tươi.
Tại Việt Nam, bột nếp là loại bột phổ biến trong nhiều món bánh, món chè như: Bánh bò, bánh ít, chè khoai, chè đậu đỏ…
Do bột nếp là loại bột đa dụng nên bạn có thể tìm mua tại nhiều địa chỉ khác nhau như: cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, hàng tạp hóa, siêu thị, chợ, sàn thương mại điện tử.
Tùy thuộc vào thương hiệu, nguyên liệu bột và nguồn gốc xuất xứ mà giá bột nếp sẽ khác nhau. Thông thường, giá gạo nếp dao động từ 50.000 – 900.000 đồng/kg theo loại bột.
2. Các loại bột nếp
2.1. Bột nếp Việt Nam
Bột nếp Việt Nam là loại bột phổ biến nhất trên thị trường, dễ tìm và được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Loại bột nếp này được làm từ gạo nếp Việt Nam, sử dụng cho nhiều món bánh khác nhau như: bánh nếp chiên, bánh nếp nướng, bánh gạo nếp, bánh ú, bánh giầy, bánh ít, bánh mật, bánh trôi…
Không chỉ mang tính thông dụng nhất, tính ứng dụng cao, bột nếp Việt Nam còn có mức giá khá tốt. Giá bột gạo nếp Việt Nam dao động từ 20.000 – 50.000 đồng/gói (400g – 1kg).
2.2. Bột nếp chín
Bột nếp chín còn có một số tên gọi khác là bột nếp dẻo, bột nếp rang. Loại bột này khác với bột nếp thông thường ở chỗ được làm từ cách nổ gạo nếp thành bỏng sau đó mới xay thành bột. Nhờ đó, bột nếp chín trắng mịn, không có mùi và có thể chế biến thành nhiều món ăn không cần chiên/rán/hấp nhiều.
Loại bột nếp chín được lựa chọn nhiều bởi ưu điểm an toàn, dễ chế biến được ứng dụng trong làm bánh trung thu, bánh mochi, sên cùng nhân các loại bánh.
Giá bột nếp chín trên thị trường dao động từ: 22.000 – 65.000VND/gói (400gr – 1kg).
2.3. Bột nếp Thái Lan
Bột nếp Thái Lan là bột được sản xuất từ gạo nếp dẻo Thái Lan. Loại bột này có đặc tính màu trắng tinh, dẻo dai và giá trị dinh dưỡng cao. Tương tự như bột gạo nếp Việt Nam, bột gạo nếp Thái Lan cũng được ứng dụng trong nhiều loại món ăn khác nhau như: bánh bò, bánh ít, bánh tét, nấu chè…
Giá bột nếp Thái Lan trên thị trường dao động từ 25.000 – 60.000 đồng/ gói (400g – 1kg).
2.4. Bột nếp Nhật Bản
Bột nếp Nhật Bản được làm từ gạo nếp Nhật Bản và thường được trong các loại bánh cần sự mềm, dai hơn thông thường. Trên thị trường, bột nếp Nhật Bản phổ biến nhất là hai loại Mochiko và Shiratamako, trong đó:
Bột nếp Mochiko
Bột nếp Mochiko Nhật Bản được làm từ gạo mochigome (gạo nếp Nhật có hạt tròn, ngắn), loại bột này có độ dẻo và dai hơn so với các loại bột nếp thông thường nên thường được dùng để làm các loại bánh mochi hay bánh nếp.
Bột Mochiko của Nhật Bản có nhược điểm là khiến bánh thường bị dính, dễ bị hòa tan và không để được lâu bằng loại bột nếp Shiratamako của Nhật.
Bột nếp Mochiko có mức giá khá bình dân: 150.000 – 250.000 đồng/gói (250gr).
Bột nếp Shiratamako
Bột nếp Shiratamako là loại bột đến từ Nhật cũng được làm từ gạo mochigome. Tuy nhiên loại bột này phải trải qua một quá trình xử lý đặc biệt: ngâm, rửa, nghiền thật mịn trong nước sau đó đem hỗn hợp ép, sấy khô và nghiền thành hạt bột thô.
Do được chế biến nghiêm ngặt nên loại bột này được đánh giá cao về kết cấu, hương vị, trở thành loại bột bắt buộc khi làm món Wagashi Nhật Bản.
Bột nếp Shiratamako có mức giá: 235.000 – 905.000 đồng/gói (200g – 1kg).
3. Công dụng bột nếp
Bột nếp mang đến nhiều công dụng khác nhau như:
3.1. Công dụng trong chế biến món ăn
Bột nếp có đặc tính mịn, dẻo nên được dùng để tạo độ dai cho món ăn. Ngoài ra, loại bột này còn là nguyên liệu chính của nhiều món bánh như: bánh ít, bánh dày, bánh mochi, bánh rán, bánh khoai, bánh trung thu…
3.2. Công dụng của bột nếp trong làm đẹp
Nhiều người không biết, bột gạo nếp có chứa gamma oryzanol – đây là chất giúp chống tia cực tím, sạm da và nám da khá tốt. Ngoài ra, trong bột nếp có chứa proanthocyanidins giúp ức chế enzyme bảo vệ độ đàn hồi của da, chống lão hóa da khá tốt.
Ngoài ra, bột gạo nếp còn giúp ngăn dầu nhờn, bụi bẩn từ các lỗ chân lông. Vì vậy, loại bột này được dùng để làm tẩy trang giúp làm sạch da, tẩy tế bào chết. Do đó, hãy tận dụng nguyên liệu tự nhiên này hợp lý trong làm đẹp để mang đến công dụng tốt.
3.3. Công dụng của bột nếp tốt với phụ nữ sau sinh
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong 100g bột nếp có chứa tới 1,2mg sắt. Do đó, phụ nữ sau sinh được khuyến khích ăn đồ nếp để tốt cho máu. Ngoài ra, bột gạo nếp dễ tiêu hóa, làm ấm bụng tốt nên an toàn và tốt cho bà mẹ sau sinh.
4. Cách pha bột nếp
Nếu như bột mì, bột năng thường dùng nước lạnh để pha và nhào thì cách pha bột nếp tốt nhất là với nước ấm. Người dùng nên sử dụng loại nước có nhiệt độ từ 50 – 70 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp để tránh dính bết tay khi nhào hay làm bột chín khiến bánh khó tạo hình.
Nếu bạn nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng thìa hoặc muỗng để trộn bột sau đó mới dùng tay. Để nhào bột nếp thật đều và mịn, bạn nên cho nước từ từ để có thể điều chỉnh hợp lý, tránh tình trạng quá khô hoặc nhão.
Pha bột nếp với mỗi món ăn sẽ cần một lượng nước khác nhau. Do đó, bạn nên tham khảo tỉ lệ pha phù hợp trước khi thực hiện. Quá trình nhào bột nên thực hiện nhanh và đều tay để bột được nhào kỹ giúp bánh dẻo, mềm, ngon hơn.
5. Các món ngon làm từ bột nếp
5.1. Bánh giầy giò
Bánh giầy giò là loại bánh thường được dùng trong các dịp lễ trước đây. Ngày nay, loại bánh này kết hợp với chả lụa hoặc giò trở thành bánh ăn vặt phổ biến. Bánh giầy giò được làm từ bột gạo nếp dẻo mịn, chả lụa giòn thơm trở thành món ăn giòn thơm, đậm đà.
5.2. Bánh tro
Bánh tro là loại bánh truyền thống dịp tết Đoan Ngọ của người Việt Nam, được làm từ bột gạo nếp, nước tro, đậu xanh và đường. Loại bánh này được gói bánh lá chuối giữ hương vị thơm ngon.
Bánh tro với sự kết hợp giữa vỏ ngoài dẻo mịn, ăn kèm với mật mía thơm, nhân đậu xanh bùi trở thành món ăn tuổi thơ của rất nhiều người.
5.3. Nấu chè
Bột nếp được sử dụng trong nhiều món chè để tạo sự kết dính. Tiêu biểu có thể kể đến như chè khoai, chè nha đam, chè mè đen, chè trôi nước…
5.4. Bánh mochi
Là loại bánh dẻo truyền thống của Nhật Bản và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, khó quên. Đây là sự kết hợp giữa bột gạo nếp, nhân đậu đỏ, lõi kem lạnh. Với sự chế biến tỉ mỉ, hương vị dai thơm, ngọt nhẹ giúp bánh mochi ngày càng trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích.
5.5. Bánh ít
Bánh ít là món bánh đặc sản của vùng Bình Định và ngày càng được nhiều vùng miền yêu thích. Loại bánh này được làm từ bột lá gai, bột nếp, đậu xanh với vị dẻo thơm của nếp, ngọt nhẹ của đường, bùi béo của đậu và cay nồng của gừng tạo nên món bánh đặc sản, khó quên.
5.6. Bánh rán vừng
Món bánh rán làm từ bột nếp với vỏ ngoài cam vàng, vị giòn tan hấp dẫn trở thành món ăn vặt thơm ngon. Món bánh này được làm từ bột mì, bột nếp nhào mịn sau đó lăn qua vừng rang, tạo hình tùy thích và cho vào rán giòn để món ăn trở nên thơm ngon hơn.
5.7. Bánh nếp nhân đậu xanh
Bánh nếp nhân đậu xanh là món ăn đơn giản, dễ làm với sự kết hợp giữa vị dẻo của bột nếp, bùi bùi của nhân đậu xanh. Món ăn vặt này được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích, lựa chọn.
Có thể thấy, bột nếp là loại bột thông dụng, nhiều loại và được sử dụng nhiều trong các món bánh, món chè. Chính vì vậy, bạn hãy chọn mua cho gian bếp gia đình những loại bột nếp an toàn tại Vinmart hoặc đặt online qua app VinID để sẵn sàng chế biến các món ăn hấp dẫn cho cả nhà nhé!
>>> Cách làm bột chiên giòn từ các loại bột <<< |
Từ khóa » Bột Nếp Còn Gọi Là Bột Gì
-
Bột Gạo Là Gì? Cách Phân Biệt Bột Gạo Tẻ Và Bột ... - Điện Máy XANH
-
Phân Biệt Bột Gạo Và Bột Nếp - Bách Hóa XANH
-
Bột Nếp Là Gì? Bột Nếp Làm Bánh Gì Ngon? Các Loại Bột Nếp Và Giá Bán
-
Bột Nếp Là Gì? Bột Nếp Có Thể Làm được Những Món Gì?
-
6 Điều Cần Biết Bột Nếp Là Gì? Bột Nếp Dùng để Làm Gì? - Digifood
-
Bột Nếp Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Bột Nếp
-
Cách Chọn Và Phân Biệt Các Loại Bột Làm Bánh Cần Nắm Rõ
-
Bột Gạo? Cách Phân Biệt Bột Gạo Tẻ Và Bột Gạo Nếp?
-
Bột Nếp Là Bột Gì? 2 Cách Làm Bột Nếp Tại Nhà Dẻo Chuẩn Mà đơn Giản
-
Bột Nếp Là Gì? Làm Bánh Gì Ngon? Phân Loại Và Cách Bảo Quản
-
Bột Nếp Là Gì ? Bột Nếp Có Thể Làm Được Những Món Gì? Bột ...
-
Bột Bắp Là Bột Gì? Công Dụng Của Bột Bắp (bột Ngô) Dùng để Làm Gì?
-
Bột Gạo Là Gì? Cách Phân Biệt Bột Gạo Tẻ Và Bột Gạo Nếp