CÁC LOẠI BU LÔNG DÙNG TRONG CƠ KHÍ | BULONG NAM HẢI

CÁC LOẠI BU LÔNG DÙNG TRONG CƠ KHÍ

Có nhiều bạn đặt câu hỏi không biết bu lông là gì? có bao nhiêu loại bu lông? ứng dụng của bu lông trong các ngành nghề.Qua bài viết này bulông nam hải sẽ giải đáp các thắc mắc về các loại bu lông. Cùng tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm này nhé.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI CỦA BU LÔNG LÀ GÌ?

Theo wikipedia bu lông bắt nguồn từ tiếng Pháp “boulon”, còn được gọi với các tên gọi như: bu-loong, bù-loong, bù lon…bu lông với tên gọi tiếng anh là Hex Bolt là sản phẩm trong cơ khí nó được sử dụng để lắp ráp và liên kết các chi tiết lại với nhau thành một khối.

các loại bu lông dùng trong cơ khí Bu lông có rất nhiều chủng kích thước và chủng loại.

Nguyên lý làm việc của bu lông đó là dựa vào sự ma sát giữa ren bu lông và ren của đai ốc nhờ đó mà các chi tiết được kẹp chặt với nhau hay gọi là chi tiết kẹp chặt.

XEM thêm các sản phẩm bu lông - ốc vít inox NAM HẢI phân phối

Cấu tạo chung các loại bu lông.

Bu lông thông thường có dạng hình trụ được tiện ren suốt hoặc ren lửng tùy vào từng công việc. Một đầu có hình 6 cạnh ngoài ( lục giác ) hoặc lục giác trong ( lục giác chìm ), có những loại có đầu mũ đặc biệt như: hình đầu tròn cổ vuông, hình ô van, hình nón, hình trụ, hình tròn, đầu dù..Hiện nay loại bu lông lục giác được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính thẩm mỹ và dễ dàng gia công.

Các mối ghép bu lông không thể thiếu đai ốc và vòng đệm, chúng có mối liên hệ lẫn nhau không thể tách rời.

Mối ghép ren bu lông Mối ghép ren bu lông trong kỹ thuật

Theo các tài liệu kỹ thuật cho biết thì các mối ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó còn có độ bền và ổn định trong mọi tác động của môi trường. Hơn nữa việc tháo lắp cũng như hiệu chỉnh các mối liên kết rất thuận tiện và nhanh chóng, đơn giản so với các mối ghép khác đòi hỏi yêu cầu công nghệ phức tạp hơn.

bu lông được ứng dụng hầu hết trong tất cả các ngành.

Nhờ có nhiều ưu điểm bên bu lông được sử dụng phổ biến trên các máy móc, thiết bị công nghiệp như lắp ráp xe máy, lắp ráp ôtô, trong các công trình xây dựng, cầu cống và các công trình giao thông đường sắt, đường bộ, đường biển...nói tóm lại là bu lông xuất hiện ở khắp mọi nơi trên khắp thế giới.

bu lông trong ngành giao thông Cây cầu huyền thoại được lắp ghép bằng bu lông, "Cầu long biên".

Bạn có thể hình dung được những cây cầu được lắp ghép bằng bu lông bền bỉ thế nào rồi đấy.

ứng dụng bu lông trong ngành xây dựng Ngành xây dựng không thể thiếu bu lông neo, bulong móng.

ứng dụng bu lông trong chế tạo máy Bu lông trong ngành chế tạo máy.

bu lông ngành ô-tô Lắp ráp ô tô bằng bu lông

10 mẫu bu lông dử dụng trong cơ khí chế tạo ngày nay.

Ở trên tôi đã giới thiệu sơ lược về khái niệm, cấu tạo chung và ứng dụng của các loại bu lông, theo thống kê trên thế giới có hàng nghìn chủng loại bu lông, được sản xuất theo tiêu chuẩn khác nhau. 10 loại sau đây tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các loại bu lông thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay.

  1. Bu lông Lục giác.

Hay bu lông 6 cạnh ngoài, bu lông vặn cờ lê. Loại này có cấu tạo đơn giản gồm 2 phần, phần đầu mũ và phần thân.

Phần đầu mũ: có hình lục giác ( 6 cạnh ngoài ), trên đầu mũ được dập các thông số kỹ thuật như độ bền kéo A2-70, A4-80, A2-60, cấp bền 4.8/ 6.6/ 8.8/ 10.9/ 12.9, tên của nhà sản xuất như: JJ, W, THE, JT, JD…

bu lông lục giác ngoài inox

Phần thân bu lông: có dạng thanh trụ được tiện ren lửng hoặc ren suốt, các bước ren được tiện theo nhiều tiêu chuẩn như DIN, GB, JIS, GOST, TCVN, EN.. ở Việt Nam hiện nay hệ ren mét là phổ biến.

  1. Bu lông lục giác chìm.

Được sử dụng nhiều trong việc lắp ráp linh kiện, cơ khí chế tạo máy, chế tạo khuôn mẫu, nó có tên gọi như vậy bởi vì phần đầu mũ được dập lục giác chìm bên trong, cho lực xiết lớn hơn bu lông lục giác ngoài. Thông thường loại này có 3 dạng đầu mũ: bu lông lục giác chìm đầu trụ, bu lông lục giác chìm đầu bằng, bu lông lục giác chìm đầu tròn ( đầu cầu )

bu lông lục giác chìm trụ Bulong LGC đầu trụ inox 304

Vật liệu để chế tạo loại bu lông này cũng rất đa dạng thép thông thường, thép đen, thép mạ kẽm bề mặt, thép không gỉ inox 201, inox 304, inox 310, inox 316, inox 316L..

  1. Bu lông đầu tròn cổ vuông.

Khác biệt nhất của loại bu lông này đó là không vặn trực tiếp từ đầu mũ, có tác dụng chống xoay, thông thường lỗ bu lông sẽ là hình tròn nhưng loại này lỗ gia công hình vuông, vừa với phần cổ vuông của bu lông.

bu lông đầu tròn cổ vuông inox

Được ứng dụng nhiều trong ngành cơ điện cụ thể là trong các tủ bảng điện, thang máng cáp, giá kệ đa năng..có thể nói mỗi loại bu lông sinh ra đều có sứ mệnh riêng, là chi tiết không thể thiếu trong mỗi ngành nghề.

  1. Bu lông liền long đen.

Nó được gọi tên như vậy vì loại này có phần đầu mũ tràn ra viền trông giống như một bu lông thường có lắp vòng đệm, dưới đầu mũ được lăn răng cưa giúp cho việc chống xoay rất tốt, nó sẽ thay thế cho các loại vòng đệm, rất tiện lợi. được sử dụng nhiều lắp đặt giữa các mặt bích với nhau. Được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 6921 của Đức với hệ ren mét.

bu lông liền long đen inox

  1. Bu lông tai hồng ( cánh chuồn ).

Với tên gọi tiếng anh là Wing Scews, có rất nhiều hình dạng và tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới, loại này người ta sử dụng ở những nơi không cần lực xiết chặt quá lớn, sử dụng rất đơn giản không cần dụng cụ tool nào hỗ trợ.

bu lông tai hồng, bu lông cánh chuồn

Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 316 của Đức, loại này được chế tạo từ thép không gỉ inox 201, 304, 316 là chủ yếu.

  1. Bu lông mắt.

Vật liệu sản xuất của loại này rất đa dạng như thép SC45, thép mạ kẽm, thép không gỉ inox với tên gọi tiếng anh là Eye Bolt, sản xuất theo chuẩn DIN 444-B.

bu lông mắt - eye bolt

Có cấu tạo như các loại bu lông thông thường khác gồm 2 phần:

phần thân được tiện ren lửng hoặc ren suốt tùy vào đơn đặt hàng và nhu cầu thiết kế kỹ thuật.

Phần đầu có dạng hình tròn được dập nguyên khối nối liền với thân bu lông vậy nên nó có độ chịu lực rất tốt, trong quá trình sử dụng không sảy ra các hiện tượng đứt gãy bu lông.

  1. Bu lông nở - Tắc kê nở.

Còn được gọi với tên gọi Tắc kê nở, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bu lông nở nếu giới thiệu chi tiết sẽ rất dài, vậy nên tôi sẽ khái quát về cấu tạo cũng như vật liệu chế tạo ra loại tắc kê này nhé.

bu lông nở inox - tắc kê nở inox- ticke nở

Trước tiên là điểm danh về các loại bu lông nở: tắc kê nở thép, tắc kê nở inox, tắc kê nở đinh, tắc kê nở nhựa, tắc kê nở rút 3 cánh, tắc kê nở đóng ( nở đạn )...

Bu lông nở có tên tiếng anh là Anchor Bolt, ngay ở cái tên Anchor ta có thể biết được tác dụng của nó, khả năng chịu lực, chịu tải rất cao, dùng để liên kết, chèo níu giá đỡ vật nặng vào tường bê tông, cố định giá kệ trên nền bê tông.

Ngày nay người ta thường sử dụng các loại bu lông nở được chế tạo bằng thép không gỉ inox 304, inox 201, inox 316, inox 316L là đa số bởi vì nó có độ bền và độ thẩm mỹ cao. Giá của loại bu lông inox thường đắt hơn tắc kê nở sắt.

Các loại tắc kê sắt ít được sử dụng hơn vì nhanh bị han gỉ, thông thường hiện tại tắc kê sắt thường được xi mạ thêm bề mặt như mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng để tăng tuổi thọ cho bu lông nở. Giá của loại bu lông nở sắt là rẻ nhất nhưng độ bền lại kém hơn nhiều so với bu lông nở inox

  1. Bu lông đồng ( vật liệu đồng ).

Bu lông đồng có thể được chế tạo sản xuất từ đồng nguyên chất ( là đồng đỏ ) hoặc hợp kim của đồng ( đồng vàng ).

Cấu tạo của nó cũng giống như các loại bu lông khác bao gồm 2 phần: phần đầu và phần thân

phần đầu có dạng đầu bằng, đầu lục giác, đầu trụ loại bu lông làm từ vật liệu đồng ít được sử dụng phổ biến.

Do kim loại đồng có đặc tính mềm hơn các vật liệu khác như thép hoặc sắt và inox nên khả năng chịu lực là rất kém và cấp bền không cao, mọi người chú ý khi thi công loại này cần hạn chế lực xiết hơn nhé, tránh tình trạng làm gãy, đứt bu lông đồng.

  1. Bu lông cường độ cao là gì?

Là bu lông có cấp bền từ 8.8 trở lên đến 12.9, có khả năng kéo đứt rất cao dùng trong các liên kết chịu lực cực lớn, dùng trong công nghiệp nặng, lắp ráp nhà thép tiền chế.

bu lông cường độ cao

Các loại thép được dùng để chế tạo bu lông cường độ cao như: 30X, 35X, 40X, 30 Cr, 35Cr, Scr420, Scr430.. sau khi được tạo hình và tiện ren thì sẽ được trải qua quá trình tôi luyện để đạt được cấp bền theo mong muốn.

Có đường kính từ M5-M72, bước ren từ 01-06, chiều dài từ 10-300mm có thể dài hơn theo yêu cầu. bề mặt được xi mạ đen hoặc mạ kẽm.

Cụ thể hơn ở thị trường Việt Nam xuất hiện các loại bu lông cường độ cao như: bu lông F10T, bu lông tự cắt ( tự đứt )S10T, bu lông S8T, bu lông 8.8, bu lông 10.9, bu lông 12.9..

Tiêu chuẩn của bu lông cường độ cao rất đa dạng, mỗi lần sản xuất xong bu lông chúng tôi sẽ đưa đi thí nghiệm bu lông kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng có đạt tiêu chuẩn không, bởi vì nếu không đạt tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công trình về lâu dài.

  1. Bu lông hóa chất.

Có cấu tạo gồm 1 thanh ren (ty ren) và 1 ống hoặc tuýt hóa chất. dùng để cấy bu lông chờ vào các vị trí như tường bê tông, nền bê tông..

bu lông hóa chất

Sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng. Trên thị trường hiện nay nó được bán với 2 dạng.

dạng 1: đó là dạng ống (ống nhựa hoặc ống thủy tinh) có thể kể tên một số loại như sau:

HVA (hilti), RM (Fisher), Maxima (Ramset).

dạng 2: dạng tuýp keo đóng gói to như keo Hilti 500, Fisher EM390

Với các thành phần hóa học vừa đủ được nghiên cứu đặc biệt, vậy nên khả năng bám dính với mặt nền như đá, bê tông là rất cao, có thể thi công trong điều kiện môi trường khô ráo hoặc ẩm ướt đều được

Thời gian đông kết nhanh, có sự khác biệt ở đây là keo dạng ống thời gian liên kết cứng chỉ từ 2-10 phút phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Trong khi thời gian đông kết của dạng tuýp lên đến 30 phút - 1 tiếng có khi lâu hơn, điều đó phụ thuộc do môi trường.

Loại keo dạng ống có thời gian đông kết ngắn đòi hỏi phải thi công thật nhanh và chính xác, không để gián đoạn, khi mà keo đã hết thời gian đông cứng thì mối liên kết sẽ rất chắc và không thể chỉnh sửa lại vị trí đặt bu lông.

Nói tóm lại tùy từng công trình, yêu cầu kỹ thuật mà người ta sử dụng loại bu lông hóa chất nào cho phù hợp. Loại bu lông này có những ưu điểm nhất định là: Làm việc trong môi trường tĩnh tải và hoạt tải rất tốt, có tính ổn định cao, lực liên kết giữa bê tông và bu lông cấy cao nhất, linh hoạt trong việc thi công và hơn nữa chi phí không quá cao.

Kết luận: Bu lông, bù-loong, bù-lon mỗi loại được tạo ra đều có sứ mệnh riêng, phục vụ đặc thù riêng của từng ngành. Xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ ngành xây dựng, hàng hải, viễn thông, sản xuất chế tạo máy, không những thế bu lông còn đưa vào đời sống như có thể làm đồ trang sức, kết hợp với thiết kế thời trang, mỹ thuật.

XEM thêm các sản phẩm bu lông inox mà Nam Hải đang nhập khẩu và phân phối

Từ khóa » Bu Lông Là Cái Gì