Các Loại Cá Chép Koi Nhật Có Màu Sắc đẹp đa Dạng - BlogSudo
Có thể bạn quan tâm
Cá Chép Koi Nhật và giống cá Chép Koi Nhật
Có lẽ không riêng ở Việt Nam, hầu như nơi nào trên thê giới cũng có cá chép, cho nên chẳng mấy ai xa lạ gì với loài cá nước ngọt này.
Cá chép có tên khoa học là Cyprinus Carpio thuộc họ chép Cyprinidae, thường sinh sống trong ao hồ đồng ruộng sông suối trên mọi miền đất nước ta.
Chép là một trong những loài cá đẹp, cân đối khỏe mạnh, trong thiên nhiên, nhiều nơi môi trường tốt, nguồn thức ăn dồi dào, cá phát triển nhanh và có thể đạt tói độ dài cỡ 1m (sau nhiều năm), chúng cũng là loài cá được nuôi khá lâu đời, nuôi dễ dàng không đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt nào.
Chép là loại cá ăn tạp cả thực vật và động vật, có thể nuôi dược bằng cám bã, rau xanh và thức ăn tổng hợp các loại.
Chép có thể sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 20 đến 27°c, độ pH từ 4 đến 9 nhưng cả ở nước lợ với hàm lượng muôi đến 1,4%. Cá được một năm tuổi đã thành thục và 2 đến 3 tuổi đẻ 15 – 20 vạn trứng (theo “cả cảnh” của PTS Võ/Văn Chi xuất bản 1993).
Lâu nay, chép dược chú ý nhiều ở sản lượng và chất lượng thịt, nhưng cũng do kết quả lai tạo chọn giống mà ngày nay, đã xuất hiện nhiều loài rất tốt để nuôi cho sản lượng cao và cũng rất đẹp để nuôi làm cá cảnh như cá chép đỏ, cá chép tím, chép lưng gù v.v..
Cũng trong thời gian gần đây, ta đã nhập cá chép Nhật để nuôi thử ở một số nơi. Chép Nhật to khỏe nuôi trong bể (hồ) cá mà cũng đạt dộ dài đến 90 cm không phải là cá biệt. Hình dáng, màu sắc lại càng hấp dẫn. Chép Nhật có đen đỏ vàng trắng, 2 màu và 3 màu, với ánh vàng, ánh bạc và các màu nền với hoa văn đặc biệt. Không những thế còn xuất hiện cả chép xanh lam, xanh lục.
Do được nuôi làm cảnh và được chăm sóc đặc biệt nên chép Nhật còn có những tập tính đễ ưa như một vật nuôi có nghĩa. Nhiều con khi thấy bóng chủ là nổi lên bơi đến gần để chủ vỗ về đụng tay trực tiếp (không phải là để nhận thức ăn như thường thấy).
Ở nước ta, các tranh tết (dân gian) cũng thường thấy có “lý ngư vọng nguyệt” và nhiều loại tranh vẽ về cá chép, ở Nhật thì các chú chép bằng lụa rất đẹp được treo trên những cây cao (tựa cây nêu của ta) để tung bay trước gió trong những dịp lễ hội.
Ở phương Đông cá chép và đặc biệt là chép Nhật còn được coi là biểu tượng của sức sống và cả sự thịnh vượng lý ngư (cá chép) cùng với long ngư (cá rồng – Oteiglossidae) rất được ưa chuộng vì nhiều người tin rằng chung có thể “trấn an gia trách”, mang lại những điều may mắn. Nuôi được những con cá chép to đẹp dù bể cá nằm trong hay ngoài nhà cũng có thể yên tâm dược là đã có “phong thủy” tốt (hợp phong thủy).
Người ta suy luận rằng: “Cá lớn mạnh như vậy ắt là do nguồn nước tốt – trong lành và có sinh khí (được gọi là hoạt thủy). Có được hoạt thủy là đã có được sự cân bằng giữa đất trời vũ trụ với con người. Như vậy ắt là sẽ ăn nên làm ra và phát đạt thịnh vượng. Nguồn nước (hoạt thủy) đổ vào bể cá cũng như nguồn tiền tài lợi lộc đổ vào nhà…”
Ở Nhật, Đài Loan và nhiều nơi khác hàng năm nhiều hội thi chép Nhật được tổ chức khá quy mô với nhiều giải thưởng lớn và niềm vinh dự tự hào cho những người thắng cuộc. Các câu lạc bộ và hội bạn nuôi chép Nhật mà uy tín và thể lực còn ảnh hưởng đến cả thương trường và chính trường!
Như vậy, có thể nói việc nuôi chép Nhật dã phát triển rất xa ngoài phạm vi nuôi chơi làm cảnh. Người ta “làm ăn” thông qua việc nuôi cá. Tất nhiên nuôi để sản xuất làm kinh tế cũng được đầu tư đáng kể và nhiều triển vọng.
Với chúng ta, kinh nghiệm nuôi cá lâu đời (và đặc biệt là cá chép), điều kiện thời tiết thuận lợi, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, tính linh hoạt sáng tạo, điều kiện kinh tế hiện nay… sẽ giúp chúng ta phát triển việc nuôi chép Nhật trong phạm vi, quy mô rộng lớn hơn sau các bước làm thử.
Các loại cá Chép Nhật
Xin điểm qua một số giống chép Nhật được ưa chuộng thường xuất hiện trong các hội thi ở Nhật Bản và Đài Loan.
1) Chép vàng “trà lý”
Hình chép vàng trà lý |
Theo hình trên, chép vàng này được nhập từ Nhật vào Đài Loan tháng 10 lúc đó có chiều dài 48 cm. Sau 14 tháng, đến 12 tăng thêm dược 24 cm dộ dài đạt 72 cm. Lúc chụp hình này đã là 75 cm.
Đặc điểm: cá ăn khỏe lớn nhanh, mắt sáng trong, màu sắc rất đẹp, màu nền là vàng nâu (tên Trà Lý một số tài liệu giải thích là do màu sắc của cá có màu nước trà và được mang tên trà) cá rất dạn người, biết nừng chủ như nói ở trên và là cá đầu đàn trong bể nuôi. Loài này rất gần với chép vàng Đức, chúng còn có cả màu đỏ và xanh lục. Tính rất thuần, dễ nuôi, lúc nhỏ màu lợt, lớn màu đậm.
Trà Lý mùa hè có màu trà đậm, mùa thu màu tươi hơn. Loài này rất được ưa chuộng, có thể nuôi để tạo thành cá cực lớn (được gọi là cư lý) tranh quán quân về thể trọng với dáng vẻ uy nghi hùng vĩ.
Các yêu cầu về chất lượng nưức, bể nuôi, thức ăn, bệnh tật V.V.. sẽ được giới thiệu sau.
2. Chép gấm “cẩm lý”
Hình chép hồng tùng diệp |
Cá có màu đỏ, hình trên có tên là “Hồng tùng diệp” tức là lá thông đỏ, dài 89 cm quốc tịch Nhật Bản đã từng xuất hiện ở hội thi chép Nhật, trong một thứ hạng cao trước khi dược đưa sang nuôi ở Đài Loan.
Ông chủ của chú chép này không phải là một nghệ nhân “lão tiền bối” mà chỉ là người mới nuôi cá có vài năm, điều đó chứng tỏ phần nào rằng nuôi chép gẫm không đến nổi quá khó khăn. Tác giả giới thiệu kinh nghiệm là tạo cơ sở (bể nuôi và chất lượng nước) tốt từ trước khi mua cá về. Do cá rất lớn cần có đủ không gian nên trong bể cỡ 60cm3 cũng chỉ nên nuôi 20 con (tất nhiên là số liệu khi cá lớn, còn loại nhỏ và vừa thì không cần đến như vậy). Cho ăn không theo một mức độ cố định máy móc mà căn cứ tình hình thực tế của cá cùng thời tiết cụ thể để tăng giảm lượng thức ăn và số bữa ăn. Ông cũng nói rằng chất lượng nước tốt là yếu tố quan trọng nhất, có nước tốt sẽ không lo về những chuyện rắc rối có thể xảy ra. Nhưng, xin lưu ý, ông có một nguồn nước suối tự nhiên mà chất lượng hơn hẳn nước máy nhiều phải chăng đó cũng là bí quyết thành công của ông chủ chép gấm khả kính này?
3) Chiêu hòa tam sắc
Hình chiêu hòa tam sắc |
Nếu cẩm lý đẹp như gấm thì Chiêu hòa như một loài hàng may mặc với ba màu đỏ – trắng – đen có bố cục rất hiện đại, thường được dùng cho các dạng thời trang cao cấp. Chép 3 màu này là một trong những điển hình đặc sắc của chép Nhật. Chúng cũng dễ nuôi, mau lớn, điều duy nhất cần chăm sóc đặc biệt là vấn đề thức ăn. Chất lượng dinh dưỡng đương nhiên là phải đảm bảo, cá mới có sức. Nhưng vấn đề sắc tố trong thức ăn Tất quan trọng, màu sắc cá có đẹp hay không do sắc tố quyết định. Ở nhiều nước, việc nuôi cá phát triển thường có thức ăn dược chế biến sẵn và dành riêng cho từng loài cá với chỉ dẫn rõ ràng nên không có gì khó khăn. Với ta không (hay chưa) có, cũng vẫn giải quyết được, tuy có phần mất công chút ít, vấn đề là phải quan sát và thử nghiệm, cần chú ý xem màu trắng không biến thành vàng, đỏ không nhạt dần là được. Nói chung nếu chất nước và thức ăn không hợp thì mọi màu sắc khác đều dần dần biến thành đen và từ đầu cá lan ra toàn thân.
Muốn cho cá có màu đậm và đẹp, cần cung cấp qua thức ăn để trong cơ thể chúng có những tế bào sắc tố (sản phẩm của da phân bố ờ tầng dưới da). Sắc tố đen (melanophore) sắc tố đỏ (erythrophore) và sắc tố vàng (xanthophore) cả ba loại sắc tô đó mới giúp cho chiêu hòa có đủ 3 màu.
Vậy thức ăn nào có đủ thứ như vậy? Chúng tôi nghĩ, nếu giải đáp theo khoa học và chính xác thì phải nhờ đến các Viện Nghiên cứu và các nhà khoa học mà cũng không dễ kiếm trong tự nhiên có loài thực phẩm nào có đủ các yêu cầu đó. Nhưng thực tế thì lại khác, hoàn toàn có thể thử nghiệm bằng nhiều loại thức ăn khác nhau (loài vẫn dùng để nuôi cá). Vấn đề quan trọng là theo dõi quan sát trong một thời gian nhất định sẽ có ứng nghiệm. Màu sắc nếu có biến đổi thì mắt thường có thể nhận biết. Cách này không khác chúng ta dùng nhiều loài thực phẩm khác nhau không mấy khi bị thiếu chất. Không nên quá bận tâm về vấn đề màu sắc khi ta chưa có dủ mọi điều kiện cần thiết. Cố gắng giữ đủ dưỡng chất để cá lớn mạnh, thiếu sắc tố có thể biến màu giảm sút vẻ đẹp đôi chút nhưng không có gì nguy hại dôi với chúng.
4) Chép “cửu văn long”
Hình cửu văn long |
Hình trên là Cửu văn long có nghĩa là rồng chín vân vì trên mình cá các vân (vằn) đen nổi lên rất rõ. Vẩy khá đều, trong hình không thấy rõ nhưng chủ nhân của chú cá này có giới thiệu là thân cá có màu nền xanh lam bói cá, cũng vì vậy nên chúng còn có tên là “Thu thúy cửu văn long” mà “thúy” chữ Hán là loài bói cá màu xanh biếc.
Đặc điểm dược chú ý nhiều hơn là ánh bạch kim rất sáng và đẹp trên thân cá (do những lớp phản chiếu của một chất bã mà thân không thải loại, chất này có tên là guanin nằm ở dưới da cá). Nhiều người còn đặt cho chúng một cái tên khác dựa trên vẻ đẹp hấp dẫn này: “Bạch kim cửu văn long”.
Cá này thuộc loại hiếm, cũng ít xuất hiện ngay trong các hội thi nhưng xin giới thiệu qua để lỡ gặp, các bạn dễ nhận dạng đầu chúng có mang một cái tên lạ rất dài và hoa mỹ thì ta cứ nôm na mà gọi chúng là chép 9 vằn.
5) Đan đỉnh ngân tùng diệp
Chép koi đan đỉnh ngân tùng diệp |
Lại một tên rất kêu. Hình trên, một Đan đỉnh rất được ưa chuộng. Cái tên Đan đỉnh là để chỉ rõ chúng có một đốm (hoặc khoanh hay mảng đỏ trên đầu, không phải cả đầu đỏ), tiếc rằng màu hơi nhạt và là màu đỏ gạch.
Nòi chép Nhật này cũng có ánh bạc rất lộng lẫy (chính vì vậy mà có chữ ngân trong tên cá). Chúng có lớp vẫy rất dều nhưng còn một điểm màu đen nhạt nơi gốc vảy rất đặc sắc (tùng diệp là lá thông).
Ánh bạc trên đầu cá càng đẹp, thể hiện ngay qua “đan đỉnh”. Hình chụp khi cá còn đang độ mau lớn nên chắc hẳn càng lớn màu sắc càng lộng lẫy.
6) Phú sĩ đen trắng
Hình phú sĩ đen trắng |
Chúng chỉ có 2 màu đen và trắng nhưng rất “sang”, đen sậm như nhung đen thật quý phái và trắng bạc tương phản dáng giá. Thường ánh bạc càng nổi rõ và đẹp nhất là mảng trắng trên đầu cá.
Phải chăng do vẻ đẹp kiêu sa đó mà người Nhật đã cho chúng mang tên Phú Sĩ (tên một ngọn núi rất đẹp ở Nhật Bản).
Trên đây, như đã trình bày, chỉ là điểm qua một số “mẫu” cụ thể kèm theo hình ảnh để các bạn dễ hành dung, không chỉ có 6, mà còn rất nhiều ở các dạng biến dị khác nhau xin được nêu một số dặc điểm chung nhất.
Được gọi là chép Nhật nhưng thực ra nhiều giống được phát triển từ chép Đức mà xuất xứ lại từ vùng Amazone Nam Mỹ và rất có thể có loài được nhập từ Đông Nam Á sang Châu Âu, cuối cùng về Nhật để mang tên chép Nhật rồi sẽ đi định cư ở một xứ khác. Do đó việc tìm lại nguồn gốc gia phả để phân định họ tộc theo khoa học và ngư học là chuyện không dơn giản và ngoài phạm vi kiến thức của chúng tôi. (Ngay cả về “một số giống chép Nhật” nêu ở trên cùng chỉ là theo cách nói thông thường, chưa xác định theo phân loại chuyên môn).
Các dạng biến dị cũng hết sức phong phú đa dạng, thậm chí biến đổi khác xa về màu sắc, dẫn đến lẫn lộn khó tránh.
Hình thu thúy biến dị |
Thí dụ: Thu thúy biến dị (hình trên) lại có nguồn gốc từ một giống chép Đức mà phần nhiều là màu vàng Hoàng lý có màu vàng nhạt khác Trà lý màu vàng nâu. Chỉ cần coi trong hình cũng thấy chúng có màu xanh da trời (!). Như ta đã biết thúy là bói cá, mà thu thúy lại xanh da trời? Ở Đài Loan người ta đặt tên chúng như vậy vi màu da cá đó dã làm cho họ liên tưởng đến … bầu trời mùa thu! Thân cá có màu đậm hơn với những vảy lớn. Dưới bụng lại có nhiều vân đỏ. Vây ngực có điểm màu đỏ và đen ngoài là xanh lam. Thu thúy này cũng như Hoàng lý Đức rất dễ ảnh hưởng bởi chất lượng nước. Chúng dễ dàng biến thành đen tu trở đi. Tất nhiên còn ảnh hưởng rất trực tiếp là chất sắc tố trong thức ăn. Như vậy có thể thấy, biến dị có thể biến vàng thành xanh và có khi nổi lên cả những điểm đỏ.
Nhưng biến dị cũng không phải là điều đáng ngại, biến dị tạo nên những cá thể đặc sắc.
Còn nhiều mẫu khác được giới thiệu trong các tạp chí chuyên ngành.
– Vạn tượng hồng – bạch (2 màu trắng và đỏ). – Trinh tạng đại chính tam sắc (3 màu đen vàng đỏ) – Khổng tước. – Hoàng lý (Chép vàng).
Tóm tắt và kết luận:
Qua các thông tin trên, có thể thấy các loại cá Chép Koi Nhật có nguồn gốc tể tiên là loài chép quen thuộc, phổ biến và dễ nuôi mà xuất xứ từ nhiều nơi trên thế giới. Nghệ thuật thưởng ngoạn cảnh vật thiên niên và cá cảnh Nhật Bản cùng với kỹ thuật nuôi và lai tạo tiên tiến đã đưa một số loài chép đẹp trở thành chép Nhật. Chép Nhật trong cá cảnh khác nào Bonsai trong nghệ thuật cây cảnh nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc điểm chung của chép Nhật là thể hình không khác biệt nhiều và vẫn mang dáng dấp của loài chép phổ thông (có thể tạm gọi là chép ta). Quan sát kỹ mới thấy được một vài giống có vây ngực tròn và rộng hơn. Nét khác biệt lớn nhất là về trọng lượng, kích cỡ và nhất là màu sắc.
Như vậy, muốn nuôi chép Nhật thành công, ngoài giống tất yếu không thể thiếu, nhưng có thể nói là loài nào cũng được Trà lý, Cẩm lý hay Hoàng lý v.v.. điều hết sức quyết định là bể nuôi mà đơn vị thể tích phải tính từ chục mét khôi trở lên (hệ thống nước được xử lý tốt theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật) và nguồn thức ăn tính bằng ký mà phải giàu chất dinh dưỡng và đủ sắc tố cần thiết cho màu sắc của cá.
Có điều cần được nói rồ: các điều kiện nêu trên là cần thiết tối thiểu cho một cách tính toán “bài bản” và như vậy tất phải có khả năng kinh tế đủ để đầu tư cho một công trình, lớn hay nhỏ cũng như xây một căn nhà, không đơn giản như nuôi mấy chú cá chọi trong bể kính thường thấy. Nhưng mặt khác, do dễ nuôi, cá lại có tập tính dễ thích nghi với môi trường như chép ta, nếu thích, các bạn vẫn có thế nuôi chép Nhật trong điều kiện có nhiều hạn chế.
Thí dụ: nếu dung tích bể nuôi quá nhỏ, chỉ có 1 m3 chẳng hạn. Bạn vẫn có thể nuôi dược vài chép Nhật có chiều dài cố 30 cm nếu bạn có được một bộ lọc tuần hoàn thật tốt và có lượng thay nước vừa phải. Thức ăn cho cá có thể tự chế, không mấy khó khăn. Thành công bước đầu sẽ giúp các bạn những kinh nghiệm thực tế để giải quyết các vấn đề cho bước phát triển sau.
Từ khóa » Cá Chép Gấm Là Gì
-
Cá Chép Gấm - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Cá Chép đỏ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bạn đã Biết Gì Về Loài Cá Chép Rồng? - Thiên Dương Koi
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Cá Chép Koi
-
Cá Sặc Gấm Có Dữ Không? Giá Bao Nhiêu? Mua ở đâu? Sinh Sản Thế ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Cảnh - Wiki Phununet
-
Quy Trình Sinh Sản Cá Chép Koi - Tạp Chí Thủy Sản
-
Thức ăn Cho Cá Koi Trong Từng Giai đoạn, Giúp Cá Mau Lớn Khỏe Mạnh
-
23 Dòng Cá Cảnh đẹp, Dễ Nuôi Nhất Tại Việt Nam - Thủy Sinh 4U
-
[PDF] NUÔI CÁ CHÉP NHẬT - Sở Tài Nguyên Và Môi Trường
-
Cá Chép Koi Của Nhật Bản đắt Tiền đến Mức Nào?
-
Cá Koi Sinh Sản Có Phải điềm Lành Không? Cách Cho Cá Koi Sinh Sản
-
14 điều Cần Biết Khi Nuôi Cá Koi Phong Thủy Lộc Tài Dồi Dào | Pet Mart