Các Loại Cán Vợt Bóng Bàn (tay Cầm) Và Ký Hiệu Viết Tắt

Các loại cán vợt bóng bàn (tay cầm vợt) và ký hiệu viết tắt

Tóm tắt nội dung

  • Các loại cán vợt
    • Cán cầm kiểu AN (viết tắt của Anatomic – ND)
    • Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (viết tắt CPEN – ND)
    • Cán loe FL (viết tắt Flared – ND)
    • Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (viết tắt JPEN – ND)
    • Cầm kiểu Vợt ngang
  • Cầm kiểu vợt dọc
    • Có 2 kiểu cán vợt dọc
    • Cán thẳng (cán ST)
    • Cầm kiểu Seemiller

Các loại cán vợt

Có vô vàn kiểu cán, mỗi nơi với nền văn hóa thể thao khác nhau và tùy tính sáng tạo – họ có thể tạo ra những cán vợt bóng bàn phù hợp nhất với tay cầm từng khu vực. Tuy vậy, chỉ có số ít tay cầm được phổ biến rộng vì phù hợp nhiều người.

Em tổng hợp một số cán sau, mời các bác tham khảo.

Cán cầm kiểu AN (viết tắt của Anatomic – ND)

Cán cầm kiểu AN cũng tương tự như cán loe (FL – Flared) nhưng có một vùng phình rộng ra ở khoảng giữa. Một số người thích kiểu cán này vì khi cầm, nó ăn khớp vào bàn tay tốt hơn.

AN cán vợt bóng bàn
Cán cầm kiểu AN

Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (viết tắt CPEN – ND)

Cán Vợt dọc kiểu Trung Quốc là dạng điển hình của loại cán vợt dọc, có cán ngắn hơn so với cán của vợt ngang. Có loại cán vợt dọc khác, đó là vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN)

Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (viết tắt CPEN – ND)
Vợt dọc kiểu Trung Quốc

Cán loe FL (viết tắt Flared – ND)

Cán vợt kiểu loe nhìn giống phần đáy quả chuông: nó loe ra về phía đuôi của cán. Cán loe là kiểu cán vợt được sử dụng phổ biến nhất.

Cán loe FL (viết tắt Flared – ND)
Cán vợt kiểu loe

Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (viết tắt JPEN – ND)

Cán Vợt dọc kiểu Nhật Bản là một dạng của loại cán vợt dọc, được gắn thêm vào một khối li-e (bấc – ND) khiến tay cầm khác đi một chút. Khối li-e này sẽ làm tăng độ ổn định khi sử dụng sự mềm dẻo của cổ tay.

Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (viết tắt JPEN – ND)
Cán Vợt dọc kiểu Nhật Bản

Cầm kiểu Vợt ngang

Cầm kiểu “Vợt ngang” là một điển hình của kiểu cầm châu Âu, trong đó đầu vợt hướng lên trên, và nhìn tay của bạn như đang sẵn sàng lắc tay người khác (bắt tay và lắc – ND)

cầm vợt ngang bóng bàn
Cách cầm vợt ngang trong bóng bàn

Các đấu thủ dùng kiểu cầm vợt ngang sử dụng cả mặt trước và mặt sau của vợt, trong khi những đấu thủ chơi vợt dọc chỉ sử dụng một mặt của vợt (tuy vậy những VĐV chơi vợt dọc hiện đại ngày nay thường sử dụng cả mặt sau của vợt).

Các phông vợt ngang có tay cầm (cán – ND) dài hơn so với các phông vợt dọc.

Cầm kiểu vợt dọc

Vợt dọc là một kiểu cầm vợt của người châu Á, trong đó đầu vợt hướng xuống dưới và nó được cầm theo cách mà người ta cầm cây bút hay bút chì.

Thường những người chơi vợt dọc không sử dụng mặt mút bên mặt trái tay (BH – ND) và chỉ chơi với mặt thuận tay (FH – ND) của vợt (tuy nhiên với lối đánh hiện đại ngày nay nhiều VĐV cũng sử dụng cả mặt trái tay).

cầm vợt dọc bóng bàn
Cầm vợt dọc bằng 2 ngón tay trên

Các phông vợt dọc thường có cán cầm ngắn hơn các phông vợt ngang.

Có 2 kiểu cán vợt dọc

Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (CPEN – ND)
Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (viết tắt CPEN – ND)
Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN – ND)
Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN – ND)
vợt dọc kiểu Nhật Bản

Cán thẳng (cán ST)

Cán Thẳng – ST (viết tắt của chữ Straight / Thẳng) là cán vợt ngang mà nó có cùng độ rộng từ đầu đến đuôi cán, khác với kiểu cán loe (cán FL) được làm rộng ra thêm phía đuôi cán.

vợt cán thằng

Cầm kiểu Seemiller

Đây là kiểu cầm vợt được phát minh bởi Danny Seemiller (Mỹ) trong đó ngón cái và ngón trỏ được đặt ở mặt sau của vợt và chỉ mặt thuận tay (mặt trước – ND) của vợt là được sử dụng (để đánh bóng – ND)

Cầm kiểu Seemiller
Cầm kiểu Seemiller

Chúc bạn tập luyện thành công, sớm trở thành cao thủ trong môn bóng nhựa này!

Nguồn tổng hợp và Bóng bàn Linkedin

5 / 5 ( 9 bình chọn ) Tweet

Từ khóa » Cán Vợt St