Các Loại Card Màn Hình (VGA) Và Thông Số Quan Trọng Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Card màn hình (VGA) và các thông số quan trọng thường gặp
>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng
>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp
>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì ? Vì sao bạn nên mua bàn phím cơ ?
Khi mua card đồ họa rời, chúng ta sẽ thường thấy các thông số sau đây:
GPU | NVIDIA® GeForce® GTX 1060 |
Core speed/clock | 1506 MHz |
Boost speed | 1708 MHz |
CUDA Cores | 1280 |
Video Memory | 6GB |
Memory Type | GDDR5 |
Memory Speed | 8Gbps |
Memory Bus Width | 192-bit |
Memory Bandwidth | 192GB/s |
GPU(Graphics processing unit) – Đơn vị xử lí đồ hoạ: Là con chip cốt lõi được sử dụng trong card màn hình. Là thành phần quan trọng nhất trong một chiếc card.
Bộ vi xử lí GPU trên card đồ họa
Core Speed: Còn được gọi là xung nhịp, là tốc độ xử lí lệnh của GPU được tính bằng MHz. Nhưng không phải lúc nào 2 con GPU có cùng Core Speed cũng sẽ cho ra tốc độ như nhau tại cùng thời điểm. Vẫn có nhiều thứ khác quyết định hiệu năng của một chiếc card như số lượng cores, dung lượng/loại bộ nhớ, kiến trúc,… cũng đóng vai trò rất quan trọng.
MSI AFTERBURNER - Phần mềm chỉnh Core Clock và các thông số khác
Boost Speed: Thông số này xuất hiện ở rất nhiều ở các VGA đời mới và nó khá giống với công nghệ Turbo Boost của Intel. Hiểu một cách đơn giản, Xung boost giúp card chạy ở mức xung nhịp cao hơn mức xung cơ bản, tất nhiên là điện năng tiêu thụ sẽ tăng theo. Tuy nhiên sẽ không lúc nào nó cũng chạy ở mức xung cao nhất được vì có một sự giới hạn về điện năng và ngưỡng nhiệt độ an toàn.
CUDA Core - Kiến trúc thiết bị tính toán hợp nhất:Là một kiến trúc tính toán song song do NVIDIA phát triển, giống như lõi kép, lõi tứ ở CPU. GPU của NVIDIA có thể chứa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn CUDA Core. Những CUDA Core này sẽ chịu trách nhiệm xử lí tất cả dữ liệu đi vào và đi ra GPU.
Video Memory – Bộ nhớ đồ hoạ: Là dung lượng bộ nhớ tạm thời của VGA, khá giống với RAM trên PC. Bộ nhớ càng nhiều thì sẽ càng tốt vì các phần mềm và game sẽ có thêm nhiều không gian để bung hiệu năng. Thông thường các nhà sản xuất card màn hình sẽ sử dụng bộ nhớ RAM vừa thích hợp với sức mạnh của card, nhưng đôi khi sẽ có nhiều phiên bản trên cùng một đời VGA (VD: GTX 960 2G/960 4G, 1060 3G/1060 6G). Lưu ý rằng nếu sử dụng đa màn hình hoặc các chương trình đồ hoạ chuyên nghiệp thì Video Memory cao sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.
Chơi càng nhiều màn hình thì VRAM cao sẽ có lợi thế hơn
Memory Type – Loại bộ nhớ: Đây là loại bộ nhớ được dùng trong card màn hình. Bộ nhớ thường được sử dụng trên VGA thường là GDDRx. Các thế hệ bộ nhớ về sau sẽ tốt hơn trước với tốc độ và băng thông được cải thiện. Lưu ý thông số này không liên quan đến bộ nhớ DDR của RAM.
Bộ nhớ đồ họa
Memory Speed – Tốc độ bộ nhớ: Là tốc độ bộ nhớ RAM của card được tính bằng MHz, hiểu đơn giản là tốc độ mà card có thể truy cập dữ liệu được lưu trữ trên RAM.
Memory Bus Width – Bus bộ nhớ: Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu năng của VGA. Tốc độ của bộ nhớ nhanh thì rất quan trọng, nhưng ngoài ra card đồ hoạ còn phải đáp ứng đủ “tải trọng” để đưa đủ thông tin. Về mặt kỹ thuật, Bus bộ nhớ càng cao thì lượng dữ liệu được card đồ hoạ truyền tải trong một chu kỳ sẽ càng lớn. Ví dụ, 1 card sử dụng bus 128 bits có thể truyền tải nhiều dữ liệu gấp đôi so với 1 card màn hình chỉ có 64 bits.
Bus bộ nhớ
Memory Bandwidth – Băng thông bộ nhớ: Là khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao thì hiệu năng của card sẽ được nâng cao hơn.
Các đời bộ nhớ
SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD): Là khả năng ghép 2 hoặc nhiều card màn hình cùng loại chạy song song, nhờ đó hiệu năng sẽ nâng cao đáng kể.
VR (Virtual Reality) Ready – Thực tế ảo: Công nghệ giúp người dùng nhập vai hoàn toàn bằng các giác quan vào thế giới ảo. Hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới
Virtual Reality - Thực tế ảo
Cổng kết nối: Là loại khe cắm mà các nhà sản xuất đã thiết kế để cắm vào. Đa số các loại card hiện nay đã sử dụng cổng PCI Express 3.0 x16 hoặc PCI Expresss 2.0 x16.
Các cổng PCI-E được bọc thép
Ngoài ra các bạn cũng nên để ý đến kích cỡ của card màn hình. Các card màn hình phổ thông chỉ cần cắm vào 1-2 cổng PCI-e, nhưng có các loại card xôi thịt lại chiếm đến 3 cổng nên sẽ hạn chế các thiết bị khác gắn vào. Đặc biệt có một số loại card màn hình có 3 fan tản nhiệt rất dài, một số loại case nhỏ sẽ có khả năng gắn không vừa.
Quá đắng lòng!
>>>Xem thêm: Các thế hệ của Chip Intel Core i và cách phân biệt chúng
>>>Xem thêm: CPU và các thông số quan trọng thường gặp
>>>Xem thêm: Bàn phím cơ là gì?
Từ khóa » Cách Coi Thông Số Vga
-
3 Cách Xem Card Màn Hình Trên Win 7, Win 8, Win 10 Hiệu Quả Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Xem Card Màn Hình Trên Windows đơn Giản, Nhanh ...
-
6 Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Nhanh Nhất, Chính Xác Nhất
-
3 Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Laptop Cực Dễ - Siêu Thị điện Máy HC
-
Hướng Dẫn Cách Xem Thông Số Card Màn Hình Laptop Máy Tính
-
[Video] Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Máy Tính Windows Cực đơn Giản
-
Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Có Bao Nhiêu GB | GIA TÍN Computer
-
Cách Xem Card Màn Hình, Kiểm Tra Card Màn Hình Rời, Onboard
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Có Hoạt động Không
-
Cách Kiểm Tra Card VGA Là Card Rời Hay Onboard - Thủ Thuật
-
Cách Kiểm Tra Card Màn Hình (Thông Số, Và Cấu Tạo) - HTTV
-
Tuyệt Chiêu Kiểm Tra Card Màn Hình Máy Tính Chưa Đầy 5 Phút
-
3 Cách Kiểm Tra Card đồ Họa Trên Máy Tính HIỆU QUẢ NHẤT
-
6 Cách Kiểm Tra Card Màn Hình Win 7, Win 8, Win 10 Hiệu Quả Nhất