Các Loại Cây Có Khả Năng Lọc Nước - Góc Xanh Mướt

Phương pháp làm sạch nước bằng các loại cây có khả năng lọc nước đang dần trở nên phổ biến và được đánh giá cao. Bài viết này sẽ chia sẻ 14 loại cây thủy sinh, lọc nước tốt nhất hiện nay. 

Nước sạch là một nguồn tài nguyên quan trọng, nhanh chóng trở nên khan hiếm vì dân số đang ngày càng tiêu thụ nhiều hơn và giảm lượng nước sạch bởi sự ô nhiễm môi trường. Ngoài ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn tài nguyên đất thì tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm cũng đang ở mức rất nghiêm trọng.

Các loại chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp tồn tại suốt thời gian hàng chục năm nay, chứa đầy các chất dầu mỡ, chất hữu cơ, các hóa chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh,… trực tiếp thải ra đất, ngấm dần xuống lòng đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, cũng là nguồn nước sinh hoạt của chúng ta. Những chất thải này rất nguy hiểm và việc ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ ung thư.

Trước tình trạng này, nếu như không có những biện pháp xử lý nước thải hợp tiêu chuẩn thì sẽ là một mối nguy hiểm đáng báo động đối với con người. Việc lọc, xử lý và làm sạch nước thải để tăng nguồn cung là cần thiết, nhưng những phương pháp này đắt tiền và đòi hỏi năng lượng quá mức. Vì vậy, phương pháp xử lý nước bằng thực vật đang ngày càng được đánh giá cao.

Cũng giống như một số cây trồng trong nhà có thể làm sạch không khí, một số cây thủy sinh có thể làm sạch nước. Kim loại nặng, vi khuẩn, dầu và các chất gây ô nhiễm khác có thể được loại bỏ với sự giúp đỡ của thực vật sống trong nước. Một số chất ô nhiễm này là kết quả của sự phân hủy của thực vật và động vật chết và những sinh vật sống. Mặc dù hầu hết các cây trồng đều rất hữu ích, nhưng có một số loại cây tốt hơn hẳn trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm:

  • 999 cây hoa trồng trước nhà đẹp thu hút tài lộc, vượng khí
  • Top 5 cây để bàn làm việc hợp mệnh thổ hút tài lộc

Mục lục

Toggle
  • Các loại cây có khả năng lọc nước tốt nhất
    • 1, Cây bèo tây
    • 2, Cây trầu bà
    • 3, Cây rau mác
    • 4, Cỏ đuôi ngựa
    • 5, Cây cỏ nến
    • 6, Cây sậy
    • 7. Cỏ vetiver
    • 8. Cây lưỡi mác
    • 9. Cây diên vĩ
    • 10. Cây Lan Ý thủy sinh
    • 11. Bèo nhật
    • 12. Cây thủy trúc
    • 13. Bèo rễ đỏ
    • 14. Rong đuôi chó
  • Tại sao nên dùng thực vật để lọc nước?

Các loại cây có khả năng lọc nước tốt nhất

1, Cây bèo tây

Bèo tây, hay còn được gọi bằng một cái tên phổ biến là lộc bình, lục bình, bèo Nhật Bản, có hoa màu tím rất đẹp là một trong số các loại cây có khả năng lọc nước tốt . Đây được đánh giá là một loài cây thủy sinh có khả năng lọc nước tốt, hấp thụ nhiều kim loại nặng, ví dụ như thủy ngân, chì,… Loài cây này là thân thảo, sống dưới nưới, trôi nổi trên mặt nước và có khả năng sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Cây cũng có thể sống trên cạn, hoặc vùng đầm lầy ẩm ướt, nhưng chủ yếu là sinh sống dưới nước.

Cây bèo tây
Cây bèo tây

2, Cây trầu bà

Cây trầu bà, mặc dù không thuộc loại cây thủy sinh, nhưng lại phổ biến trong việc nuôi cá. Ngoài việc lọc nước, lá cây còn có khả năng lọc không khí trong phòng vì thế điều đương nhiên nó sẽ nằm trong danh sách các loại cây có khả năng lọc nước tốt nhất.

Cây trầu bà đặc biệt hiệu quả trong việc hấp thụ nitrate và cung cấp oxy cho nước hơn so với nhiều loại cây thủy sinh khác. Có thể trồng cây trong bể cá bằng cách để thân cây ngập trong nước (lá trên cạn), tạo thành vật liệu lọc sinh học tuyệt vời cho bể cá. Bộ rễ cung cấp nơi trú ẩn cho cá và đồng thời hút nitrate có hại, giúp ngăn chặn sự phát triển rêu trong bể cá.

Việc trồng cây trầu bà trong bể cá không chỉ giúp giảm công việc chăm sóc bể mà còn giảm cần thay nước thường xuyên, làm cho quá trình nuôi cá trở nên thuận lợi hơn.

Cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà thủy sinh

3, Cây rau mác

Rất nhiều người đã biết loại rau này như một bài thuốc giúp giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn khử trùng và một số bệnh thông thường khác. Ngoài tác dụng làm dược liệu ấy thì loại cây này còn là một trong số các loại cây có khả năng lọc nước tốt , có thể xử lý các chất thải độc hại như Nitơ, Photpho, chì, và một số chất hữu cơ trong nước thải khác, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và cải thiện nguồn nước để không bị hôi thối, có màu đen.

Cây Rau Mác
Cây Rau Mác

4, Cỏ đuôi ngựa

Loài thực vật này có chứa thành phần rất giàu lượng acid silicic  và silicates, bên cạnh đó còn có chứa kali, manganese, aluminu,…rất hiệu quả trong việc đào thải lượng chất thải dư thừa có trong nguồn nước và làm sạch môi trường nước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra và áp dụng những đặc tính sinh hóa và tính năng của cỏ đuôi ngựa làm công thức lọc nước và xử lí nước thải rất hiệu quả. Loài cây này thường mọc vào khoảng đầu mùa xuân và mùa hè.

Cỏ Đuôi Ngựa
Cỏ Đuôi Ngựa

5, Cây cỏ nến

Loại cây này thường mọc thành các bụi, quần thể dày đặc, vị trí ven các hồ nước, hay đầm lầy. Cỏ nến này được đánh giá cao về tác dụng làm sạch nước, lọc và giảm thiểu các chất độc hại có trong nước thải, giúp nguồn nước ở nơi nó sinh sống trong sạch hơn, bớt các loại chất thải, các chất hữu cơ. Cây này còn có thể chống xói mòn đất rất tốt. Bởi những tính năng như vậy nên cây cỏ nến thường được dùng trong nghiên cứu và ứng dụng sinh vật học.

Cây cỏ nến
Cây cỏ nến

6, Cây sậy

Có một loài sinh vật có khả năng phân hủy và hấp thụ các chất kim loại nặng, chất hữu cơ trong nước thải, sống ở phần rễ của cây sậy. Bởi thế nên tác dụng của cây sậy chính là làm sạch nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước gần những nơi thải ra nhiều các loại chất thải y tế. Ngoài ra, cây này còn giúp tăng hàm lượng khí oxi trong các bể cát, bể cá cảnh nên cũng được dùng nhiều với mục đích này.

Các bãi sậy được xem như một hệ thống sử lý nước
Các bãi sậy được xem như một hệ thống sử lý nước

7. Cỏ vetiver

Cỏ vetiver, giống như cây sả, mọc thành bụi nhỏ với chân rễ sâu dưới lòng đất có thể dài tới 3,6m. Thân cây mọc thẳng đứng và rất cứng cáp. Loại cây này có khả năng chịu hạn và chịu nước cao, ngay cả trong điều kiện ngập nước và ô nhiễm nặng, nó vẫn phát triển bình thường.

Tính năng lọc nước của cỏ vetiver tập trung ở rễ. Rễ của cây chứa các loại vi khuẩn và nấm, có nhiệm vụ hấp thu các chất hữu cơ và kim loại nặng từ môi trường. Vì thế nó xứng đáng nằm trong danh sách các loại cây có khả năng lọc nước tốt nhất ngoài tự nhiên.

Cỏ vetiver
Cỏ vetiver

8. Cây lưỡi mác

Cây Lưỡi mác là loại cây thủy sinh phổ biến, có khả năng chịu bóng, phát triển tốt trong môi trường nước và đủ ánh sáng. Thường được trồng trong các ao, hồ nhân tạo, và làm cây thủy sinh trong tiểu cảnh nước sân vườn biệt thự. Đặc biệt, cây lưỡi mác cũng được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong hồ cá tại các quán café và nhà hàng.

Cây lưỡi mác
Cây lưỡi mác

9. Cây diên vĩ

Hoa Diên Vỹ, được chọn làm quốc hoa của nước Pháp, mang ý nghĩa tôn giáo với 3 cánh hoa tượng trưng cho Chúa 3 ngôi – biểu tượng của sự hợp nhất giữa Cha, Con và Thánh Thần.

Cây Diên Vỹ thường ra hoa chủ yếu vào mùa hè và có khả năng chống chịu thời tiết tốt, làm cho nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Cây này phát triển mạnh mẽ và có thể sống cả trong đầm lầy và trên cạn. Khả năng lọc nước của hoa Diên Vỹ cũng là một trong những đặc điểm tích cực, giúp cải thiện chất lượng nước trong môi trường sống của nó.

Cây diên vĩ
Cây diên vĩ

10. Cây Lan Ý thủy sinh

Cây Lan Ý thủy sinh không chỉ làm đẹp không gian mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, nguồn nước. Nó hiệu quả trong việc hấp thụ các chất gây ung thư như formaldehyde, benzen, và trichloroethylene. Đặc biệt, cây này còn giúp hấp thụ các bức xạ nhân tạo từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, lò vi sóng, và đồ điện tử khác.

Nhờ những tính năng này, cây Lan Ý thủy sinh trở thành lựa chọn phù hợp để trang trí bàn làm việc, quán cà phê, hay bàn uống nước.

Cây Lan Ý thủy sinh
Cây Lan Ý thủy sinh

11. Bèo nhật

Bèo Nhật Bản là loại thực vật thủy sinh. Chúng tồn tại dưới dạng thảo mộc và có khả năng sống trôi nổi theo dòng nước. Lục bình nhanh chóng sinh sản và có thể tồn tại cả trên cạn và trong môi trường ẩm ướt, chủ yếu sống dưới nước.

Đặc biệt,loài cây này là khả năng hấp thu các kim loại nặng như chì, thủy ngân, và các chất độc hại khác từ môi trường nước.

Bèo nhật
Bèo nhật

12. Cây thủy trúc

Đây là một loại thực vật có thể phát triển rất mạnh mẽ trong một môi trường dưới nước. Cây có khả năng làm sạch và lọc nước, giảm thiểu các chất độc hại có trong các chất thải tồn tại trong môi trường nước. Cây có vẻ đẹp nhã nhặn, giản đơn mà thanh lịch nên còn được sử dụng để trang trí sân vườn, nhà cửa, các hồ nước. Cây thủy trúc có thể trồng được trong chậu, hoặc trong hồ cá nhân tạo, bể cát,…

Cây Thủy Trúc Được Dùng Làm Sạch Sông Tô Lịch
Cây Thủy Trúc Được Dùng Làm Sạch Sông Tô Lịch

13. Bèo rễ đỏ

Bèo rễ đỏ là loại bèo phổ biến được ưa chuộng trong việc nuôi trong bể cá, vượt trội so với bèo Nhật. Bèo này có bộ rễ rộng to, mang màu đỏ đặc trưng, không chỉ ở rễ mà cả lá cũng có thể chuyển sang màu đỏ khi có đủ ánh sáng.

Với khả năng phát triển nhanh chóng, bèo rễ đỏ có thể lan rộng khắp bể cá trong thời gian ngắn. Đây là loại bèo phù hợp cho các loại bể có dòng chảy chậm và ít động trên mặt nước.

Khả năng hút dinh dưỡng dư thừa trong nước, khả năng xử lý vấn đề rêu hại, và cung cấp chỗ trú ẩn cho các loài tép và cá nhỏ là những đặc tính tích cực của bèo rễ đỏ, giúp nâng cao môi trường sống trong bể cá.

Bèo rễ đỏ
Bèo rễ đỏ

14. Rong đuôi chó

Rong đuôi chồn có cấu trúc lá tạo thành những cụm tròn với nhiều nhánh quanh thân, mỗi nhánh chia làm hai khi đi lên cao về phía ngọn.

Đây là loại cây thủy sinh có khả năng lọc nước tuyệt vời, đặc biệt trong việc xử lý nitrate và dinh dưỡng dư thừa khác trong nước. Tuy nhiên, vấn đề bạn có thể gặp phải khi trồng rong đuôi chó là tốc độ mọc và phát triển nhanh chóng, đòi hỏi việc cắt tỉa thường xuyên.

Rong đuôi chó là lựa chọn hoàn hảo trong các loại cây có khả năng lọc nước, vì tán lá của cây có thể cung cấp nơi trú ẩn cho cá con thoát khỏi cá bố mẹ hoặc các loài cá khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rong đuôi chó lớn nhanh và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số loại cây khác trong bể, do chúng hút hết dinh dưỡng và có thể che ánh sáng của cây phía dưới.

Rong đuôi chó
Rong đuôi chó

Tại sao nên dùng thực vật để lọc nước?

  • Đây là phương pháp tự nhiên thân thiện với môi trường, hiệu quả mà không gây hại như nhiều biện pháp xử lí khác.
  • Vì là phương pháp tận dụng các loài cây có trong tự nhiên nên không tốn kém các chi phí xử lý nước thải bằng những biện pháp khác. Đây cũng là những loài cây không cần chăm sóc, sống gần như hoang dã, không tốn chi phí cho thuốc trừ sâu, phân bón hay hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Những loài cây này rất đẹp, tăng thêm vẻ đẹp cho môi trường, phát triển tốt và có thể trồng để trang trí cảnh quan và làm đa dạng sinh học.
  • Cây vừa lọc nước, vừa lọc không khí, làm giảm ô nhiễm không khí.

Các loại cây có khả năng lọc nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một khu vườn hoặc ao nước lành mạnh. Chúng không chỉ hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy vào trong nước, cải thiện môi trường nước, mà còn hấp thu chất dinh dưỡng và các chất độc hại từ nước. Sự giảm chất dinh dưỡng này dẫn đến nước sạch hơn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hơn. Việc sử dụng thực vật làm sạch nước nên được áp dụng rộng rãi để bảo vệ nguồn nước một cách đơn giản, hiệu quả mà không hề tốn kém chi phí.

Từ khóa » Cây Có Rễ Lọc Nước