Các Loại Cây ưa Nắng được Yêu Thích Năm 2019

Đa số cây xanh trong tự nhiên đều có khả năng chịu nắng, một số khác lại thích bóng râm. Khi người yêu cây đem những cây xanh ấy trồng làm cảnh, khả năng chịu hạn của cây cũng phần nào giảm bớt. Bởi môi trường nhân tạo trong chậu không thể nào bằng môi trường ngoài thiên nhiên. Đồng thời, cây trồng cảnh cũng có chiều cao và khả năng chống chọi với thời tiết kém hơn cây hoang dã. Dưới đây là tổng hợp một số loại cây ưa nắng được yêu thích năm 2019. chịu nắng cực tốt, mặc dù trồng trong chậu nhưng bạn vẫn có thể đặt ngoài nắng gắt thoải mái.

Cây xương rồng

Dẫn đầu bảng xếp hạng luôn là cây xương rồng, thậm chí có thể sinh trưởng tốt ở nơi khô cằn như sa mạc thì với những điều kiện môi trường bình thường như ở Việt Nam đều sẽ dễ dàng chăm sóc hơn. Tuy nhiên, nếu cây xương rồng đã là loại chịu nắng tốt và cần ít nước thì khi chăm sóc cũng đòi hỏi phải đặt cây ở nơi có ánh nắng tốt, không tưới quá nhiều nước tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây. Đối với xương rồng trồng cảnh thì cần tưới nước cho cây khoảng 1 lần/tuần để cây không bị khô héo bởi thân quá nhỏ nên chứa ít nước hơn cây ngoài tự nhiên.

Cây sen đá

Cũng giống như Xương Rồng, Sen Đá là loại cây mọng nước chịu nắng, chịu hạn tốt. Cây có nhiều loài, nhưng đặc điểm chung là lá xếp tầng xoay tròn từ gốc. Một số loài càng phơi nắng càng có màu đẹp như Sen Đá đỏ lá ngắn, Sen Đá Dạ Quang, Sen Đá Viền Lửa, Sen Đá Phật Bà, … Cây là biểu tượng của tình bạn, tình yêu bền chặt và lâu dài, nên thường được chọn làm cây cảnh quà tặng.

Cây lô hội

Lô Hội chịu được nắng hạn cũng bởi vì cây trữ nước trong lá mọc từ gốc. Cây được các bạn nữ yêu thích nhờ vào tác dụng làm đẹp da của thịt lá. Bạn có thể đắp mặt nạ trực tiếp từ phần thịt đó hoặc xay sinh tố, nấu nước uống cũng đều nhận được kết quả tương tự. Bên cạnh đó, cây thanh lọc không khí khá tốt cũng như có thể tô điểm không gian nên cũng được ưa chuộng trồng làm cảnh. Nơi thích hợp đặt chậu Lô Hội là nơi có nhiều nắng như kệ cửa sổ, ban công, sân thượng, …

Cây Sống Đời

Họ lá mọng nước còn có một giống cây khác là cây Sống Đời. Cái tên đặc biệt như vậy nói lên sức sống mạnh mẽ của cây. Cây chịu hạn cực tốt, rất thích nắng, thậm chí sẽ chết nếu được trồng ở nơi ẩm ướt, ngập nước. Lá của cây nếu rơi xuống đất, từ mép lá sẽ mọc ra những cây con.

Trong dân gian, lá cây này thường được rửa sạch, giã nhuyễn và bôi lên vết bỏng (không có vết thương hở), làm dịu và làm lành nhanh. Do đó nó còn có tên gọi là cây Lá Bỏng. Cây Sống Đời nở hoa rất đẹp với nhiều màu hoa sặc sỡ như: vàng, cam, hồng, đỏ, trắng, … Chính vì thế mà cây này được trồng làm cảnh hoặc quà tặng trong nhiều dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tình nhân, ngày của Mẹ, …

Cây Ngũ Gia Bì

Ngoài tự nhiên, cây Ngũ Gia Bì có thể là cây cổ thụ cao đến 5-6m. Cây vươn cao đón nắng, thích nơi khô ráo, lá xanh tốt quanh năm. Khi cây trồng chậu làm cảnh thì chiều cao bị hạn chế, chỉ còn tầm 50cm đến 1m. Tuy nhiên, Ngũ Gia Bì vẫn là cây cảnh chịu được nắng. Ngoài tác dụng làm cảnh, cây Ngũ Gia Bì còn là cây phong thủy có ý nghĩa mang lại bình an, hòa thuận, điềm lành cho người trồng. Mặt khác, đây cũng là khắc tinh của các loài côn trùng, nhất là muỗi.

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ cũng thuộc dòng cây lá trữ nước, lá mọc từ gốc và không có thân. Tuy nhiên, cây này lại có lá khá cứng cáp, vươn thẳng chắc chắn. Do đó, khả năng chịu hạn của cây tốt hơn những dòng cây lá mềm khác rất nhiều. Cây không ưa ẩm, thích nắng nhưng vẫn sống tốt trong bóng râm.

Cây Kim Tiền

Gợi ý cuối cùng về cây cảnh chịu nắng tốt là cây Kim Tiền. Cả lá và thân cây đều mọng nước, lá xanh bóng nhẵn, thân tròn mập mạp ở gốc, nhỏ dần lên ngọn. Kim Tiền là cây cảnh phong thủy số một được ưa chuộng bởi mang đến tiền tài, phú quý, may mắn cho gia chủ.

Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế có đặc tính sinh trưởng nổi bật là ưa sáng, thích nhiệt độ cao, càng nắng càng căng tràn sức sống, xanh tốt quanh năm. Dáng vẻ uy nghi, vững chắc của cây giúp nó trở thành cây trang trí nơi tiền sảnh những công trình kiến trúc sang trọng. Đây là cây cảnh chịu nắng được lựa chọn nhiều nhất trồng ngoài trời như canh gác, bảo vệ không gian.

Cây huyết dụ

Còn có tên gọi khác là thiết dụ, phất dũ, hồng trúc, tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth, thuộc họ Huyết Dụ (Asteliaceae). Huyết dụ là một loài thực vật có hoa trong họ măng tây. Cây huyết dụ được trồng làm cảnh rất phổ biến ở nước ta, theo phong thủy còn có ý nghĩa bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi mọi thế lực ma quỷ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, rễ, lá và hoa của cây là một trong những vị thuốc dân gian chữa bệnh tuyệt vời.

Cây tùng cối

Hay còn gọi là cây duyên tùng, tùng búp có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii, có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tùng cối thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm và xanh quanh năm. Tùng cối có vẻ ngoài rất đặc biệt từ hình dáng đến chi tiết. Thân cây màu nâu vàng với lớp da dầy, nhiều vết nứt nẻ,sần sùi mang nét già cỗi, đậm chất phong trần, sương gió. Nhựa tùng có hương thơm mang vị hăng hăng khá đặc trưng. Cành cây khi còn nhỏ rất dẻo nên dễ uốn, dễ tạo dáng, tuy nhiên thân cây có lõi màu đen rất cứng nên khi muốn uốn cây nghệ thuật thì khá khó.

Cây tùng cối cực kỳ khỏe mạnh, thích nghi nhanh ở mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất , không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Phải nhấn mạnh rằng, tùng cối không cần phải chăm sóc nếu trồng dưới đất,khi trồng chậu để tạo dáng bosai thì quan trọng nhất là việc tạo hình.

Hoa dạ yến thảo

Cây Dạ Yến Thảo có tên Khoa Học : Petunia hybrida Vilmor. Dạ Yến Thảo là một chi được trồng rộng rãi của thực vật có hoa có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, đòi hỏi làm đất kỹ, nhân giống từ hạt và giâm cành. Người ta thường trồng Dạ Yến Thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại Dạ Yến Thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp.

Hoa huỳnh anh

Cây hoa huỳnh anh những bông hoa hình chuông màu vàng rực rỡ, nổi bật trên nền lá xanh bóng đầy sức sống đem đến cho không gian cây xuất hiện một vẻ đẹp tươi vui, đầy quyến rũ. Sắc xanh hy vọng của lá và sắc vàng rực của hoa huỳnh anh biểu tượng cho niềm tin, sự chiến thắng, thành công mang đến những điều tốt lành cho gia chủ.

Cây hoa huỳnh anh còn được biết đến với tên gọi dây công chúa, cây hoàng anh, dây huỳnh, có tên khoa học Allamanda cathartica L., thuộc họ Trúc Đào – Apocynaceae, có nguồn gốc từ Brazil. Cũng giống với các loài thuộc họ trúc đào, trên thân huỳnh anh có nhựa mủ màu trắng có độc tính. Cây hoa huỳnh anh thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, phát triển nhanh, ít sâu bệnh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt. Huỳnh anh ưa nắng, sáng, trồng nơi rộng rãi, thoáng gió. Trồng nơi cớm nắng cây vẫn phát triển nhưng cành nhánh vống vươn dài, lá mướt nhưng ít hoa, không kén đất có thể trồng trên mọi loại đất, kể cả đất xấu yếu, ít dinh dưỡng hoặc khô cằn sỏi đá tuy nhiên đất kiềm nặng thì làm lá cây bị rụng. Loại đất ưa thích là đất thịt, nhiều dinh dưỡng, màu mỡ, thoát nước tốt, lá cây sẽ xanh bóng, hoa thì cực to, sắc vàng đậm đà.

Cây lộc vừng

Là một trong những loại cây cảnh khá được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, nó là một trong những loại cây phong thủy quý theo phong thủy của người phương Đông chúng ta. Cây lộc vừng còn có tên thường gọi là cây mưng thuộc bộ tứ cây phong thủy quý của người phương đông: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Tên khoa học của cây lộc vừng là Baringtoria acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangula.

Cây lộc vừng là cây ưa nắng nhưng cũng là cây cần nhiều nước để phát triển, nên khi trồng lộc vừng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ cho cây, ngày nắng thì tưới nhiều hơn các ngày bình thương. Khi thấy đất có dấu hiệu trắng có nứt tức là đất đang thiếu nước, cần thêm nước cho cây ngay. Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây lộc vừng có thể ra hoa tự nhiên sai hoa, hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích. Còn nếu được trồng trong các khuôn viên hẹp thiếu sáng thì chúng ta cần kích thích hoa mọc trước 3 tháng khi chúng ta muốn cây nở hoa đúng vào dịp nào đấy như ngày tết chẳng hạn.

Cây đa

Đều thuộc họ dâu tằm Moraceae, nó có thể phát triển thành cây khổng lồ, tán lá của nó có thể che phủ đến vài nghìn mét vuông. Cây đa có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới, trong vùng rộng lớn của Châu á từ Ấn độ tới Myanma, Thái lan, Đông nam á, nam Trung quốc, Malaisia… Cây đa thường nhạy cảm với thời tiết thay đổi nhiệt độ có thể làm cho lá rụng, nên cần chăm sóc và để cây ở những nơi có nhiệt độ ôn hòa, thương xuyên tưới nước khi đất bị khô.

Ở trên là các loại cây cảnh có thể chịu nắng hạn, không thích ẩm ướt. Vì đặc tính như vậy, khi trồng cây bạn nhớ lưu ý cách chăm sóc, đừng tưới nhiều nước và hãy mang cây phơi nắng thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển.

-> Xem thêm Các loại cây ưa bóng râm có thể trồng ngay trong nhà

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:

Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0961 470 670

Email: luoitrangia@gmail.com

Từ khóa » Cây Cớm Nắng