Các Loại Chứng Chỉ Về Phụ Trợ Bảo Hiểm Và Nguyên Tắc Công Nhận ...

Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm... Đọc thêm Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh... Đọc thêm 6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết... Đọc thêm 91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả... Đọc thêm Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng... Đọc thêm - 04 / 11 / 2019 - Các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và nguyên tắc công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp

Ngày 16/09/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2019. Theo đó, Thông tư quy định chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm các loại sau: – Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm; – Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm; – Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm; – Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Trong đó, chứng chỉ tư vấn bảo hiểm, chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm, chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Còn chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm được chi tiết theo bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không. Đối với nguyên tắc công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp Thông tư quy định cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau: Có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm: Chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp sau khi cá nhân thi đỗ kỳ thi do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi chứng chỉ; hoặc Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd; hoặc Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam cấp. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải đảm bảo tương ứng với từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đề nghị được công nhận tại Việt Nam. Làm hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm). Thông tư áp dụng đối với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm); Các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có chức năng đào tạo về bảo hiểm; Cá nhân dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp có yêu cầu được công nhận tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp, công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

Doanh nghiệp lừa dối nhận ưu đãi chuyển giao công... Quy định mới khi chuyển CMND sang Căn cước công dân

Từ khóa » Chứng Chỉ Cii