Các Loại Chứng Từ Kế Toán Trong Ngân Hàng - Kế Toán Đức Minh

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng - Kế toán Đức Minh 21/09/2017 02:16

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là gì và có những loại nào? Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều bạn kế toán còn hoang mang chưa hiểu rõ. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh sẽ chia sẻ tới bạn đọc cùng nắm rõ nhé!

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng - Kế toán Đức Minh

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là các căn cứ chứng minh bằng giấy tờ hoặc vật mang tin cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Là cơ sở pháp lý để hạch toán ghi sổ sách kế toán tại tổ chức tín dụng.

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng kahs đa dạng về chủng loại. Số lượng chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày nhiều vô số.

1.Phân loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

a.Theo chế độ kế toán.

Căn cứ theo chế độ kế toán thì có thể phân chia cụ thể như sau:

+ Hệ thống chứng từ kế toán trong ngân hàng bắt buộc: là hệ thống các chứng từ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành. Các đơn vị sử dụng chứng từ không được phép thêm bớt bất kỳ yếu tố nào trên chứng từ.

VD: Những chứng từu liên quan đến các giao dịch thanh toán với khách hàng và giữ các ngân hàng với nhau như Séc, Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng L/C…

+ Hệ thống chứng từ hướng dẫn: do các ngân hàng thiết lập theo một số đặc trưng cụ thể, riêng biệt của từng ngân hàng đó và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng.

CD: Giấy gửi tiền, rút tiền, phiếu thu, chi, giấy nộp tiền mặt…

b. Theo địa điểm thiết lập.

+ Chứng từ nội bộ: Là chứng từ do chính Ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tạo ngân hàng.

+ Chứng từ bên ngoài: do các ngân hàng khác chuyển đến để thực hiện các nghiệp vụ phát sinh.

c. Theo mức độ tổng hợp của chứng từ.

+ Chứng từ đơn nhất: là những chứng từ chỉ phán ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Chứng từ tổng hợp: là những chứng từ phán ảnh nhiều nghiệp vụ phát sinh.

d.Theo mục đích sử dụng và nội dung chứng từ.

+ Chứng từ tiền mặt: là những chứng từ liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thu chi tiền mặt.

+ Chứng từ chuyển khoản: là những chứng từ khách hàng lập để yêu cầu chuyển tiền cho các ngân hàng khác.

e. Căn cứ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

+ Chứng từ giấy: là những chứng từ do ngân hàng hay khách hàng trực tiếp lập trên giấy.

+ Chứng từ điện tử: chủ yếu là các chứng từ được dùng cho mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng với nhau.

f. Theo công dụng và trình độ ghi sổ của chứng từ.

+ Chứng từ gốc: những chứng từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Chứng từ ghi sổ: là chứng từ do ngân hàng lập ra và làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

+ Chứng từ liên hợp: là những chứng từ thể hiện cả 02 chức năng.

chứng từ

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

2. Kiểm soát chứng từ.

Các loại chứng từ cần được kiểm soát một cách chặt chẽ trước và sau cũng như trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế nhằm giảm thiểu tối đa nhất những sai sót có thể xảy ra.

Quy trình kiểm soát chứng từ cụ thể như sau:

+ Kiểm soát trước: được thực hiện do giao dịch viên thực hiện ngay khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng.

+ Kiểm soát sau: do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận đượcc hứng từ từ bộ phận giao dịch viên, thủ quỹ chuyển đến trước khi thực hiện ghi chép vào sổ sách kế toán.

Kiểm soát viên là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao và có khả năng kiểm soát tương đương kế toán trưởng.

3. Luân chuyển chứng từ.

Luân chuyển chứng từ là quy trình, trật tự các bước, giao đoạn mà chứng từ phải được trai qua từ khi có phát sinh đến lúc hoàn thành ghi sổ kế toán và được đưa bảo quản lưu trữ.

Các bước luân chuyển chứng từ cụ thể như sau:

B1: Thu nhận, lập chứng từ

B2: Kiểm tra các chứng từ.

B3: Thực hiện lệnh thu chi

B4: Kiểm tra cuối ngày và tổng hợp chứng từ đã phát sinh.

B5: Sắp xếp và xử lý, tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ.

4. Bảo quản, lưu trữ các loại chứng từ.

Chứng từ kế toán chỉ được phép để ở phòng kế toán trong vòng 01 năm. Và sau đó phải được bảo quản lưu trữ đúng nơi quy định.

Khi bàn giao toàn bộ hồ sơ cho thủ quỹ lưu trữ, bộ phận kế toán phải thực hiện đầy đủ các thủ tục giao nhận để tránh trường hợp thiếu xót.

Việc thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Dễ tra cứu: Chứng từ kế toán phải được lưu trữ một cách khoa học, theo một trật tự nhất định, theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian.

+ Không được thất lạc: Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền Nhà nước mới được tạm giữ, tịch thu hay niêm phong chứng từ kế toán. Vì vậy lưu trữ cần hết sức cẩn thận, tránh trường hợp thất lạc chứng từ.

+ Thời gian bảo quản: bảo quản theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về thời gian lưu trữ từng loại chứng từ kế toán.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết có liên quan

>>> Cách sắp xếp, lưu trữ chứng từ kế toán hợp lý

>>> Những Lưu Ý Trong Việc Xử Lý Chứng Từ Với Kế Toán Thu - Chi

>>> Hướng dẫn cách ghép, đóng chứng từ kế toán sao cho hợp lý, dễ tìm.

>>> Hướng dẫn sắp xếp chứng từ, báo cáo kế toán

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Huyen Babi-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806 Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883 Cơ Sở 3: Phòng 2516, tầng 25, tòa nhà SDU số 143 Trần Phú, Hà Đông,HN (ngay điểm ga tàu điện Văn Quán) - 0339.421.606

  • Chia sẻ
  • Tweet

Từ khóa » Chứng Từ Kế Toán Ngân Hàng Gồm Những Gì